Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
"Lời Từ Biệt" của Giám Mục không nhà. - phần 2.
Bảo Giang
(Phần 1)
“Có ai trong càc ngươi, khi con cái ḿnh xin cái bánh, lạ́ cho nó ḥn đá? Hoặc, khi nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn ư?” (Mt 7:8,9)
b. Lầm lẫn hay là muốn “ lập công” dâng đảng?
Phải khẳng định một cách rất rơ ràng, chắc chắn, không một chút nghi ngờ là: Thành quả lớn nhất, vĩ đại nhất mà Hồ chí Minh và nhà nước Việt cộng làm được ở trên đất nước Việt Nam sau 70 năm nắm quyền lực là chúng đă tiêu diệt được Sự Thật là nền tảng, là niềm tin giao tiếp giữa con người với con người. Và chúng đă thành công trong việc tạo ra sự nghi ngờ ở trong ḷng tất cả mọi người cũng như trong tất cả mọi lănh vực. Theo đó, sau khi đă nghi ngờ nhau là cộng sản, ăn phải đũa của Việt cộng, hoặc hợp tác với việt cộng, dù không nói ra, sự cộng tác vời những người bị nghi ngờ này trong các việc chung đều đi vào bế tắc. Rất khó t́m ra được sự an b́nh trong một hướng đi chung tốt đẹp với những người này.
Tại sao người ta lại hẹp ḥi như thế nhỉ?
Không, không phải là hẹp ḥi. Cũng không thể là một đồng cảm, chứ đừng nói chi đến việc đồng hành với Việt cộng. Bởi lẽ, cộng sàn, Việt cộng nó đồng nghĩa vời gian ác, với dối trá, với bất lương, bất nhân, bất nghĩa, phi pháp … Là một loại phong cùi, loại cùi, hủi của xă hội. Không một người nào có lương tri, yêu mến Công Lư, Sự Thật mà lại có thể làm bằng hữu với nó được!
Thật vậy, ở bất cứ nơi đâu, dù là trên rừng sâu núi thẳm, xuống đồng bằng. Từ thôn quê ra thành thị, đến phố xá lây lan ra hải ngoại, nơi nào có người Việt Nam sinh sống mà có Việt cộng len lỏi vào là ở nơi đó có sự nghi ngờ, phân hóa. Có thể nói, sự nghi ngờ lan tràn, phủ lấp từ trong nhà, ra xả hội vào học đường đến các công sở. Nó xâm nhập vào trong tất cả mọi sinh hoạt, kể cả sinh hoạt của các đảng phái quốc gia, cộng đồng ngừơi Việt tại hải ngoại. Nó nằm và sống vững chắc ngay trong ḷng của đảng cộng, trong các đơn vị quân đội và công an của chúng. Phần các sinh hoạt của tôn giáo, tưởng rắng vượt ra ngoài tầm với của Việt cộng. Ai ngờ, trong cũng như ngoài nước đều không có ngoại lệ.
Có hiểu được rơ ràng nọc độc cộng sản đă làm băng hoại đến tận cùng căn nguyên cỗi rễ của nền luân lư như thế, mới thấu hiểu được sự khát khao đi t́m Công Lư và Sự Thật nó mănh liệt ở trong ḷng người như thế nào. Có hiểu được sự khát khao đi t́m công lư, mới hiểu được gía trị tinh thần của GM Kiệt không phải chỉ có ở trong ḷng từng giáo dân, nhưng là dân tộc này cần điểm tựa ấy ra sao? Tiếc thay, Niềm Tin vửa lớn dậy, cuộc chuyển ḿnh vừa bắt đầu th́ gian dối của Việt cộng cũng đă chạm vào được trong sinh hoạt của tôn giáo. Kết qủa, đêm chia tay Niềm Tin đến trong nỗi kinh hoàng của giáo dân nói riêng, và ngựi dân Việt nói chung. Hà Nội lại ngơ ngác, cô đơn đi t́m bóng Công Lư như mây nổi giữa trời. Đến khi nh́n lại hàng chục, hàng trăm tấm biểu ngữ vẫn chăng ngang giữa trời tưởng như sức mạnh tiêu diệt gian dối, ai ngờ lại như tiếng thét gào lẻ loi! Rồi Người đi mang theo ước nguyện chưa vơi cạn. Kẻ ở lại ê chề, đếm giọt đắng trong bóng tối thê lương. Ai sẽ “Chạnh Ḷng Thương” cho đám dân này?
Ở một chiều ngược lại, khéo mà “Điệu Ru của Qủy” trên cách Đồng Chiêm hôm nào, nay sẽ lại tái diễn ở giữa ḷng Hà Nội với máu và nước mắt của người đi t́m công lư. Riêng cây gậy mỏi mệt th́ chống trên thềm hoang như ngóng ngày tàn trong nỗi bàng hoàng, mà cũng có thể là hối hận muộn màng của cánh lá sắp ĺa cành? Bởi lẽ, chẳng thể t́m ra câu trả lời: Em ngươi đâu? Nói chi đến việc tạo lại niềm tin cho đời? Đó là thực tại, dù không bi quan cũng thấy được niềm tin của nguớ giáo dân đặt vào HDGM càng lúc càng thu hẹp lại. Lư do, họ nghi ngờ một số vị, trong đó có vị chủ tịch có liên hệ sâu đậm với Việt cộng!
Nhắc lại câu chuyện cũ. Lần đầu tiên vào tháng 2-2009, nhà nước Việt cộng đă chính thức mời Vatican sang thăm Việt Nam để bàn về việc bang giao? Sau 50 năm cắt đứt quan hệ ngoại giao vời Vatican , hẳn nhiên lời mời này có tác dụng. Một phái đoàn của Vatican được gởi sang Việt Nam . Sau khi họp tại Hà Nội, phái đoàn đă vào Lavang và Đà Lạt. Từ đó, bắt đầu có tin đồn GM Nhơn sẽ ra Hà Nội thay GM Kiệt và GM Đọc sẽ về Sài G̣n khi HY Mẫn nghỉ hưu v́ qúa tuổi ( tin đồn này có thể do nhà nước tung ra, nhưng HD không lên tiếng, làm cho nhiều nguơi hiểu là có ư thuận). Rồi tin đồn được củng cố mạnh mẽ hơn khi Nguyễn tấn Dũng đến thăm Giám Mục Đà Lạt vào 18-8-2009. Thực tế và nội dung cuộc đón tiếp, trao đổi này ra sao không ai biết. Nh́n trên TV, GM Nhơn đă hồ hởi đón rưóc Dũng với đoàn thiếu nhi ca múa. Và lợi nhuận đầu tiên là Đà Lạt được cấp phát đến 14 Hecta đất để xây trung tâm mục vụ!
Kế đến, GM “ phi công” Nguyễn văn Khảm, không bay lên bầu trời Đồng Chiêm quan sát t́nh h́nh, nhưng ở nhà và chẳng biết theo lệnh của ai, GM Khảm thả xuống Đồng Chiêm một quả bom tấn, có sức công phá mănh liệt nhiều lần hơn trái bom thả xuống Hiroshima. Đó là bài viết “ Lên Tiếng hay không lên tiếng” trên web của HDGMVN. Kết qủa, nhà nưóc không cần tốn một viên đạn, Thánh Giá Đồng Chiêm tan bay xác pháo và người lănh đạo là GM Kiệt biết “thế là đă đoạn” và quần áo bắt đầu cho vào vali. (nhắc qua, GM Khảm ít nhất có ba năm học chung lớp với GM Kiệt tại Long Xuyên, ít ra th́ cũng có một chút t́nh bạn! Chắc Ngài thuộc ḷng câu “Sỹ vị tri kỷ gỉa tử”?)
Tuy có những “nhầm lẫn” ở trên, nhưng điều tệ hại nhất lại nằm ở sự việc, GM Nhơn nhận lời về Hà Nội. Về trong sự nghi ngờ của nhiều người. Sự nghi ngờ mà theo nhiều bài báo, gồm cả trả lời của GM Sang là GM Nhơn không có tên trong danh sách TGM Kiệt đệ tŕnh Roma phê chuẩn cho về làm phó cho Hà Nội. Nếu thực sự Hà Nội không đề nghị, th́ ai đă đưa tên của ông vào danh sách? Việt cộng hay cánh tay nối dài ở Roma?
Đă thế, GM Nhơn c̣n bị nghi ngờ là người xếp đặt chuyến bay về đêm dành cho TGM Kiệt. Bởi lẽ, chỉ mấy hôm sau ngày nhận nhiệm vụ là phó cho Hà Nội. Chưa làm được một việc ǵ, dù nhỏ, đẻ trợ giúp cho Ông chính, ông đă đến tu viện Châu Sơn, nơi mà TGM kiệt quyết định gởi phần đời c̣n lại của ḿnh sau bốn vách tường khổ tu, kéo TGM Kiệt ra khỏi tu viện, rồi tiễn ngài lên chuyến bay một chiều ra ngoại quốc vào lúc nửa đêm. Biến GM Kiệt thành người lưu vong bất đắc dĩ! Bất đắc dĩ như người Việt phải bỏ nước ra đi từ 30-4-1975.
Đoạn kết này, GM Kiệt không ngờ, nhưng giáo dân đă nh́n ra từ trước. Đó là lư do tại sao họ xin Ngài ở lại Hà Nội. Đó là lư do tại sao giáo dân van lạy HD lên tiếng bên Ngài. Bởi lẽ, họ biết nếu Ngài từ nhiệm. Ngài sẽ mất luôn quyền chọn nơi cư trú cho ḿnh. Bằng chứng là có một người dân nào ở miền nam Việt Nam lại chờ đón ngày 30-4-1975 đâu? Có chăng chỉ là những kẻ phản phúc “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản‘, nằm vùng hoạt động cho chúng mà thôi! Nhưng than ôi! Vị chủ tịch, lẽ ra là bậc tôn kính, và phải bảo vệ anh em của ḿnh. Lại đă vội vàng, ích kỷ và rất có thể là đi đêm với Việt cộng trong chuyến về như phù thủy này, làm cho Giáo Hội đi vào một đoạn đường đầy những gian nan trắc trở, nếu như không muốn nói là gặp đại nạn.
Gọi là đại hoạ là v́, trước hết, GM Nhơn tạo cho Việt cộng một cái thế chúng mơ ước từ 70 năm qua vẫn không thể làm được, dù là trong thời khổ nạn của giáo hội 1954- 75. Đó là quyền ban phát cho các GM ở đây hay ở kia. Thậm chí là có thể “tống” vị đó ra khỏi nhiệm sở, nếu như đi ngược lại đường hướng vô đạo của chúng. Hoặc gỉa, không biết bịt mắt, che tai trước những hành động vô luân, bất nhân của chúng. Nay, Chủ tịch đă không dám lên tiếng bênh vực cho đường Công Lư, lại c̣n lặng thing, kiếm ngôi cao. Hỏi từ đây có c̣n vị GM nào dám lên tiếng thực tế cho Công Lư và Sự Thật, hay chỉ c̣n những h́nh thức thư chung chung, theo gương chủ tịch mà đi?
Kế đến, GM Nhơn tạo cho giào dân hoài nghi vào chính những vị lănh đạo của ḿnh. Trước đây đă có nhiều tin đồn (rất khó kiểm chứng) các tân chức muốn chịu chức LM th́ phải t́m cách đút lót cho cán bộ nhà nuớc để “ xin” và “chờ cho” thông qua danh sách, sau dó GM mới cho thụ phong. Chỉ đến khi GM Kiệt giữ đúng quyền hạn của GM, chỉ thông báo cho nhà nước biết việc truyền chức LM cho một số vị, thay v́ “ xin phép “ và “ chờ cho” như trước kia, các GM khác mới được giải tỏa bớt những gánh nặng về chuyện Xin - Cho này. Nhưng không ngờ, nay lại chính vị chủ tịch của HDGM tự xin đi theo lệ cũ! Vậy những vị khác, hay các tân chức LM phải đi theo hướng nào? Nếu không có của th́ phải lo lập công với nhà nước chăng?
Nếu phải lập công cho nhà nước, thử hỏi, Giáo Hội VN sẽ đi về đâu? Có c̣n là những Kitô hữu đi theo thầy chí Thánh là Đường là Chân Lư là Sự Sống hay không?
Di nhiên, niềm trung thành tuyệt đối vào giáo lư của Sự Sống của Đức Kitô không ai rời xa. Nhưng việc có nghe theo lời các “đấng chăn chiên” được chỉ đạo bời nhà nước Việt cộng hay không lại là chuyện khác. Bởi lẽ, “ Kẻ nào không ngang qua cổng mà vào với đàn chiên, nhưng đến từ những nơi khác th́ là kẻ trộm cướp “ (Yn 10:1). Nói cách khác: Chỉ những ngừời vào với đoàn chiên bằng cổng chính th́ mới là những người chăn chiên, ngoài ra là những kẻ trộm!
Theo đó, người ta cũng có quyền đặt ra câu hỏi: Không biết GM Nhơn đang thực thi “Ư Chúa”, và bất ngờ khi được bổ nhiệm về Hà Nội như lời Ngài nói, hay làm theo lời giáo huấn và xếp đặt của Nguyễn tấn Dũng?
Dĩ nhiên, GM Nhơn có quyền trả lời hoặc im lặng không trả lời. Tuy nhiên, không thể lẩn tránh măi để chờ ngày tháng giải quyết câu hỏi. V́ càng im lặng, sự nghi ngờ trên càng lớn. Sự nghi ngờ càng lớn càng tàn phá niềm tin của giáo dân vào HD và vào chính bản thân Ngài. Bởi lẽ, ai cũng nhận ra rằng: Nếu GM Kiệt ở Châu Sơn, ngày ngày rồi tháng tháng, đoàn người mến mộ Ngài đến Châu Sơn càng nhiều, ảnh hưởng của GM Nhơn ở Hà Nội vốn không có, lại cũng không thể gầy dựng được. Từ dó, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều hành công việc của giáo phận. Nhưng cũng không thể v́ lư do ấy mà “ loại trừ nhau” vào lúc nửa đêm. Lúc mà văn thư của Toà thánh chấp thuận cho Ngài về hưu vẫn chưa được công bố.( trong lịch sử của Giáo Hội, chưa có một GM nào về hưu phải khăn gói ra đi như thế bao giờ). Theo đó, sự im lặng của GM Nhơn có tính đồng lơa, mờ ám, chứ không phải là “vàng” trong trường hợp này. Lại càng không phải là bất ngờ! Bất ngờ trong trường hợp này dành cho dân chúng, không đứng về phía GM Nhơn,
IV.Trách Nhiệm.
Nay vằng trăng sáng soi tỏ đựng Công Lư, Sự Thật cho dân Chúa đi theo ở giữa Hà Nội đă bị lấy đi, và thay thế bằng một ánh đom đóm lập loè sắp tàn th́ trách nhiệm này sẽ thuộc về ai?
GM Ngô quang Kiệt đă nhận trách nhiệm với giáo dân khi Ngài viết:” Tôi thật có lỗi khiến anh chị em thất vọng khi tôi nộp đơn từ chức. Nhưng anh chị em hăy tin rằng tôi đă làm tất că chỉ v́ lợi ích của giáo hội..”… “ xin anh chị em hăy tha thứ cho những lẫm lỗi, thiếu xót của tôi. Xin anh chị em hăy v́ tôi mà tha thứ cho những người đă xúc phạm đến chúng ta…” Ai là những người đă xúc phạm đến chúng ta? Ngài viết thế, chúng ta phải hiểu. Riêng phần trách nhiệm, có lẽ, không một ai quy trách nhiệm cho Ngài. Trái lại. C̣n hết ḷng kính trọng một nhân cách lớn, trổi vượt lên như Một Vầng Trăng.
a. Phía Rôma?
Ṭa Vatican, tuy là chủ thể trong việc bổ nhiệm các Giám Mục hay Tổng Giám Mục. Nhưng hầu như không thể quy trách trách nhiệm cho Ṭa Thánh có sai lầm trong vụ việc nhận đơn từ chức của GM Kiệt hay là bổ nhiệm Giám Mục Nhơn được. Lư do, Ṭa Thánh không nắm được t́nh h́nh của Việt Nam , đă thế c̣n nôn nóng về việc thiêt lập ngoại giao với Việt Nam và được nghe những báo cáo có thể không đúng sự thật từ những nhân vật được liên hệ. Đơn giản hơn, Ṭa Thánh chẳng bao giờ có ư nghĩ rằng: Có những nhân sự hoạt đàu, khuynh loát trong hàng ngũ GM Việt Nam theo thế có lợi có cộng sản. Lại càng không nghĩ rằng những vị hoạt đầu này lại kéo được dây chằng sang đến nhân sự làm trong bộ ngoại giao của Ṭa Thánh, là Mon.Cao minh Dung. Theo đó, mỗi khi muốn biết t́nh h́nh về Việt Nam, Roma xét hỏi qua trung gian Mon.Dung, rồi đến chủ tịch HDGMVN hay các đấng thâm niên công vụ như HY Mẫn, TGM Thể, hoặc GM Minh, GM Đọc th́ đều nghe những báo cáo tương tự. Khi đó, Rôma không muốn tin cũng phải tin và không muốn bổ nhiệm GM Nhơn th́ cũng chẳng có một lựa chọn nào khác.
Bời lẽ, theo bản tin đăng trên tờ Catholic của Tổng Giáo Phận Sydney phát hành tuần 14-5-2010 trên ấy có bản tin khá đặc biệt với tựa đề:
Archbishop of Hanoi resigns. Vietnamese Government Rejoices. Catholic Communications, Sydney Archdiocese, 14 May 2010.
The Vatican accepted the resignation Archbishop of Hanoi , Joseph Kiêt. He was known as a key opponent against the Vietnamese government.Even though the archbishop says he's resigning for health reasons, the move is widely viewed as the price the Vatican must pay to establish diplomatic relations with Vietnam. tạm dịch
:” Vatican đă chấp thuận sự từ nhiệm của TGM Hà Nội, Joseph Kiệt, là người được biết đến như một biểu tượng chống lại nhà cầm quyền Việt Nam . Mặc dầu TGM nói là xin nghỉ v́ lư do sức khoẻ, nhưng sự việc ra đi này cho thấy đây là cái gía mà Vatican phải trả khi muốn có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.”
Như thế là rơ ràng. V́ muốn thiết lập ngoại giao, nhưng không được biết đầy đủ về t́nh h́nh của Việt Nam nên Roma đă chấp thuận việc xin từ nhiệm của GM Kiệt và bổ nhiệm GM Nhơn sau khi có sự đồng ư của Hà Nội. Theo đó, thật không thể trách Roma, nếu có trách th́ trách chính HDGMVN đă không đủ can đảm chọn con đường giáo dân và dân tộc này mong đợi và đă được GM Kiệt mở ra. Thay vào đó là yên lặng cho vài cá nhân nắm lấy thời cơ, móc ngoặc với Việt cộng để nhắm đến cái ghế, cái gậy cao hơn! Riêng cánh tay nối dài, Mon.Dung chẳng là ǵ trong vụ việc này nếu như HD cương quyết bảo vệ GM Kiệt trong những báo cáo của ḿnh. Theo đó, Mon. Dung cũng chỉ thừa cơ hội để kiếm lấy bổng lộc cho gia đ́nh hoặc làm cho ra vẻ là có năng lực mà thôi. Bởi lẽ, nếu như HDGM Việt Nam có quyết tâm đồng hành chứ không phải chỉ “đồng cảm” với GM Kiệt th́ có đến cả chục Mon.Dung cũng vô dụng.
b.Về phía Việt Nam.
GM Nguyễn chí Linh, trong bài phát biểu mừng Đức Tổng Giuse có vị phó vào ngày 7-5-2010 đă nói lên hai điều có ư nghĩa. Nó rất gần như cái nh́n lại, hay đánh gía về phần trách nhiệm của HDGMVN :”Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đă gây ra một số tranh căi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội”. Dă không phủ nhận là có sự minh xác là có những tranh căi về việc bổ nhiệm này. Tranh căi từ trong HD rồi lây lan ra bên ngoài chăng?
Điểm thứ hai: “ chúng ta cần phải can đảm hơn khi đối diện với các dị biệt, chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ t́nh huynh đệ trong đại gia đ́nh Giáo Hội.”…”Chắc chắn là ai trong chúng ta cũng đều muốn sự tốt đẹp cho Giáo Hội. Nhưng nếu v́ yêu mến Giáo Hội mà chúng ta loại trừ nhau th́ không c̣n ǵ mâu thuẫn bằng”
Nếu GM Linh cũng như HD nh́n lại và coi đây là một trách nhiệm của HD th́ đó cũng là một tín hiệu đáng mừng. Nhưng chỉ là tín hiệu thôi. C̣n việc được mừng thật hay không là chuyện khác Bởi lẽ, chỉ năm hôm sau ngày Ngài đọc bài chúc mừng ở nhà thờ, và giữa lúc giáo dân chưa hết hoang mang, rúng động về nguồn tin GM Nhơn không có tên trong danh sách của GM Hà Nội gởi sang Roma để xin phê chuẩn. Lại nghe bản tin từ phía nhà nườc đăng trên một số báo là:“ được sự chấp thuận của thủ tướng chính phủ Việt Nam, Giáo Hoàng Benedic đă bổ nhiệm GM Nhơn, GM Đà Lạt, chủ tịch HDGMVN làm TGM phó Hà Nội, quyền kế vị” Như thế, có phải là nhà nước đă chọn và bổ nhiệm GM Nhơn về Hà Nội và Roma chỉ là cơ sở gởi văn kiện hành chánh hay không?
Lại nữa, cũng chỉ năm hôm sau, vị Tổng Giám Mục xin nghỉ hưu chưa được chấp thuận (từ Roma), đang nghỉ bệnh tại ḍng Châu Sơn được vị phó đến mời về và lên chuyến bay đêm không ngày trở lại. Đây có phải là sự việc ” loại trừ nhau”: hay không? Nếu bảo là không th́ tại sao lại là không, khi đă có đầy đủ những dữ kiện từ việc mua vé và xin visa vào MỸ trong thời gian đó không phải là ư kiến của TGM Kiệt? Hơn thế, Ngài không bao giờ muốn rời Việt Nam !
Thưa Ngài GM Nguyễn chí Linh, trường hợp là phải th́ điều Ngài chúc mừng hôm đó sẽ được hiểu như thế nào? Liệu toan tính loại trừ nhau như thế th́ có c̣n đựợc gọi là “ một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, đó mới là dấu chỉ chúng ta c̣n thuộc về Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập.” nữa hay không?
Bài viết đă dài, xin không có đoạn kết, chỉ có những thắc mắc rối tợ tơ ṿ. Bởi lẽ, khi ngựi giáo dân liều chết đi t́m nguồn Chân Lư và Sự Thật lại chỉ nhận được toàn nước mắt! Tại sao lại như thế nhỉ? “Có ai trong càc ngươi, khi con cái ḿnh xin cái bánh, lạ́ cho nó ḥn đá? Hoặc, khi nó xin con cá, mà lại cho nó con rắn ư?” (Mt 7:8,9) Người trần cũng không làm như thế? C̣n HD?
Kinh xin các đấng, các bậc đánh tan đi niềm nghi hoặc đang lớn dần trong ḷng các kẻ hèn tin!
Bảo Giang