Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Ṭa án CSVN kết án cô  Phạm Thanh Nghiên bốn năm tù giam

Ṭa án CSVN kết án cô  Phạm Thanh Nghiên bốn năm tù giam

 

 

Cô Phạm Thanh Nghiên bị 4 năm tù v́ tội 'tuyên truyền chống nhà nước XHCN'.

Cô Phạm Thanh Nghiên, bị bắt tháng 9 năm 2008, cùng với nhóm bất đồng chính kiến tại Hải Pḥng, vừa bị ṭa kết tội “tuyên truyền chống nhà XHCN”.

Ṭa tuyên cô bốn năm tù giam cùng ba năm quản thúc tại gia.

Luật sư Trần Vũ Hải bào chữa cho bị can Phạm Thanh Nghiên tại phiên ṭa ở thành phố Hải Pḥng.

Theo luật sư Hải, tội danh của cô Nghiên đă thay đổi.

“Cáo trạng đă thay đổi một chút so với ban đầu. Hành vi tọa kháng của cô Nghiên tại nhà, tức cô treo cái băng rôn có chữ ‘Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, phản đối công hàm bán nước 14/9/1958’ cái hành vi đấy Viện Kiểm sát đă rút không truy tố nữa.

“Một phần cô Nghiên thừa nhận viết như vậy là không đúng. Cô đă rút lại.

Theo ông Hải, Viện kiểm sát cho rằng hành vi này không gây hậu quả, bởi v́ chưa đưa trên mạng, và không ai biết về hành động tỏa kháng của cô.

Cho nên Ṭa đă không truy tố hành vi treo băng rôn tọa kháng.

Luật sư của cô Nghiên cho hay, như vậy hành vi chính đă bị rút, mặc dù khi bị bắt là về hành vi này.

 

Một phiên xử tại ṭa  Tội danh

“Và họ chuyển sang hành vi khác. Đó là việc cô viết bài ‘Uất ức quá biển ta ơi’ mà họ cho là đưa tin không chính xác,” luật sư Trần Vũ Hải cho BBC Việt Ngữ biết trong cuộc phỏng vấn khi phiên ṭa vừa kết thúc.

“Khi nhận định về chính quyền địa phương ở VN đối xử với người nhà của nạn nhân, cô có viết một số thứ, đưa lên mạng. Sau đó những người này được công an tra hỏi th́ nói rằng họ không nói như vậy.

“Bên Viện Kiểm sát đưa hai nhân chứng ra trước ṭa ngày hôm nay.

“Họ cho rằng mục đích bài viết của cô là bêu xấu chế độ, phỉ báng chế độ, không quan tâm đến các nạn nhân.

Ông Hải nói thêm: “Bên Công tố nói cô Nghiên c̣n có một số hành động khác. Đó là một số bài viết, có bài lưu trên mạng, có bài không. Và trả lời phỏng vấn các đài Việt Ngữ ở nước ngoài, như RFA, Radio Chân trời mới.

“Họ nói nội dung các bài phỏng vấn đó cũng là chống nhà nước XHCN Việt Nam.”

Bà Nguyễn Thị Lợi, mẹ của cô Nghiên cho BBC Việt Ngữ hay bà thẫn thờ trước bản án quá lớn dành cho con bà.

"Kết quả bản án này, chúng tôi là người dân cũng chẳng biết nói ǵ cả. Kêu cũng không kêu với ai được.

"Những người đáng kêu lại là những người thực hiện. Tôi chẳng biết kêu ai cả," bà Lợi nói.

"Tôi là mẹ của cháu thôi th́ tôi chỉ biết âm thầm, ngậm ngùi chấp nhận. Biết làm sao bây giờ."

Một số nhân vật bị chính quyền cho là "chống đối" và bắt cùng đợt với cô Nghiên như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Đức Thạch, nhà giáo Vũ Hùng... đều đã ra tòa hồi tháng 10 và bị xử tù từ 2 đến 6 năm.

Cũng hồi tháng 10, Phạm Thanh Nghiên cùng năm nhân vật khác đã được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2009.

Phạm Thanh Nghiên bị bắt vào ngày 18/09/2008 khi đang tọa kháng tại nhà trước hai khẩu hiệu về Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước đó, cô Nghiên và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đă làm đơn xin được biểu t́nh theo điều luật 69 của Hiến pháp Việt Nam nhưng không được chấp nhận.

Trong quá khứ, cô đă từng bị bắt giam một vài lần. Đầu tiên là vào ngày 30/04/2008 khi biểu t́nh chống lại cuộc rước đuốc Bắc Kinh, sau đó được thả.

Vào ngày 11/09/2008, cô Nghiên lại bị giữ và được thả ra vào ngày sau nhưng vẫn c̣n bị theo dơi cho đến khi bị bắt lại.

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/01/100129_phamtnghien_sentence.shtml

------------------------------------------------

Tọa kháng

Phạm Thanh Nghiên
 

“… Tôi cũng toạ kháng để phản đối mọi hành động khiếp nhược của nhà nước này trước ngoại bang phương bắc nhưng lại hung hăn đàn áp mọi tiếng nói, mọi thái độ bày tỏ ḷng yêu nước của công dân Việt Nam …”
 

Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, hàng hàng lớp lớp các thế hệ tiền nhân cống hiến cuộc đời, mạng sống của ḿnh cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước. Giải giang sơn gấm vóc mà chúng ta có được ngày hôm nay đă nhuộm thắm mồ hôi, xương máu của biết bao công dân Việt Nam đầy ḷng ái quốc. Trong trách nhiệm của một con dân Việt Nam, trong sự biết ơn và trân quư những hy sinh xương máu của tổ tiên, tôi tự cho ḿnh có bổn phận phải tiếp nối truyền thống bảo vệ và ǵn giữ đất nước. Sự ǵn giữ và bảo vệ không chỉ đơn thuần ở từng mét vuông lănh thổ mà c̣n là danh dự và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Sự ǵn giữ và bảo vệ này nằm trong tinh thần Tổ Quốc trên hết, đứng trên mọi bất đồng về ư thức hệ, chính kiến, tổ chức và đảng phái.
Cách đây đúng 50 năm, vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, ông Phạm Văn Đồng đă đại diện đảng Cộng sản Việt Nam kư bản công hàm chấp nhận và tán thành bản Tuyên bố của đảng Cộng sản Trung Quốc về bề rộng lănh hải của Trung Quốc trong đó bao gồm các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn tự ngh́n đời thuộc vào lănh thổ Việt Nam. Đây là một hành động cúi đầu bán nước của đảng cầm quyền CSVN đối với ngoại bang, chưa kể là ông cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng vào thời điểm đó không có thẩm quyền ấy v́ 2 đảo Trường Sa và Hoàng Sa lúc ấy thuộc về quyền trách nhiệm sở hữu của miền Nam (Việt Nam Cộng Ḥa). Nhân dân Việt Nam chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chấp nhận sự dâng hiến này của đảng CSVN. Hoàng Sa và Trường Sa muôn đời vẫn là lănh thổ của Việt Nam. 
50 năm trôi qua, mối nhục mất đất mất biển lại bị tiếp nối bởi nhiều sự dâng hiến khác, v́ quyền lợi riêng tư, của thiểu số cầm quyền. Điển h́nh là Hiệp định về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc vào ngày 30-12-1999 và Hiệp định phân định lănh hải Việt Nam-Trung Quốc ngày 25-12-2000. 789 cây số vuông dọc biên giới Trung Việt, trong đó có thác Bản Giốc và Ải Nam Quan cùng một phần lănh hải của dân tộc lại bị dâng hiến cho ngoại bang. Thêm một lần nữa, độc lập của Việt Nam lại bị xâm phạm, danh dự của dân tộc Việt Nam lại bị chà đạp. Trong khi đó, mọi tiếng nói, hành động bày tỏ quan điểm của công dân Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, mọi thái độ thể hiện ḷng yêu nước và bảo vệ sự vẹn toàn của lănh thổ cha ông của người dân đă bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ hoặc giam cầm.
50 mươi năm trôi qua nhưng chúng ta không thể quên. V́ một phần thân thể của đất mẹ vẫn c̣n bị cắt đứt. Chúng ta không thể cúi đầu. V́ danh dự và tự hào dân tộc vẫn là một vết nhục chưa được xóa nḥa. Chúng ta không thể im lặng. V́ im lặng là đồng ư với hành động bán nước. Chúng ta không thể buông xuôi. V́ mọi sự thờ ơ và buông xuôi sẽ dẫn đến những hành động bán nước tiếp diễn trong tương lai. Chúng ta, không những phải nỗ lực lấy lại những ǵ đă mất, mà c̣n phải ngăn chận những ǵ sẽ mất trong tương lai. Một người, chúng ta sẽ không thành công. Một ngày, một tháng, một năm là quá ngắn để đạt được mục đích. Nhưng với nhiều công dân Việt Nam, bằng trách nhiệm, lương tâm và ḷng yêu nước, bằng chiều dài cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ thành công trong việc tiếp nối sự nghiệp cứu nước và giữ nước của tiền nhân.
Trong sự ư thức về trách nhiệm của một công dân Việt Nam, trong tinh thần Tổ Quốc trên hết, tôi quyết định sẽ toạ kháng ngay trước nhà của tôi khởi từ ngày 14 tháng 9 năm 2008 trở đi để phản đối hành động bán nước, dâng hiến Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc cách đây 50 năm. Lư do tôi phải chọn h́nh thức đấu tranh này là v́ tôi đă từng nộp đơn xin phép nhà nước để được biểu t́nh, để được làm theo đúng pháp luật quy định của nhà nước, hầu không bị công an vô cớ đàn áp và vu khống như những lần tham dự biểu t́nh trước, nhưng đơn xin phép của tôi cũng đă bị bác bỏ, và bản thân tôi lại bị hành hung. Tôi khiếu tố và đơn khiếu tố ấy cũng bị ṭa từ chối không giải quyết. Tôi không c̣n lựa chọn nào khác trừ phương thức đấu tranh toạ kháng ngay tại nhà tôi để thể hiện quyền bày tỏ thái độ của tôi, một quyền mà chính hiến pháp nhà nước trong điều khoản 69 cũng đă ghi rơ. Và lần này, nếu nhà nước đàn áp, sách nhiễu hay sử dụng bạo lực với tôi, hay thậm chí án tù với tôi, th́ ít ra tôi cũng đă thể hiện qua chính sự an nguy của tôi cho cả thế giới được biết sự thật của đất nước này là không hề có tự do ngôn luận, cho dù là ngay tại chính nhà ḿnh sở hữu. 

Tôi cũng toạ kháng để phản đối mọi hành động khiếp nhược của nhà nước này trước ngoại bang phương bắc nhưng lại hung hăn đàn áp mọi tiếng nói, mọi thái độ bày tỏ ḷng yêu nước của công dân Việt Nam. Đây chỉ là một việc làm nhỏ bé mà cá nhân tôi có thể làm được trong lúc này. Dù là một hành động nhỏ bé, nhưng với tinh thần đất nước là của chung, tôi xin kính khẩn kêu gọi mọi tầng lớp công dân Việt Nam, quư bác, quư chú đă từng hy sinh cuộc đời của ḿnh cho nền độc lập của đất nước, các anh chị và các bạn trẻ đang mong ước đất nước Việt Nam sẽ ngẩng cao đầu với cộng đồng nhân loại, hăy cùng với tôi bày tỏ thái độ và ḷng yêu nước của ḿnh ngay tại chính nhà của quư vị, bất cứ ngày nào khởi từ ngày 14 tháng 9 này trở đi, nếu như quư vị cũng như chúng tôi bị ngăn cấm, không thể đến được nơi biểu t́nh ở Hà Nội vào 14/09 trước sứ quán Trung Quốc.
Mục đích duy nhất của hành động toạ kháng của tôi là bày tỏ ḷng yêu nước và nhắc nhở cho chính tôi và đồng bào của tôi về mối nhục mất đất, mất biển và tôi mong mỏi được sự hỗ trợ và đồng thuận của nhiều người qua những hành động cụ thể. Nếu tôi bị bắt giam th́ chắc chắn "tội" duy nhất của tôi là đă dám công khai bày tỏ ḷng yêu nước của ḿnh. Và nếu v́ yêu nước mà bị giam cầm th́ tôi rất sẵn sàng và hănh diện đón nhận bản án tù ấy bất cứ lúc nào. Và nếu như tôi bị bắt giam trước khi tôi có cơ hội toạ kháng tại nhà như ước muốn, th́ tôi sẽ toạ kháng phản đối trong nhà tù. Đối với tôi những khó khăn này rất là nhỏ bé so với những hy sinh của các bậc tiền nhân, của các vị cha chú đi trước tôi đă trải qua trong sự nghiệp bảo vệ đất nước.

Kính mong,

Ngày 13 tháng 09 năm 2008
Công dân
 Phạm Thanh Nghiên
17 Phương Lưu 2, Phường Đông Hải, Quận Hải An, Hải Pḥng


<< trở về đầu trang >>
free counters