Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Việc hồi hương 20 vạn hài cốt quân Tàu ở g̣ Đống Đa.

Việc hồi hương 20 vạn hài cốt quân Tàu ở g̣ Đống Đa.

(Phần 2)

(Xem phần một)

Trần Nhu

 

Phường chó sói đeo mặt nạ thánh hiền. Dù thời đại văn minh có khác chút ít về t́nh tiết, về ngôn từ mà chung quy là người Tầu đồng ḷng xâm lăng nước ta.

Nhà thơ Phạm Lê Phan phẫn nộ!

Loài đỉa Hán vốn cuồng say máu Việt”.

Bản thân thơ cũng là một sản phẩm của lịch sử được kết tinh lại, là người Việt Nam ai có thể tin được: “Mối t́nh thắm thiết Việt-Trung vừa là đồng chí vừa là anh em?” Có lẽ từ khi lập quốc cho đến nay, chỉ có Hồ Chí Minh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh… là tin vào anh em Trung Quốc. Nhưng chẳng lẽ trong số 84 triệu dân Việt Nam có mấy ngoe ấy, mà Bắc Kinh bỏ ra tới 26 triệu dollars để xây nhà Hữu Nghị? E rằng quá lố và uổng phí! Đúng lư ra họ nên dùng số tiền lớn này giúp Việt Nam để xây dựng một Viện Bảo Tàng… (Museum) Kỷ niệm và triển lăm cái núi xương cốt của người Tầu ở Đống Đa, và các nơi ở nội thành Hà Nội. Để mỗi khi giới lănh đạo Trung Nam Hải qua Hà Nội đến đó làm lễ mặc niệm cho hương hồn tử sĩ hay cho dân Trung Hoa đi du lịch muốn đến đây viếng tổ tiên, hương hoa th́ hợp đạo lư. Thế nhưng họ lại không làm, mà đi xây nhà Hữu Nghị! Th́ không hợp t́nh hợp lư mà việc làm Viện Bảo Tàng không mới mẻ ǵ, trên thế giới có hàng trăm, đủ loại. Người Do Thái xây dựng “Museum” trưng bày tội diệt chủng của Đức Quốc Xă. Người Campuchia đă xây dựng “Museum” để cảnh tỉnh nhân loại về tội diệt chủng của Khờ Me Đỏ, mà tác giả của nó chính là quan thầy Trung Cộng, đồng tác giả của chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất ở Việt Nam.

Thử phác thảo một dự án xây dựng Viện Bảo Tàng các cuộc xâm lăng của người Tầu ở Việt Nam. Với các phương thức tŕnh bầy từng thời kỳ, thí dụ: Kỷ thuộc Tây Hán, Kỷ Trưng Nữ Vương, Kỷ thuộc Đông Hán, Kỷ thuộc Ngô, Tần, Tống, Kỷ Tiền Lê – Lư, Kỷ Triệu Viết Vương, Kỷ Hậu Lư: Kỷ Đinh, Lê, Lư, Trần, Kỷ thuộc Minh… Rồi t́m kiếm cái phiên bản… Trung Quốc nếu thực ḷng, có thể cộng tác với UNESCO cho chương tŕnh sẽ có nhiều trang bị và phương tiện hiện đại. Có nhân viên tŕnh độ khoa học cao, hoặc khảo cổ học, hay các nhà nghiên cứu sưu tầm tài liệu. Nhờ khảo cổ khai quật các trận đánh quanh Thăng Long (Hà Nội).

Có thể giải thích tường tận các thế hệ xâm lăng của người Tầu, đối với Việt Nam. Để khắc trên những bộ xương tử trận thế kỷ thứ mấy, cùng với những chứng tích, hiện vật kim loại như đao, kiếm, mặt khác nhiều bộ sưu tập: tranh, sách, vở. Và mô h́nh các trận đánh như trận Chi Lăng – Xương Giang (8-10-1427), tranh vẽ hoặc điêu khắc tướng nhà Minh, giảo quyệt, dữ tợn như bọn Liễu Thăng, Lương Minh, Lũ Thôi Tụ, Hoàng Phúc chịu trói như thế nào? Nếu nỗ lực trong việc thu thập và bảo tồn các di sản xâm lăng từ khắp miền đất nước Việt Nam, quá khứ, cả hiện đại như trận Lạng Sơn (1979) đến thuyền các ngư phủ Việt Nam bị lính Trung Quốc bắn giết mấy năm qua cần được trưng bầy.. làm được như vậy sẽ giúp đỡ đắc lực cho nhiều thế hệ sinh viên, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam nghiên cứu sinh trong học tập và nghiên cứu lịch sử. Đồng thời Viện Bảo Tàng này sẽ là một tấm gương vĩ đại, ai là người Tầu có thể nh́n vào đây mà suy ngẫm. Soi xét chuyện đời xưa và đời nay là bài học cho những kẻ xâm lăng. Mong ban lănh đạo Đảng Cộng Sản TQ hồi tâm làm một cử chỉ đạo lư với tiền nhân của họ. Cho trọn đạo làm người, trước tiên nên làm ngay Trai Đàn Chẩn Tế giải oan là một pháp hội cúng chay và cầu siêu cho những vong hồn người chết không có ai thờ tự, không có nơi nương tựa, đang sống vất vưởng, lang thang khắp mọi nẻo đường trên cạn, dưới sông ở đất nước Việt Nam, hài cốt chôn vùi bờ đầm, g̣ đống quanh Hà Nội, và nhiều đoạn sông Hồng, cửa Đại Bàng, sông Văn Úc, sông Cầu khắp nơi trên đất Việt nơi nào chẳng có. Riêng khu vực thủ đô Hà Nội những điểm tụ hội hài cốt người Tầu có thể kể từ đ́nh làng Khương Thượng, Chùa Bộc, Chùa Đồng Quang là chung quanh khu vực g̣ Đống Đa. Nơi đây đă xẩy ra những trận đánh khốc liệt đẫm máu nhất. Cách đây hơn 200 năm (1789-2007).

Các sách sử VN ghi vào thời nhà Thanh được thiết lập ở Trung Hoa cũng như các triều đại đă rắp tâm xâm lược nước ta, nhưng chưa t́m được cớ gây hấn. Nhân cơ hội Lê Chiêu Thống kẻ đại diện triều Lê Mạt thối nát sang cầu cứu với hy vọng trở lại ngai vàng, Tôn Sĩ Nghị, Tổng Đốc Lưỡng Quảng được lệnh đem ba vạn quân sang xâm lược nước ta.

Giặc Tầu tiến vào nước ta ngày 16-12-1788, chúng ỷ sức mạnh, đông quân tràn xuống chiếm Thăng Long. Tướng giữ thành Thăng Long là Ngô Văn Sở. Chủ trương của ông là tránh quyết chiến với giặc, tạm thời lui quân về Tam Điệp để bảo tồn lực lượng, kéo dài thời gian cho đại quân Nguyễn Huệ quyết định. Đó là một quyết định sáng suốt, hợp với ư đồ của chủ trương.

Ngày 20 tháng Chạp (15-1-1789) đại quân tới Tam Điệp, Ngô văn Sở, Ngô Thời Nhiệm ra chịu tội. Nhà Vua cười nói: “Ta biết đây là kế của các ông, lui quân để tránh thế giặc đang mạnh trong khuyến khích sĩ khí, ngoài phấn kích ḷng kiêu ngạo của giặc. Kế dụ giặc vào chỗ hiểm yếu của ta, như thế là phải lắm!

Tại đây, Vua hội với Ngô Văn Sở, Ngô Thời Nhiệm, Phan Văn Lân và các Đô Đốc, khẩn trương chuẩn bị phản công, chỉnh đốn quân ngũ, cắt xếp tướng lănh, hoặc định chiến thuật, chiến lược cụ thể. Khi mọi việc đă chuẩn bị, Vua cho mở tiệc linh đ́nh vào ngày 29 tháng Chạp để thiết đăi tướng sĩ trong bữa tiệc vua nói: “Bữa nay ta đă ăn Tết Nguyên Đán trước. Sang Xuân ngày 7 vào Thăng Long. Sẽ mở tiệc ăn tết kiết hạ, lại nói:

“Xuân sang, một là ăn tết, hai là chịu chết. Tướng sĩ phải hết ḷng cùng ta”. Ai nấy đều hớn hở vui mừng[1].

Nắm chắc phần thắng rồi: Hai lần ra Thăng Long, vua Quang Trung đă quan sát kỹ địa danh địa thế của Bắc Hà. Và trước khi dừng binh ở Nghệ An. Nguyễn Huệ đă mật sai quân đi do thám để nắm vững t́nh h́nh của địch. Ngày 15-1-1789 ra đến Tam Điệp. Tại đây Vua hợp quân với Ngô Văn Sở gấp chuẩn bị phản công.

Biên chế thành hai đạo quân, Đạo quân của Đô đốc Lộc vượt biển lên vùng Phượng Nhăn Lang Giang chắn đường rút lui của giặc, Đạo quân của Đô đốc Tuyết cũng theo đường biển đánh vào Hải Dương, diệt cụm quân địch đóng ở đây, và tiếp ứng cho trận công kích Thăng Long từ hướng Đông, theo kế hoạch đă định, từ vùng Biện Sơn – Tam Điệp. Khi khối bao vây xuất kích theo đường biển, th́ đại quân có nhiệm vụ tiến công cũng bất ngờ vượt sông Gián Thủy. Đó là đêm giao thừa Tết Nguyên Đán liên tiếp ba ngày mồng 1, 2, 3, quân ta tiến công tiêu diệt mấy vạn quân Thanh và bọn Lê Chiêu Thống, như một cơn lốc suốt một giải dài từ Gián Khẩu tới Phú Xuyên. Sáng ngày 30-1 từ ngày quân ta bước vào tấn công các mục tiêu chủ yếu. Nguyễn Huệ tiến đánh Ngọc Hồi, Đô Đốc Đặng Tiến Đông, tiến công Đống Đa Vu Hồi vào thành Thăng Long. C̣n Ngọc Hồi, Nguyễn Huệ công kích từ chính diện: chủ tướng Hứa Thế Hành bị giết, giặc chống giữ không nổi, phải tháo chạy về phía Đầm Mực, tại đây, đạo quân của Đô Đốc Bảo phục sẵn để tiêu diệt phần c̣n lại. Theo sử ghi lại trận chiến đấu diễn ra rất ác liệt, giáo mác, đao kiếm, gẫy như rơm, tên đạn bắn như mưa, kiếm đao vung lên như những tia chớp, đầu quân Tầu rụng như sung, máu đổ như suối.

Chủ soái Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt tháo chạy khỏi Thăng Long. Ngày mùa Đông ngắn ngủi ấy kết thúc. Mặt trời rực rỡ chiếu từ buổi sớm đă lặn, và nhờ có bóng tối của đêm đen mà chủ soái Tôn Sĩ Nghị đă thoát  chết và không bị bắt.  Mất tự chủ, họ Tôn run cầm cập, bỏ cả ấn tín, mấy ngày sau c̣n phải chạy trốn cực nhục, khốn đốn trên vùng rừng núi Bắc Việt, Tôn Sĩ Nghị mới thoát  khỏi tay quân Tây Sơn. Năm thế kỷ trước, Hoàng Tử thoát Hoan con trai Hốt Tất Liệt Đại Hăn, có nhiều sừng cũng phải bẻ để chui vào ống đồng mới thoát  khỏi quân nhà Trần.

Trở lại trận Đống đa: Đến ngày mùng 5 Tết th́ mọi việc đă xong xuôi, chừng 20 vạn quân Tầu bị giết, bị bắt làm tù binh. Vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long trong không khí tưng bừng chưa từng thấy. Chiếc chiến bào của nhà vua đỏ thắm đă bị nhuộm thuốc súng thành màu đen ánh.

Vua vào thành Thăng Long trước kỳ hẹn hai ngày. Trăm họ chật đường nghênh tiếp Ngài và binh sĩ. Tiếng reo ḥ của nhân dân và binh sĩ vang dội một góc trời. Theo đúng lời hẹn, Vua cho tướng sĩ ăn Tết một lần nữa. Thành Thăng Long, nhân dân đua nhau mời tiệc vui mừng. Cả thủ đô cờ vàng phất phới tung bay.

Nguyễn Huệ là thiên tài quân sự, thông minh xuất chúng, có ư chí vững chắc và nghị lực không ǵ lay chuyển nổi. Ông hiểu rơ lịch sử, binh pháp, chiến thuật, nghệ thuật chỉ huy, vừa là vị anh hùng dân tộc, vừa là một nhà lănh đạo quốc gia biết nh́n xa trông rộng, là một nhà ngoại giao khéo léo, và một nhà quân sự tài năng. Nguyễn Huệ biết lựa chọn những người có khả năng vào những vị trí thích hợp. Ông tạo ra một thế hệ tướng lănh kiệt xuất, những nhà ngoại giao tài ba. Không may cho dân tộc ta, ông chết quá sớm, chứ Nguyễn Huệ c̣n th́ Nguyễn Ánh chắc chắn cũng như Lê Chiêu Thống bỏ xác nơi quê người.

*

Lịch sử dẫu đă sang nhiều trang… Ngày nay, mong rằng giới lănh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nhân dân Trung Hoa, ai cũng c̣n chút lương tâm yêu thương ṇi giống, và c̣n nhớ đến những người đă khuất trong các cuộc xâm lăng nước Việt Nam, hăy làm một cử chỉ thực tế. Bây giờ kinh tế Trung Quốc phát triển, Đảng vinh hoa, dân sung sướng chưa từng có, lại sắp đưa người lên du lịch Mặt Trăng nay mai cũng xin nhắc: (không được khạc nhổ bậy trên mặt trăng) về phương diện tâm linh th́ mỗi gia đ́nh người Tầu, nên bỏ ra chút tiền thiết lập bàn thờ cúng vong. Chỉ cần hoa, hương, nước trong, và cháo trắng. C̣n về phần nhà nước, th́ cần lập Đại Trai Đàn Chẩn Tế giải oan. Đây là một trong những h́nh thức chữa trị những thương tích nội tâm, nối kết lại t́nh đồng bào, đồng đảng Trung Hoa với nhau. Chắc chắn sẽ làm vơi đi những oan khuất đă chất chứa nhiều thế kỷ xâm lăng Việt Nam. Chúng tôi có thể xác quyết với quư vị rằng: Đă có hàng triệu triệu sinh linh người Tầu đang vất vưởng ở Việt Nam, và nhiều hài cốt đến nay không có ai thừa nhận. Như thế thật là tủi cho người chết quá! Đáng thương tâm quá! Các trận chiến đẫm máu đă xẩy ra, từ thời Việt Nam mới lập quốc! An Dương Vương với Triệu Đà nhà Tần (257-207 trước CN)… Chỉ kể những trận đánh lớn, năm 938 ở sông Bạch Đằng, giữa Ngô Quyền với Quân Nam Hán, trận này hàng ngàn chiến thuyền quân Hán đă bị đánh ch́m, máu lính Tầu chảy loang đỏ cả ḍng sông Bạch Đằng, Tướng Hoàng Thao cũng tử trận tại đây. Đến năm Tân Tỵ (981) cũng ở tại đây, đại chiến thủy bộ giữa vua Lê Đại Hành với quân nhà Tống, trận này Tầu lại thua đậm hơn trận trước, máu người Tầu cũng nhuộm đỏ cả ḍng sông, và tướng Tầu là Hầu Nhân Bảo và hàng vạn thủy quân Tầu cũng ch́m sâu ở sông Bạch Đằng này.

Năm Đinh Tỵ (1077) vẫn cũng Tống triều cử Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh thủy bộ sang xâm lăng. Đánh nhau với quân Đại Việt do thống soái Lư Thường Kiệt chỉ huy chỉ trong ṿng 3 tháng. Binh lực của Tống triều trên 20 chục vạn cả thủy lẫn bộ đều đại bại, quân Tầu chết gần hết, phải cúi mặt xin rút quân. Triều nhà Trần, Việt Nam ba lần đại kịch chiến với Thành Cát Tư Hăn (1257-1285-1288). Như đă nói trên đa số tướng soái là người Mông Cổ, nhưng 50 vạn quân sĩ toàn người gốc Hán cũng quanh quẩn ở Thành Thăng Long. Và sông Hồng, ba lần ít nhất là 50 vạn, rồi đến thời nhà Minh, với Lê Lợi. Mười năm chinh chiến biết mấy chục vạn, rồi nhà Thanh với vua Quang Trung, trận Đống Đa Việt Nam. Xác người lính Tầu tính sao xuể!

Cho nên các nhà lănh đạo Bắc Kinh cần tổ chức lễ Trai Đàn Chấn Tế giải oan là hết sức hợp t́nh hợp đạo lư. Điều này cũng lại rất phù hợp với truyền thống của dân Trung Hoa. Pháp hội này được chính vua Lương Vơ Đế khởi xướng.

Duyên khởi như sau:

“… Về tập tục theo Ḥa Thượng Đạo An, cầu siêu độ cho người chết,” vốn không phải là một tập tục của Phật Giáo, tập tục này chỉ bắt đầu ở Trung Hoa từ đời nhà Đường. Điều này có thể đúng v́ theo sử chép, th́ năm 738 vua Đường Huyền Tông đă ban sắc lệnh cho toàn quốc ở mỗi quận phải xây một ngôi chùa, đều đặt tên là chùa Khai Nguyên (Khai Nguyên là niên hiệu thứ nh́ của vua Huyền Tông). Đó là chùa công do các quan lại địa phương trông coi, dùng làm nơi tổ chức các tiết lễ quốc gia. Cầu cho quốc thái dân an. Năm 755 An Lộc Sơn nổi loạn, kéo binh về chiếm kinh thành khiến vua Huyền Tông phải chạy vào Tứ Xuyên lánh nạn. Một năm sau th́ quân triều đ́nh dẹp yên giặc loạn trong một năm chiến tranh. Số người chết, chiến sĩ của cả hai bên và dân thường nhiều vô kể. Triều đ́nh bèn ra chỉ dụ cho tất cả các chùa Khai Nguyên trong toàn nước Tầu, thỉnh chư vị cao tăng, đại đức thiết lễ tụng kinh cầu siêu độ cho các chiến sĩ và thường dân đă chết trong cuộc chiến. Đây rơ ràng mục đích chính của nó là chữa lành những vết thương do chiến tranh gây ra. Tuy nhiên trong nghi thức này cũng dành cho tất cả các loại cô hồn đều được triệu thỉnh về tham dự. Đồng thời an ủi các gia đ́nh nạn nhân. Dân chúng Trung Hoa thấy triều đ́nh làm như thế, bèn bắt chước làm theo. Từ đó lễ cầu siêu độ cho người chết trở thành một tập tục phổ biến lan sang cả các nước láng giềng như nước ta.

Theo tinh thần giáo pháp của Đức Thế Tôn, những nạn nhân của cuộc xâm lăng xấu số, tướng Tầu, lính Tầu, nhiều phen chết ở Việt Nam nên các nhà lănh đạo Bắc Kinh và Phật Giáo Trung Hoa nên đứng ra tổ chức Đại Trai Đàn Chẩn Tế Giải Oan, th́ đồng bào Việt Nam sẽ đồng tâm cầu siêu cho tất cả trong tinh thần bao dung, không kỳ thị…

Với ban lănh đạo Bắc Kinh, đây là cơ hội tốt nhất để chữa lành vết thương, đưa những niềm oan khuất này lên vùng ư thức dân tộc Đại Hán để nhận diện, để khóc thương, để cầu nguyện và chấp nhận sự thật… Chính nó là Cam Lộ T́nh Thương của đạo Phật nhiệm mầu, cho các vong hồn phiêu linh và các loài quỷ đói nhiều thế kỷ được hưởng ân phước của Tổ Quốc Trung Hoa vĩ đại.

Trai đàn chay sẽ cung cấp thức ăn để phân phát cho hàng triệu triệu vong hồn tử sĩ. Chẩn là phân phát, tế là cứu giúp, tế độ những kẻ oan khiên kia ra khỏi cảnh ngộ ngặt nghèo, ngàn năm không ai đoái hoài. Các triều đại Trung Hoa làm ngơ, dân Trung Hoa phớt lờ, thành ra các vong linh lâm vào cảnh khốn cùng! Ôi! Có tin vui trong một ngàn năm tuyệt vọng!

Trai Đàn Chẩn Tế cũng là để hướng dẫn các hương linh sám hối, cho hương linh có cơ hội nghe Kinh để chuyển hóa mà văng sinh cực lạc quốc, hoặc nếu có đầu thai làm người Trung Hoa trở lại, xin nguyện quyết không đi lính sang xâm lăng Việt Nam nữa.

Sự có mặt của ngài Tổng Bí Thư  Hồ Cẩm Đào, ngài Thủ tướng, ngài Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, tới tham dự lễ trai đàn sẽ có ảnh hưởng rất lớn, một sự quan tâm của Đảng Cộng Sản Trung Quốc thực hiện, sẽ là một công lao lớn, nuôi dưỡng tinh thần quốc gia. Một đất nước Trung Hoa luôn luôn  đi theo giá trị tinh thần truyền thống trong công cuộc kiến quốc vĩ đại ở cái thế kỷ 21 nầy.

Nếu quư ngài muốn tổ chức một Đại Trai Đàn Chẩn Tế giải oan cỡ quốc tế, xin lưu ư mời Đại lăo Ḥa Thượng Thích Nhất Hạnh, ngài có nhiều kinh nghiệm tổ chức trai đàn và cần mời các vị Tổng Thống Pháp, Mỹ, Nga… Coi như sứ điệp Ḥa B́nh của nhân loại. Xin nhất tâm phụng thỉnh Chư tôn Ḥa thượng Đạo cao Đức trọng, kể cả Phật Giáo Việt Nam và Phật giáo Trung quốc, đứng ra lănh trách nhiệm Cầu Siêu Bạt Độ cho chư vong linh quân lính Trung Hoa tử trận tại chiến trường Việt Nam.

 

(Điều nầy nên liên lạc giữa hai bên để thành lập một “Ban tổ chức” quy mô giữa Phật giáo của hai quốc gia Việt Trung để thực hiện. Lănh đạo nhà nước Trung Hoa hiện nay phải là phần chủ động.)

Linh vị quư vị có thể được viết bằng chữ Hán, nếu muốn có thể in trên nền giấy mầu đỏ cho đúng với truyền thống Trung Hoa.

Nội dung linh vị các vị tướng Tầu và binh sĩ hữu danh vô danh, dùng chữ Hán tạm phiên âm như sau:

Phụng vị quá khứ liệt vị tướng soái Trung Hoa… Ức triệu chư vong, thuộc Tổ tiên Dân tộc của Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Chủ tịch Quốc Hội nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa…

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, ngót gần 4000 năm và hàng vạn chiến sĩ trận vong chết tại G̣ Đống Đa, hàng triệu mạng chết trên Sông Bạch Đằng v.v… Hữu danh Vô vị, Hữu vị Vô danh, nhân lễ kỳ siêu bạt độ nầy mà Siêu sanh Cực Lạc quốc.

Chúng con đại diện cho dân tộc Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hiện diện nơi đây. Nguyện xin chuyển hóa…

************************************************************************

Nếu được như vậy nhân dân Việt Nam sẽ hết ḷng giúp đỡ các ông bằng mọi khả năng sẵn có.

Cũng xin lưu ư:

* Chủ tịch Hồ Cẩm Đào muốn t́m hài cốt tổ tiên (xin liên lạc với người nổi tiếng về khoa ngoại cảm. Việt Nam hiện có nhiều nhà ngoại cảm nổi tiếng được Đảng Cộng Sản xác nhận như Nguyễn thị Phương, Vũ Thành Bát, Dương Mạnh Hùng, thiếu tướng Chu Văn Phát, họ có thể t́m những ngôi mộ cách đây mấy trăm năm, như mộ Huyền Trân Công Chúa đời Trần. Mộ tướng quân Hoàng Công Chất, từ đời chúa Trịnh cách đây gần 300 năm.) Theo viện Khoa học Liên Hiệp và giới trí thức Hà Nội, th́ các nhà ngoại cảm chỉ là người phiên dịch trung gian, giữa người chết và thân nhân người c̣n sống, mà họ đă đem đến cho hàng vạn gia đ́nh có người thân mất tích trong các cuộc chiến tranh.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng khi được phỏng vấn th́ người cơi âm rất cần ở những tấm ḷng của người thân. Và họ sợ bị người thân quên lăng.

Hàng triệu người Tầu chết trận ở Việt Nam đă bị lăng quên dễ dàng. Họ cô quạnh, hẩm hiu, nơi đất khách. Họ luôn trông chờ t́nh cảm của người thân nơi tổ quốc vĩ đại nghĩ về họ.

Sáng ngày 2-4-2007, phái đoàn 7 nhà ngoại cảm cùng đi dự Lễ Trai Đàn Chẩn Tế B́nh Đẳng giải oan, do HT Nhất Hạnh tại Quốc Tự Diệu Đế, THPG Thừa Thiên, Huế – Chiều ngày 3-4-2007 có Đại Chẩn Tế tâm linh cô hồn, họ đă phải bật khóc khi trông thấy nhiều hương linh lũ lượt vào tranh nhau ăn mày công đức nơi cửa Phậ!

* C̣n chính phủ Cộng Ḥa Nhân Dân Trung quốc muốn khai quật khu g̣ Đống Đa để đem hài cốt người Tầu hồi hương – giá nhân công rất rẻ. Xin liên lạc Bộ Lao Động, Bộ Thương Binh nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

 

[1] Dẫn tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 7 tháng 11 năm 2006.


<< trở về đầu trang >>
free counters