Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

"Phật ngọc" chỉ là sản phẩm xuyên tạc Ðức Phật Thích Ca?

 

Thiên Ðức

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Namo tassa bhagavato arahato sammasambuddhassa.

Tất cả phải cảnh giác xin đừng mê muội!

? ? ?

Theo lời tuyên bố của chủ nhân, ông Ian Green: bức tượng phật bằng ngọc cho hòa bình thế giới (?) là tác phẩm sao y (copy) tượng phật trong Bảo Tháp Ðại Bồ Ðề (Mahabodhi Stupa) ở Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ)

 

(Hình minh họa số 1)

 

Sau khi so sánh hai tác phẩm, cho thấy ông Ian Green đã xảo trá lừa bịp mọi người và cố tình xuyên tạc Ðức Phật Thích Ca một cách tinh vi như sau:

1)- Tượng Phật “vàng” tại Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ): là hình ảnh Ðức Phật Thích Ca đang thiền với tư thế ngồi kiết Già hai tay bắt “Ấn súc địa” theo giải thích của từ điển Phật học, tác giả Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách của nhà xuất bản Thuận Hóa Huế 1999. Trang 26 ghi rõ: 4. Ấn súc địa (bhùmissparsa-mudrà): tay trái hướng lên đặt ngang bụng, tay mặt chỉ xuống, lưng tay mặt xoay tới trước. Ðó là ấn quyết mà Ðức Phật Thích Ca gọi là thổ địa chứng minh mình đạt phật quả và cũng là dấu hiệu của sự không lay chuyển, vì vậy - Bất động Phật (s:aksobhya) cũng hay được trình bày với ấn này.

 

Những điểm lưu ý ở đây:

- Hai tay bắt ấn là một động tác không thể thiếu trong lúc thiền định.

- Ngón tay cái của bàn tay trái khép lại sát lòng bàn tay.

- Không hề sử dụng bình bát trong lúc ngồi thiền.

 

2)- Tượng phật bằng ngọc có sự khác biệt bàn tay trái cong lên và ngón tay cái mở ra để nâng cái bình bát hoàn toàn khác với bàn tay trái của tượng “vàng” ngón tay cái khép sát vào nhau trong tư thế bắt ấn.

 

(Hình minh họa số 2)

Như vậy, hình ảnh Ðức Phật Thích Ca qua bức tượng bằng ngọc không phải ngồi thiền, vì hai tay không bắt ấn mà là đang ngồi ôm bình bát khất thực.

Vậy bức tượng bằng ngọc hình Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực có thể xuất hiện ở đâu? Có hai trường hợp để lý giải:

Theo lịch sử phật giáo, sau khi Ðức Phật Thích Ca tu thành chánh quả, mới bắt đầu rao giảng giáo lý, lập chùa, thu thập đệ tử và phật tử, như vậy trong chùa lúc nào cũng có người lo việc trai tăng, hộ pháp, phật tử cúng dường đều thông qua ban quản lý chùa, như vậy không thể có hình ảnh Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực tại chùa.

Ông Ian Green muốn đưa ra thông điệp gì qua hình tượng này? Phải chăng đó là

“Ðức phật Thích Ca không hề thiền, và giác ngộ, chỉ là một người biếng nhác ôm bình bát ngồi một chỗ chờ phật tử cúng dường nuôi dưỡng mà thôi” (?)

Ðiều này hoàn toàn trái với sự tích đức Phật từng là một hoàng tử từ giã địa vị cao sang giàu có xuất gia, giải thoát chúng sinh. Ðây là một nghịch lý.

 

(Hình minh họa số 3)

 

Hình ảnh Ðức Phật Thích Ca ngồi khất thực tại nơi chốn công công với tấm y choàng nữa vai, hở vú là một sự lăng nhục phật giáo, sự xúc phạm nghiêm trọng hình ảnh thiêng liêng của Ðức Phật. Một đấng giác ngộ toàn năng.

 

(Hình minh họa số 4)

 

Tóm lại qua phân tích trên, tượng Phật bằng ngọc ngồi khất thực chỉ là  xuyên tạc, ngụy tạo chứ không phải là tác phẩm sao y (copy) tượng phật trong Bảo Tháp Ðại Bồ Ðề ở Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ấn Ðộ)

Ông Ian Green người Úc, một nhà kinh doanh ngọc, không phải là một nhà nghiên cứu phật học, cũng không phải là một tu sĩ phật giáo, tại sao lại bịa đặt ra một hình ảnh hoàn toàn không hề có thật trong suốt đời sống của Ðức Phật lúc còn tại thế?

Sự kiện này làm tổn thương nghiêm trọng niềm tin thiêng liêng vào đấng giác ngộ Thích Ca Mâu Ni của hàng hàng, lớp lớp tăng giới và chúng sinh trên toàn thế giới, có thể nảy sinh ra nhiều hậu quả xấu không lường được.

Vì thế, đề nghị ông Ian Green:

·        Làm sáng tỏ sự kiện này trước công luận.

·        Chấm dứt ngay hành vi xuyên tạc và sự vi phạm bản quyền bức tượng Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Bồ Ðề Ðạo Tràng Ấn Ðộ

·        Chính thức xin lỗi Phật tử và phật giáo Việt Nam và cả thế giới.

·        Thu hồi hoàn toàn và vô điều kiện tất cả sản phẩm tranh tượng có hình ảnh đức phật bị xuyên tạc nói trên, để tránh di hại và hậu quả xấu cho người sử dụng (nếu có?).

 

Hai điều lưu ý trước khi kết thúc bài viết:

1)- Luật pháp Hoa Kỳ: Người tiêu dùng có quyền hoàn trả mọi sản phẩm khuyết tật hay gian trá, và nhà sản xuất có trách nhiệm thu hồi.

2)- Theo lý thuyết phong thủy:

Tất cả những hình ảnh tranh tượng liên quan đến tôn giáo nói chung, bị khuyết tật hay gian trá, nếu thỉnh về nhà thờ chẳng những không tốt mà có thể còn bị nhiều điều không may mắn. Phương cách xử lý tốt nhất là hoàn trả lại nơi phát hành.

 

 

Nguồn hình ảnh:

 

- http://www.giacngo.vn/chude/trienlamtuongphatngoc/2009/03/11/5F4452/

- http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/305755/Trien-lam-tuong-Phat-ngoc-lon-nhat-the-doi-tainbspVietnbspNamnbsp.html

- http://www.baomoi.com/Home/DuLich/vnexpress.net/Tuong-Phat-ngoc-o-Chua-Pho-Quang/2594588.epi

- http://us.24h.com.vn/phi-thuong-ky-quac/tuong-phat-khat-thuc-cao-nhat-viet-nam-c159a320277.html

- www.daophatkhatsi.net/vanhoaphatgiao/76D650.aspx

 

Tám điều minh bạch về tượng Phật Ngọc

Phật Ngọc Hòa Bình . Phật Tử Bất Bình

8 Điều BẤT Chánh quanh vụ Phật Ngọc Hòa Bình.

Cục ngọc chạm hình Đức Phật mang tên "Phật Ngọc Hoà Bình"

Âm Mưu Mới của nhóm sư "Quốc Doanh" và sư "Về Nguồn" - Lưu diễn: "Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới"

Phật Ngọc - Phật Chùa - Phật Tâm

Ngọc Phật - Giá Trị Đích Thực và Những Hiện Tượng Linh Thiêng

Cộng Sản Việt Nam Triển khai Nghị quyết 36


<<trở về đầu trang>>
free counters