Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Crony Commies: Những người bạn cộng sản chí cốt

Crony Commies: Những người bạn cộng sản chí cốt

 

Greg Rushford, Rushford Report
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ


Măi cho đến khi an ninh gơ cửa nhà họ vào năm ngoái, Lê Công Định, Lê Thăng Long, và Trần Huỳnh Duy Thức vẫn c̣n là những người đại biểu giỏi và sáng giá nhất của thế hệ chuyên gia mới lên tại Việt Nam. Định, 41 tuổi, một luật sư được đào tạo ở Mỹ, đă gia nhập vào cộng đồng giới ưu tú về doanh thương và pháp luật của Việt nam từ tuổi 30, ông c̣n là một thành viên tích cực của PTMHK (Pḥng Thương mại Hoa Kỳ) tại TP Hồ Chí Minh. Sự ngưỡng mộ mà cộng đồng doanhg nghiệp ở Mỹ dành cho Định chính là từ việc ông là hiện thân hóa sự tiến bộ của Việt Nam bằng con đường dẫn đến sự cai trị của luật pháp. Những người bạn Long, Thức của Định là những doanh nhân Internet trẻ tuổi vốn đă đóng một vai tṛ quan trọng trong thập kỷ của việc phát triển bộ phận công nghiệp thông tin mới nổi của Việt Nam. Họ đă dấn thân vào nghành công nghệ nhằm tạo thuận lợi cho người dân Việt Nam được tự do giao tiếp với nhau bằng điện thoại và máy vi tính về bất cứ khi nào có điều ǵ xảy ra trên thế giới. Do đó, Long và Thúc rất thích các mối quan hệ tốt với cộng đồng doanh nghiệp công nghệ cao ở Hoa Kỳ, nhất mối liên quan đến quan hệ đối tác của họ với Cisco Systems (cũng là một thành viên nổi bật của Pḥng Mỹ tại Việt Nam) một cỗ máy mạng ở Thung lũng Silicon Hoa Kỳ. Khả năng chuyên môn của ba người bạn trẻ Việt Nam c̣n chứng minh niềm tin chung của họ rằng đất nước ở thế giới thứ ba nghèo khổ của ḿnh có thể trở thành một xă hội ngày càng phồn vinh hơn về kinh doanh.

Là một phần của công cuộc hiện đại hóa đất nước, Định, Long và Thức cũng đă không dấu diếm niềm tin của họ rằng lợi ích tốt nhất của Việt Nam chính là phát triển nền dân chủ đa đảng dân chủ tự do. Họ đă hy vọng một ngày những công dân Việt Nam, như các đối tác của họ ở các xă hội hiện đại khác có được ưu thế của luật pháp, sẽ được hưởng các quyền tự do ngôn luận và một quốc hội mà Đảng Cộng sản cầm quyền hiện hành đang từ chối. Tất nhiên, Bộ Chính trị - chi phối bởi những nhân vật cứng rắn đang tranh giành vị trí của ḿnh khi đại hội đảng đang đến gần hơn vào năm tới - không hề muốn như thế. Sau một phiên toà phô diễn kiểu cộng sản cổ điển vào ngày 20 Tháng 1 tại TP Hồ Chí Minh (TP vẫn c̣n được biết đến nhiều hơn bằng tên gọi Sài G̣n) ba con người ủng hộ dân chủ một cách ôn ḥa đă nhận lănh các bản án nghiêm khắc. Thức, hiện 43 tuổi, bị xử 16 năm, rơ ràng là đă bị trừng phạt v́ đă kịch liệt phản đối cho sự vô tội của ḿnh. Theo một bản dịch từ đài BBC, một dịch vụ Việt ngữ có thẩm quyền, Thức đă cáo buộc rằng lời "nhận tội" của ông đă xảy ra dưới áp lực có liên hệ đến sự "trừng phạt về thể xác", một loại cáo buộc mà ṭa án không thích nghe đến. Long, 42 tuổi, bị xử năm năm về tội đồng phạm. Định - người mà như các bạn bè của ḿnh có thể đă phải nhận lănh án tử h́nh - cũng đă nhận một bản án tưong đối nhẹ nhàng hơn là năm năm tù. Các thẩm phán dường như đă bị ảnh hưởng bởi sự thừa nhận, ăn năn của Định là ḿnh đă bị lôi kéo bởi các khái niệm về tự do của phương Tây trong thời gian theo học ở nước ngoài, và v́ là một luật sư nên bây giờ ông hiểu được rằng ủng hộ dân chủ đa đảng là vi phạm pháp luật Việt Nam.

Bởi v́ quan điểm ấy, về sự công khai của nó, chính là sự xúc phạm, phản ứng đối với bản án cũng đă nhanh chóng là một nghiêm trọng. Ngày 21/1 Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak đă phản đối rằng "những lời kết án đă đi ngược lại bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền đồng thời đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng đối với cam kết của Việt Nam về luật pháp và cải cách". Cơ quan đầu năo của Liên hiệp Âu châu tại Hà Nội đă phát hành một tuyên bố chung lên án phiên ṭa và các án phạt như "một bước thụt lùi lớn và đáng tiếc cho Việt Nam". Các đại sứ của Liên Hiệp Âu châu (EU) nhận định các bản án "không phù hợp với các quyền cơ bản của tất cả những người vốn có các ư kiến và muốn bày tỏ chúng một cách tự do và ôn ḥa, theo điều 19 của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền liên quan đến các quyền quốc tế về dân sự và chính trị, mà Việt Nam là một thành phần. Các tổ chức Tổ chức ủng hộ có tiếng tăm như Human Rights Watch và Tổ chức Ân xá quốc tế cũng lên tiếng bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của họ qua sự kiện bất công này.

Nhưng các bằng hữu trước đây của Định, Long, và Thức trong cộng đồng doanh nghiệp ở Mỹ đă khiến bị dư luận chú ư v́ sự im lặng của họ. Các nhà lănh đạo hàng đầu của PTMHK và các cơ quan kết nghĩa của họ ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đă kiến quyết từ chối thể hiện bất cứ mối quan tâm nào, ngay cả - ở ngoài lề- về số phận các đồng nghiệp cao quư cũ của ḿnh. Điều này không chỉ là một sự ngẫu nhiên mà là một thái độ có cân nhắc cẫn thận. Trong suốt sáu tháng qua, các nhà lănh đạo PTMHK đă từ chối những yêu cầu b́nh phẩm của họ về các vụ đàn áp những người Việt nam bất đồng chính kiến hiện nay (để biết thêm chi tiết xin đọc thêm An Inconvenient Man, tường tŕnh của Rushford ngày 21 tháng 9, 2009). Trong một điện thư cuối tuần qua, tôi đă hỏi xem có phải vị Giám đốc điều hành PTMHK thuộc các tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh lo ngại đến ấn tượng không thể tránh khỏi về ông và các đồng nghiệp của ông đă tạo ra đă phản ánh mối ưu tiên hàng đầu của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ là sự ổn định về chính trị , theo phong cách của Bộ Chính trị. Herb Cochran cho biết ông sẽ kiểm tra lại với uỷ ban của ḿnh cùng với bộ phận kết nghĩa của PTMHK tại Hà Nội. Hóa ra kết quả là các uỷ ban này đều đă không màng đến việc cải chính các nhận xét đồn đăi- dù là cải chính trong sự kín đáo. Do đó câu kết luận không thể tránh khỏi chính là cái tín hiệu mà cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam đă gửi đến các nhà lănh đạo hàng đầu tại Hà Nội là có chủ tâm. Quả thực là các cuộc đàn áp những người chống đối đang hưởng được sự hỗ trợ ngầm của các đoàn thể Hoa Kỳ.

Lời giải thích ở sự ngượng ngập khởi đầu xem ra đủ đơn giản. Các tổ chức như Exxon Mobil, Citi, Emerson Electri, và Chevron nằm trong các ủy ban của PTMHK ở Hà Nội và TP. HCM không hề nằm trong danh sách những trái tim đang rướm máu của bất cứ thành phần nào. Nhưng đối với bất kỳ ai quan tâm đến việc nền kinh tế Việt Nam hiện đang hướng về đâu và cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ phù hợp vào đó như thế nào th́ thật là c̣n nhiều điều để mà nói đến. Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đă phát triển quan hệ sâu sắc với chính quyền Cộng sản cầm quyền, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các cơ quan (tham nhũng) của chính phủ mà họ kiểm soát. Những quan hệ này cho thấy đă đủ sâu sắc khiến hiện nay người Mỹ đang nh́n ra lợi ích chung của họ với các nhà lănh đạo kinh tế của Việt Nam như là một sự song phương cần yếu. Đối với phương cách mà Việt Nam đang phát triển kinh tế, ta không cần phải chia xẻ cái quan điểm về thế giới có tính khó hiểu của nhà làm phim chống lại các tổ chức kinh doanh Michael Moore để có thể hiểu được sự hội tụ của nền chính trị và kinh tế bất ổn. Bạn có thể gọi đấy là Chủ nghĩa cộng sản thân thiết chí cốt.
Đây là cách Chủ nghĩa Cộng sản thân thiết hoạt động ra sao:

Trong cuộc chiến tranh bắn giết của Mỹ ở Việt Nam, thời kỳ nối dài từ năm 1950 cho đến khi các lực lượng kiên định của Hồ Chí Minh nổi lên chiến thắng vào năm 1975, những người Mỹ đầu tiên đă đến để công bố niềm tin của họ rằng họ là những người chiến binh lư tưởng chống lại chủ nghĩa cộng sản. Hiện nay, như cả thế giới đều đă biết, dần dần những người Mỹ đă lún sâu hơn và càng sâu hơn vào một đất nước mà họ không thật sự hiểu biết, cho đến khi họ bị mắc kẹt trong hậu quả của sự mất mát bi thảm về nhân mạng cho cả đôi bên. Trong nhiều năm gần đây hơn khi các nhà lănh đạo (đáng khen) của Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế của họ, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tự xuất hiện như một nhà cải cách kinh tế, mong muốn đến giải cứu một nền kinh tế thất bại chủ nghĩa Marx-Lenin. Có nhiều sự thật đáp ứng cho luận điệu ấy. Nhưng dần dần, trong hơn thập kỷ vừa qua, các tập đoàn kinh doanh có vẻ như đă bị lôi kéo vào mối quan hệ ngày càng gần gũi hơn với những người cộng sản cũ vốn vẫn đang nắm giữ quyền lực kinh tế trong nước. Những ngày này, những cải cách kinh tế chính mà PTMHK tại Việt Nam ủng hộ là những ǵ trực tiếp ảnh hưởng đến sự sống c̣n của các tập đoàn kinh doanh của ḿnh. C̣n đối với những người ủng hộ dân chủ một cách ḥa b́nh như Định, Long và Thức, PTMHK có vẻ như đă chia xẻ cùng quan điểm của Bộ Chính trị: họ chính là những người đang gây khó khăn cản trở.

***
Ngày 17 tháng 6/ 1999, trong buổi điều trần trước Hạ viện Mỹ và Ủy ban Phương cách và Phương tiện, ủy viên Greig Craft của PTMHK tại Hà nội đă phát biểu với các ư nghĩa thật lư tưởng. Đây là thời gian cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đă vận động hành lang để Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận mở rộng quan hệ thương mại song phương với Việt Nam, mà cuối cùng đă đưa quốc gia vùng Đông Nam Á này gia nhập được vào Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007. "Ngoài việc theo đuổi các cơ hội về giao thương, tất cả chúng ta đều có mối quan tâm liên tục để thúc đẩy nhân quyền và tự do dân chủ trên khắp thế giới". Craft đă nói với nhà lập pháp. "Quá tŕnh phát triển kinh tế tất yếu cũng dự báo rơ ràng cho công cuộc tự do hóa về chính trị ở Việt Nam".

Craft vẫn c̣n đang hoạt động tại Việt Nam, và vẫn c̣n được ở trong danh sách các thành viên của PTMHK. Ông cũng vẫn tuyên bố các lư tưởng của ḿnh, và trong những ngày này vẫn đang t́m cách quảng bá cho một tổ chức nhân đạo ông thành lập nhằm khuyến khích những người Việt điều khiển xe gắn máy ở mọi nơi chốn mang mũ an toàn. Nhưng ông Craft lư tưởng này đă không trả lời một yêu cầu của nhà báo vào đầu tháng này hỏi liệu ông có sẽ vẫn giữ những lời cam kết của ḿnh trước Quốc Hội mười một năm trước rằng Việt Nam sẽ cho phép công dân của họ nhiều tự do hơn hay không. Cả những nhà lănh đạo hiện thời của PTMHK cũng không sẵn ḷng giải quyết chủ đề này.

Tom Siebert, chủ tịch chi nhánh của PTMHK tại TP. Hồ Chí Minh, cho biết qua điện thư trong ngày 3 tháng 11 năm 2009 rằng tổ chức này là một tổ chức "phi-chính trị". "Chúng tôi sẽ giới hạn các ư kiến và khuyến nghị của chúng tôi vào những vụ việc có ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam" Khi tôi hỏi Siebert những ǵ ông sẽ có thể phát biểu ngay lúc này về các mối hoài nghi về thương mại ở điện Capitol, những người đang yêu cầu câu trả lời về những ǵ hiện đang xảy ra cho công cuộc tự do hoá chính trị vốn đă phải được tiến triển hết sức tốt đẹp, ông đă từ chối không trả lời.

***
Cũng không hề có nhà lănh đạo nổi bật nào của PTMHK hoặc các bạn bè trước đây của Định sẵn sàng nói đến các vấn đề về nguyên tắc của pháp luật. Fred Burke, viên quản lư điều hành văn pḥng tại TP Hồ Chí Minh của Banker & McKenzie, chủ tịch ủy ban pháp lư của PTMHK mà Định là một thành viên của ḿnh cho đến khi bị bắt vào cuối tháng Sáu. Tôi đă chất vấn Burke "Định có phải là bạn của ông không?" và ông đă không trả lời.

Chính cái danh sách khách hàng của Burke giải thích được nguyên nhân cho sự dè dặt của luật sư (Định). Các viên chức Việt nam của Banker & McKenzie từng đại diện cho những nhà cho vay nợ ngoại quốc quan trọng, những người cần giấy phép chính phủ để hoạt động, bao gồm cả Citibank và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Các tài liệu quảng cáo của Banker & McKenzie nói rằng hoạt động ở việt Nam của công ty đại diện cho "các khách hàng nước ngoài trong những thoả thuận đầu tư trong nước, chẳng hạn như việc mua lại Ngân hàng Đầu tư RHB của 49% trong cổ phần chứng khoán Việt Nam." Một thương vụ khác mà Burke đang tiến hành có liên quan đến việc các tŕnh nạp thay mặt cho Asian Coast Development để xin “giấy phép xây dựng một khu nghỉ mát thích hợp, chẳng hạn như một casino ở Hồ Tràm, có giá trị 4 tỷ USD". Burke cũng đă làm việc trên một thỏa thuận liên quan đến việc tài trợ "nhà máy lọc dầu đầu tiên, thay mặt cho BNP Paribas cho khoản nợ trị giá $ 3 triệu mỹ kim để xây dựng dự án" của Việt nam (tổng giá trị lên đến $ 25 tỉ mỹ kim). Burke cũng đă giúp "một hăng sản xuất bia nước ngoài trong vụ mua lại $24 triệu cổ phần tại Việt Nam của tổng công ty Rượu-Bia- Nước giải khát Sài g̣n”.

Bởi v́ các hoạt động về luật pháp của Burke dường như phụ thuộc rất nặng nề vào việc không để lung lay con thuyền với các thực thể khác nhau của chính phủ Việt Nam, tôi hỏi anh ta trong một e-mail là phải chăng sẽ là sự công bằng để hiểu được điều ấy và để giải thích được sự do dự của ông ngay cả khi nhắc đến cái tên của luật sư Định. Ông đă từ chối không b́nh luận.

***
Ông Burke, theo như các trích đoạn báo chí hiển thị trên các truy t́m Internet rộng răi cũng đă từng là một đấu thủ của ngành công nghiệp công nghệ cao đang nổi lên của Việt nam. Vào tháng 12/2004, Burke đă tham gia, cùng với các đại diện của Cisco Systems và các danh nhân khác của PTMHK tại một hội nghị đưọc tài trợ bởi Hiệp hội Máy tính HoChiMinh nhăm nêu bật những khía cạnh pháp lư và thương mại của việc phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam. Duy Thức, người đang bị kết tội cũng từng xuất hiện trên bàn chủ tọa ấy diễn giải về các vấn đề kết nối mạng, cùng với Amy Vơ, một giám đốc kinh doanh của Cisco Systems. Tất cả những người tham gia trong hội nghị là đại diện của giới ưu tú về nghành công nghệ cao đang lên của Việt Nam.

John Chambers, phát ngôn viên cho bản Giám đốc điều hành của Cisco đă từ chối b́nh luận về mối quan hệ kinh doanh của Cisco với Thức và Lê Thăng Long. Nhưng trong khi các hồ sơ lưu trữ công cộng c̣n chưa được hoàn thiện, không nghi ngờ ǵ rằng hai nhà doanh nghiệp Việt Nam đă có quan hệ chặt chẽ với Cisco và cộng đồng kinh doanh Mỹ.

Bản tường thuật của CNN.com từ Hà Nội ngày 20 tháng ba năm 2001 cho biết Công ty Electronics and Information System của Viẹt Nam (được biết đến bởi tên gọi tắt EIS) đă chuẩn bị kế hoạch về một danh sách cho thị trường chứng khoán non trẻ của TP. Hồ chí minh, lúc ấy mới chỉ có năm công ty. Lê Thăng Long nguyên là phó Tổng giám đốc EIS khi ấy đă nói với các phóng viên rằng công ty ông đă được thành lập năm 1993, và đă trở thành công ty cổ phần vào năm 2000 ". Long cho biết EIS đă thiết lập được một mối quan hệ lâu dài với mạng lưới Cisco Systems khổng lồ và đă tiến hành kinh doanh tại Thái Lan và Singapore với kế hoạch mở rộng hoạt động đến Hoa Kỳ," theo báo cáo của CNN.

Ngày 31 tháng tám năm 2001 Cisco Systems đă ban hành một thông cáo báo chí để chào mừng quan hệ của họ với EIS của Thức và Long. Theo bản thống cáo báo chí, EIS và Cisco đă làm việc để xây dựng “Saigon Software Park với các thiết bị của Cisco” tối tân nhất thế giới. Bản thông cáo này xác định EIS là "một trong những đối tác hàng đầu của Cisco" đồng thời nói rằng công ty Việt Nam này "là nhân tố kết hợp quan trọng cho mạng lưới của SSP". Trần Huỳnh Duy Thức, người từng là chủ tịch và giám đốc điều hành EIS đă được trích dẫn đến trong bản thông cáo, nói rằng "EIS rất tự hào là người kết hợp dẫn đạo cho dự án này. Với các kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên EIS và ngành công nghiệp hàng đầu của Cisco, cơ sở hạ tầng của SSP đă được triển khai trong một thời gian kỷ lục."

Tối thiểu là mối quan hệ của Cisco với EIS đă phát triển đến năm 2006, theo các báo cáo công khai sẵn có. Một phát ngôn viên của thị trường chứng khoán Sài G̣n thuật lại rằng EIS đă không bao giờ trở thành một công ty được liệt kê, v́ những nguyên nhân không hề được giải thích trong các hồ sơ lưu trữ công cộng hiện có.

***
Liên doanh mới nhất mà Thức và Long đă tham gia vào có liên quan đến một công ty điện thoại internet mà họ h́nh thành có gốc gác ở Singapore mang tên là One Connection Internet. Theo một tường tŕnh từ Vietnam Net Bridge, dịch vụ quảng cáo điện thoại trực tuyến này tập trung vào các khách hàng tại Việt Nam. Thật dễ dàng để mà tưởng tượng ra nỗi lo sợ của những người cầm quyền đố với công ty này, những kẻ mà, giống như các đối tác tương tự của họ tại Trung Quốc, đă kiên quyết phải kiểm soát cho bằng được việc các công dân của họ giao tiếp với nhau trực tuyến như thế nào.

Năm ngoái, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đă thông báo rằng họ đă thẳng tay trừng trị công ty OCI (One Connection Internet), v́ đă chào mời các dịch vụ điện thoại internet đến Việt Nam từ Singapore và các nước khác mà không có giấy phép. Thông báo của Bộ Thông tin Việt Nam cho thấy rằng các các giới chức đă lo ngại rằng "điện thoại di động và thuê bao điện thoại cố định từ Mỹ, Canada và Australia đă dùng các thẻ nhựa để thực hiện các cuộc gọi điện thoại Internet đến Việt Nam với một thiết bị thanh toán được cài đặt tại Việt Nam". Thông báo này c̣n nói thêm rằng "Những cú điện thoại ở nước ngoài gọi đến đă được chuyển qua một cổng truy cập ở Singapore, nơi xác nhận tính hợp lệ của các cú gọi trước khi chuyển tiếp đến một thuê bao của Việt Nam".

Trong khi hầu hết các nhà quan sát sẽ phải vô cùng ngợi khen bất kỳ liên doanh kinh doanh nào như thế nhằm cho phép người dân Việt Nam được giao tiếp với nhau tự do nhưng đối với chính phủ Việt Nam, kinh doanh của Thức và Long là "bất hợp pháp". Đầu năm ngoái, rơ ràng là ngay trước khi Long và Thức bị bắt giữ, thiết bị của OCI đă bị tịch thu.

Năm nay, nhà chức trách Việt Nam đă tăng thêm các nỗ lực của họ để kiểm soát công dân của ḿnh giao tiếp với nhau qua Internet như thế nào, với hành vi mới nhất là ngăn chặn trang mạng giao tiếp xă hội Facebook do Hoa Kỳ sở hữu.

Đối với Cisco Systems, nhiều bản tường thuật báo chí khác nhau cáo buộc rằng công ty này đă giúp chính quyền Trung Quốc áp đặt hệ thống Tường lửa Vĩ đại của họ, một cáo buộc mà công ty này đă chối tội. Không ai có thể biết được nếu như các hoạt động của Cisco là đang hợp tác với chính phủ Việt nam trong những nỗ lực tương tự, mặc dù đă có những nghi ngờ như thế trong cộng đồng (bảo vệ) nhân quyền. (Xin hăy chờ xem)

***
Đối với những thấu hiểu sâu xa hơn vào sự việc chủ nghĩa cộng sản thân t́nh hoạt động như thế nào trong nền kinh tế Việt Nam ngày nay, hăy xem xét một bản tường thuật ngày 21 tháng 1 bởi Bill Hayton trong tờ Foreign Policy. Hayton là một cựu phóng viên BBC đáng kính tại Hà Nội, người đă bị chính quyền Việt nam từ chối gia hạn giấy phép hoạt động báo chí ngay sau khi ông đệ tŕnh quá nhiều bản báo cáo vốn không chịu phục tùng đảng lănh đạo.

Trong bản tường thuật của ông trên tờ Foreign Policy, Hayton trích dẫn một ví dụ đanh thép về việc làm thế nào mà "bất chấp một làn sóng của sự giàu có mới, Đảng Cộng sản vẫn chi phối được cả hai lĩnh vực công cộng và tư nhân" tại Việt Nam. Ông lưu ư rằng, "nhiều" doanh nghiệp tư nhân trá h́nh "hoặc là các doanh nghiệp nhà nước trước đây hoặc vẫn c̣n một số sở hữu nhà nước và phần lớn vẫn do các đảng viên điều hành". Hayton c̣n cho biết thêm: "Hầu hết những người điều khiển các đỉnh cao chỉ huy của khu vực tư nhân là những người được đảng chỉ định, gia đ́nh (đảng viên) hoặc thân thích của họ. Thành phần ưu tú của Đảng cộng sản Việt đang chuyển chủ nghĩa tư bản thành một loại kinh doanh gia đ́nh".

Để minh họa cách thức loại doanh nghiệp gia đ́nh ấy hoạt động như thế nào, Hayton đă chỉ ra một đám cưới năm 2008 tại một khách sạn sang trọng ở Sài G̣n mà các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam vẫn c̣n nhớ rơ, khách sạn Caravelle. Nguyễn Bảo Hoàng, viên giám đốc điều hành các đối tác của IDG Ventures Việt Nam, một công ty đầu tư, đă kết hôn với một cô dâu 27 tuổi tên là Nguyễn Thanh Phương - con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. "Nhưng người đàn ông cô ta kết hôn là một công dân Mỹ, có cha mẹ từng trốn khỏi Việt Nam năm 1975 để thoát những người cộng sản - bây giờ đă quay trở lại cưới con gái của một trong số những người cộng sản ấy" Hayton đă nhận xét như vậy.

IDG Ventures của Nguyễn Bảo Hoàng là một thành viên tích cực của Pḥng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Virgina Foote, một thành viên khác của HDTMHK cũng đă từng ve văn cha Nguyễn Thanh Phương là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trang web cho Foote's Vietnam Partners, một ngân hàng đầu tư, trưng bày một bức ảnh của Foote và Nguyễn Tấn Dũng chụp khi bà và các đối tác Việt Nam đă gặp thủ tướng tại Hà Nội vào ngày 01 tháng 6 Năm 2007.

"Những Giám đốc thượng thặng của nhóm Đối tác ViệtNam có cơ sở tại Hoa Kỳ cam kết đầu tư vào Việt Nam và t́m kiếm sự giúp đỡ của Chính phủ để làm ổn thoả đường đi cho các kế hoạch của họ trong các cuộc hội họp" trang web của Vietnam Partners đă thuật lại. "Trong cuộc họp, Chủ tịch của nhóm đầu tư, Virginia B. Foote, nói rằng bà sẽ thực hiện các nỗ lực lớn hơn để thúc đẩy hợp tác Mỹ-Việt trong các lĩnh vực khác nhau, bên cạnh việc thúc đẩy đầu tư của công ty ḿnh vào thị trường Đông Nam Á."

Trang web của Vietnam Partners đă thêm những câu nói mạnh mẽ này về những ǵ thủ tưóng đă phải phát biểu khi Foote yêu cầu ông giúp đỡ để "làm trôi chảy lối ngơ cho Vietnam Partners: "trong phần trả lời, thủ tướng Dũng đă đánh giá cao sáng kiến đầu tư của Vietnam Partners và thôi thúc các giám đốc điều hành của tổ hợp này làm việc cùng các ban ngành có liên quan cùng chính quyền địa phương để bắt đầu các dự án càng sớm càng tốt". Ở một quốc gia thuộc Thế giới thứ ba như Việt Nam, bạn có thể mang những lời ca tụng kiểu ấy đến cái ngân hàng (nhà nước sở hữu) mà ai cũng biết cả.

Foote từ chối b́nh luận. (Năm ngoái, khi tôi viết rằng công ty luật pháp trước đây của Định từng được liệt kê là một khách hàng của Vietnam Partners, bà Foote nói rằng bà không c̣n nhớ nữa). Điều này cho thấy rằng trong mắt các nhà lănh đạo cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, việc bày tỏ bất cứ sự thông cảm nào cho những người như Lê Công Định, Lê Thăng Long, và Trần Huỳnh Duy Thức, thậm chí trong chốn riêng biệt kín đáo, cũng có thể đe doạ đến mối quan hệ kinh doanh béo bở với chính phủ Việt Nam. Ít nhất là bạn không thể gọi ba người đàn ông bị giam cầm là "những người bạn Cộng sản chí cốt với nhau" được.

 

http://www.rushford report.com/ 2010/100125Commi es.htm


<< trở về đầu trang >>
free counters