Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Về những văn kiện Đại hội XI: II. Chủ nghĩa Xă hội loại nào vậy?

Về những văn kiện Đại hội XI: II. Chủ nghĩa Xă hội loại nào vậy?

 

Bùi Tín

  VOA

 

Một từ được lập đi lập lại nhiếu lần nhất, đến hàng trăm lần trong mọi văn kiện tŕnh Đại hội XI là danh từ ghép xă hội chủ nghĩa (XHCN).
Các văn kiện luôn nhắc đến «Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xă hội» thường gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991.
Cương lĩnh năm 1991 được coi là «nền tảng tư tưởng lư luận và ngọn cờ chiến đấu của đảng, của dân tộc trong giai đoạn mới».
Cương lĩnh này hiện được coi là nội dung trung tâm và cơ bản của Đại hội XI, từ các đại hội đảng ở cơ sở, đại hội đảng phường - xă, qua đại hội đảng quận- huyện, đến đại hội đảng tỉnh – thành, các ngành Quân đội, Công an, cho đến Đại hội đảng toàn quốc sẽ diễn ra vào tháng giêng 2011.
Bộ máy tuyên truyền cộng sản cho rằng Bản cương lĩnh năm 1991 sau gần 20 năm thực hiện thắng lợi đă có bước phát triển về nhận thức rất quan trọng, trong đó đáng kể nhất là vấn đề phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, nghĩa là «vừa tuân theo những quy luật của cơ chế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH, thể hiện trên cả ba mặt sở hữu, tổ chức quản lư và phân phối, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh».
Các văn kiện nhấn mạnh trong quá tŕnh đổi mới, lănh đạo đảng đă không ngừng bổ sung, phát triển trên nhiều vấn đề cơ bản và quan trọng góp phần từng bước làm sáng tỏ thêm nội dung của bản Cương lĩnh.
Bổ sung, phát triển và làm sáng tỏ Cương lĩnh quá độ lên CNXH! Có thật không? Quả thật tôi đọc đi đọc lại hàng chục lần mà vẫn không sao nhận ra. Ngược lại càng t́m hiểu càng suy nghĩ và đối chiếu với thực tế, tôi càng thấy nó mù mờ, không phản ánh thực tế, cũng không sáng sủa chút nào về lư luận.
V́ vấn đề trung tâm của Cương lĩnh là xây dựng chủ nghĩa xă hội trong thế giới hiện đại, nên tôi đă t́m đọc nhiều sách lư luận, sách giáo khoa cho sinh viên ngành chính trị, thể chế của Pháp, Mỹ, Anh, Úc, Canada…th́ thấy rằng các người viết dự thảo đă h́nh như cố t́nh tránh né nhiều quan điểm chính trị phổ cập về CNXH của thế giới hiện nay.
Chủ nghĩa xă hội trong thời đại hiện nay là ǵ? Xưa kia có những quan niệm ấu trĩ, sơ khai, đơn giản về CNXH, CNXH b́nh quân, rồi đến CNXH Mác-xít, CNXH Mao-ít, chủ nghĩa Xă hội-Quốc gia, và nay là CNXH-Dân chủ, được thực hiện ở một số nước Bắc Âu.
Thời đại đă loại bỏ cái Chủ nghĩa Xă hội- Quốc gia (National-Socialisme) gọi gọn là Chủ nghĩa Quốc Xă của phát xít Hitler.
Thời đại cũng đă loại bỏ phe XHCN gồm một loạt gần 20 nước XHCN Mác-xít một thời rộng lớn, bao gồm hầu khắp các lục địa, gồm nước rộng nhất và nước đông dân nhất hành tinh, với một số nước XHCN Mác-xít «dự bị» ngấp nghé gia nhập phe này như Nicaragua ở Trung Mỹ, Ghana, Guinea, Ethiopia, Angola, Mozambique ở châu Phi, ngay trước khi toàn phe XHCN tan vỡ.
Các nước Đông Âu XHCN cũ, đồng minh thân thiết một thời của nước Cộng ḥa XHCN Việt Nam, không những đă cam kết từ bỏ học thuyết Mác-xít, c̣n coi CNXH Mác-xít là nhầm lẫn bi thảm nhất của lịch sử cận đại; Nghị viện châu Âu c̣n ra «Nghị quyết cấm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xă hội Mác-xít trên lănh thổ châu Âu do những tội ác nó gây ra trên thực tế đă vượt quá tội ác của bọn phát xít Hitler».
Vậy các đại biểu dự Đại hội XI có đủ lư lẽ thuyết phục nhân dân để thông qua Cương lĩnh xây dựng kiểu CNXH Mác-xít độc đảng đă bị loại bỏ và lên án như trên hay không?
Theo sách lư luận và giáo khoa chính trị về CNXH, có rất nhiều chế độ mang danh hiệu, danh nghĩa XHCN, có khi là nước tư bản, có khi là nước XHCN Mác-xít, có khi là chế độ Hồi giáo, có khi theo chế độ quân chủ lập hiến…
Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên là 4 nước XHCN Mác-xít, độc đảng; ngoài ra nước cộng ḥa Libya cũng tự nhận là nước XHCN Hồi giáo; nước Miến Điện cũng có lúc tự nhận là nước XHCN Myanmar, các nước Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy đều là vương quốc theo thể chế quân chủ lập hiến cũng được xếp vào loại chế độ XHCN– Dân chủ, hay Xă hội- Dân chủ.
Theo thống kê chính trị của Liên Hợp Quốc và các tổ chức truyền thông quốc tế có uy tín nhất, tuy có nghiều kiểu CNXH khác nhau, nhưng người ta chỉ xếp tất cả các nước XHCN theo 2 loại đối nghịch là: XHCN dân chủ và XHCN độc đoán hay độc tài.
Có những nước mang danh «cộng ḥa nhân dân» như Trung Quốc, mang danh «cộng ḥa dân chủ nhân dân» như bắc Triều Tiên, mang danh «cộng hoà XHCN» như Cuba, hay «cộng ḥa XHCN Hồi giáo» như Libya… đều bị xếp chung một loại là các nước XHCN độc đoán, không có dân chủ, chưa có cả dân chủ từng phần. Các nước trên được xếp chung với các nước độc đoán khác là: Congo, Nigeria, Sudan, Angola, Ethiopia, và Zimbabwe ở châu Phi.
Trong khi đó các nước theo chủ nghĩa Dân chủ- Xă hội ở Bắc Âu lại được Liên Hợp Quốc và hệ thống truyền thông quốc tế xếp vào loại các nước dân chủ truyền thống, các nước dân chủ trưởng thành, được xếp hàng rất cao trong các nước dân chủ tiên tiến.
Như Na Uy với 5 triệu dân, thu nhập b́nh quân đầu người (2009) là 40 ngàn đôla/năm, đứng vào hàng thứ 2 thế giới. Như Thụy Điển với 9 triệu dân, thu nhập b́nh quân đầu người 29 ngàn đôla/năm, đứng vào hàng thứ 18 của thế giới và hàng đầu về phát triển dân chủ và phát triển con người. Như Đan Mạch với hơn 5 triệu dân, thu nhập b́nh quân đầu người 37 ngàn đôla/năm(2009), đứng vào hàng thứ 8 thế giới, được coi là một xă hội phúc lợi, mỗi công dân được nhà nước quan tâm chăm sóc chu đáo nhất, từ khi c̣n là bào thai trong bụng mẹ đến khi chào đời, qua nhà trẻ, mẫu giáo, măng non, cho đến khi học vỡ ḷng, lên tiểu học, trung học, đại học hay cao học, hay dạy nghề. Người dân Đan Mạch được chăm sóc y tế hoàn toàn miễn phí, khi ốm đau, tai nạn, thiên tai đều được nhà nước chăm sóc chu đáo. Đan Mạch cũng là nước mà người lao động được nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, chăm sóc tinh thần, giữ ǵn môi trường, giải trí lành mạnh, và du lịch. Khi về già, người dân Đan Mạch được xă hội chăm sóc chu đáo nhất, nên tuổi thọ b́nh quân của họ cao bậc nhất thế giới (79). Do đó, dân Đan Mạch được báo Anh the Economist (2-2010) xem là sống hạnh phúc nhất thế giới.
Các nước này đâu có cần bước quá độ lên chủ nghĩa xă hội, cũng chẳng cần mang cái tên CNXH như một nhăn hiệu có tên mà không có thực chất. Họ càng không cần phải «bỏ qua chủ nghĩa tư bản» như Cương lĩnh hiện tại của đảng CS Việt Nam rêu rao nhiều lần trong các văn kiện.
Cuối cùng, tôi xin lưu ư lănh đạo Đảng CS và ban dự thảo các văn kiện Đại hội XI một đôi điều như sau:
-Quư vị có biết Liên Hợp Quốc xếp nước CHXHCN Việt Nam vào hàng thứ 153 về thực hiện dân chủ, trong các nước độc đoán, người dân chưa có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập đảng và tự do bầu cử, vậy nhân dịp Đại hội XI nước ta có cần phấn đấu để cải thiện cái thứ hạng ấy không? Và bằng cách nào?
-Ta bỏ qua chủ nghĩa tư bản, xây dựng từng bước chủ nghĩa xă hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin, vậy Nhà nước XHCN luôn được coi là cao hơn chủ nghĩa tư bản hiện đang làm chức năng chăm lo cho toàn xă hội đang có chương tŕnh phúc lợi ra sao? Đối với trẻ sơ sinh, với người mẹ cô đơn, với gia đ́nh đông con? việc nhà nước XHCN lo cho vườn trẻ, mẫu giáo, cho giáo dục tiểu, trung, lên đại học miễn phí ra sao? Trước mắt và trong tương lai việc chữa bệnh cho mọi công dân được Nhà nước lo liệu ra sao? Rồi đối với người tàn phế, người cao tuổi, thương bệnh binh các cuộc chiến tranh, nạn nhân các thiên tai, Nhà nước sẽ giúp đỡ như thế nào?
Cương lĩnh nhiều lần nói đến dân chủ, đến quyền làm chủ của dân, nhưng trong thực hiện th́ không thấy rơ biện pháp nào, thực hiện ra sao.
Nói hàng trăm lần đến chủ nghĩa xă hội, nhưng trong thực hiện, không thấy nội dung và biện pháp ở đâu cả. Lẽ ra Nhà nước XHCN phải là nhà nước thúc đẩy phát triển đạt dân giàu nước mạnh rồi phân phối hợp lư cho toàn xă hội được hưởng thành quả do xă hội làm ra, nhưng hiện nay Nhà nước vừa không giải nổi bài toán phát triển, vừa không giải nổi bài toán phân phối, phục vụ toàn xă hội.
Tự nhốt ḿnh trong loại CNXH độc đảng, các văn kiện không giải được vấn đề dân chủ là vấn đề cốt lơi th́ làm sao giải được vấn đề xă hội công bằng và văn minh là cốt lơi của CNXH!

 

Về những văn kiện đại hội XI: I. Thiếu lập luận chặt chẽ, lẩn tránh thực tế, nói lấy được


<< trở về đầu trang >>
free counters