Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Kính gửi Ông Đaminh Phan văn Phước

Kính gửi Ông Đaminh Phan văn Phước

 

Người tỉnh lẻ, cũng là “người tỉnh lẻ loi” như Ông đă đặt tên cho, muốn được chia sẻ với Ông nhiều điểm trong bài NỞ  HOA  T̀NH  NGƯỜI Ông đă cho đăng trên trang thongtinberlin.net mấy ngày trước đây, nhưng tôi chỉ xin được chia sẻ với Ông về một điểm duy nhất liên quan đến cụm từ “lang thang trên mạng” tôi đă xử dụng trong bài tôi gởi đăng cũng trên thongtinberlin.net.

Tôi xin được trích nguyên văn những ǵ Ông đă viết về cụm từ này: “Xin tác giả vui ḷng viết như sau: ''Khi đọc bài của tác giả..., tôi...'' thay v́ dùng động từ ''lang thang'' bởi v́ ''lang thang'' có nghĩa như sau: ''đến chỗ bất định (đi khơi khơi), không có mục đích rơ ràng, gặp chăng, hay chớ...Cho nên, bỏ chỗ này mà đến nơi khác, không dừng lại ở một địa điểm nhất định.'' Người ḿnh có câu: ''Sống cuộc đời lang thang: sống rày đây, mai đó; sống đời phiêu lưu (vô định).'' Khi nói về cuộc đời lang thang, người Người Pháp cũng dùng các chữ ''vagabond, chemineau, clochard, cloche, sans-logis, sans gîte, errant...'' Động từ ''errer'' cũng có nghĩa là ''lầm đường, lạc lối''! Do đó, họ có chữ ''aberration, erreur, erratum, errata, erre...'' Họ cũng dùng động từ ''errer'' trong câu như sau: ''Un pâle sourire erre sur ses lèvres. - Nụ cười héo hon thoáng trên môi nàng.'' Phải chăng tác giả c̣n dùng ngữ trạng từ ''trên mạng'' là cố ư chơi chữ rằng ḿnh ''lê chân đạp lên hoa-t́nh-người trong các bài viết xây dựng'' ở một số mạng? Nếu vô t́nh th́ tác giả nên rút kinh nghiệm.

V́ tôi là người Việt Nam, nên tôi chỉ biết ư nghĩa của từ “lang thang” mà người Việt Nam chúng ta hiểu và xử dụng. Khi đọc điều ông khuyên là nên rút kinh nghiệm, tôi đă đi tra t́m từ này trong các Từ Điển, tôi gặp được:

1.     HÁN VIỆT TỪ ĐIỂN GIẢN YẾU

Tác Giả : ĐÀO DUY ANH

Hiệu Đính : PHAN BỘI CHÂU

1931

LANG THANG : Đi cách gấp gáp. Ta thường nói lang thang là đi vơ vẩn chỗ này chỗ khác, không có mục đích ǵ.

2.     ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tác Giả : NGUYỄN NHƯ Ư

1999

    LANG THANG: đgt: Đến chỗ này rồi lại bỏ đi chỗ khác, không dừng lại ở nơi nhất định; lang thang suốt ngày ngoài phố. “Trước đây khoảng mười năm, chủ nhân hiệu thuốc (…) c̣n là một kẻ lang thang và dốt nát” (Ngô Tất Tố) “Sống lang thang không cửa không nhà” “trẻ em lang thang”

    Lang thang như thành hoàng làng khó : Lang thang hết nơi này đến nơi khác, không có mục đích, v́ như thành hoàng của làng đói ít người thờ cúng, phải đi kiếm ăn nơi khác; đi đâu mà lang thang như thành hoàng làng khó.

         Như thế “lang thang” trong tiếng Việt Nam không thể có những nghĩa mà Ông đă lấy từ tiếng nước ngoài trong các câu Ông đă viết “Khi nói về cuộc đời lang thang, người Người Pháp cũng dùng các chữ ''vagabond, chemineau, clochard, cloche, sans-logis, sans gîte, errant...'' Động từ ''errer'' cũng có nghĩa là ''lầm đường, lạc lối'' ! Do đó, họ có chữ ''aberration, erreur, erratum, errata, erre...'' Họ cũng dùng động từ ''errer'' trong câu như sau: ''Un pâle sourire erre sur ses lèvres. - Nụ cười héo hon thoáng trên môi nàng.'' Hay Ông có ư định nào khác khi áp dụng những nghĩa ngoại lai này cho tiếng Việt Nam chăng?

Có lẽ đây là sự phỏng đoán của tôi thôi, Ông muốn độc giả hiểu cụm từ “lang thang” theo nghĩa của các từ nước ngoài để Ông có thể đi tới kết luận “Phải chăng tác giả c̣n dùng ngữ trạng từ ''trên mạng'' là cố ư chơi chữ rằng ḿnh ''lê chân đạp lên hoa-t́nh-người trong các bài viết xây dựng'' ở một số mạng? Nếu vô t́nh th́ tác giả nên rút kinh nghiệm.” Cách làm này theo Ông có liêm chính hay không? Bởi v́ trong tiếng mẹ đẻ của người Việt Nam “Lang thang trên mạng” chỉ đơn thuần là đi vơ vẩn chỗ này chỗ khác trên mạng, không có mục đích ǵ.

Thành thực mà nói tôi chẳng có nhiều chữ để mà cố ư chơi chữ như Ông viết. V́ tôi chỉ biết chữ Việt Nam, và biết phần nào thôi. Nhưng chắc chắn chữ “lang thang” trong tiếng mẹ đẻ của chúng ta không có cái nghĩa ''lê chân đạp lên…”

Phải chăng v́ quen sống và suy nghĩ theo môi trường nước ngoài mà Ông đă quên đi cách suy nghĩ của người Việt Nam tại quê hương? Chắc không phải thế v́ Ông cũng đă viết: ''lang thang'' có nghĩa như sau: ''đến chỗ bất định (đi khơi khơi), không có mục đích rơ ràng, gặp chăng, hay chớ...Cho nên, bỏ chỗ này mà đến nơi khác, không dừng lại ở một địa điểm nhất định.'' Người ḿnh có câu: ''Sống cuộc đời lang thang: sống rày đây, mai đó; sống đời phiêu lưu (vô định).''. Như vậy khi Ông giải thích những từ “lang thang” theo tiếng nước ngoài có lẽ chỉ có mục đích duy nhất làm lối dẫn vào kết luận. Đáng tiếc là lối dẫn này đúng là dẫn tới ''lầm đường, lạc lối”.

Tôi cũng không thể trách ông được, bởi v́ “lối sống và tư tưởng vọng ngoại” đă ăn vào xương tủy nhiều người Việt Nam chúng ta, khiến cho quê hương của chúng ta chưa có thể vươn lên xứng đáng tầm vóc phải có của nó. V́ “vọng ngoại” là để ḿnh làm thân nô lệ rồi vậy.

Mấy lời đơn thành, nếu có ǵ xúc phạm đến Ông, xin Ông cũng thứ lỗi cho, v́ là “người tỉnh lẻ loi” nên cũng không biết cách ăn nói theo những vị học thức cao sâu.

 

Người tỉnh lẻ.


<<trở về đầu trang>>
free counters