Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Bản Tường tŕnh về chuyến công du Việt Nam của DB Cao Quang Ánh

Bản Tường tŕnh về chuyến công du Việt Nam của DB Cao Quang Ánh


Sau đây là bản tường tŕnh chính thức và tóm gọn của tôi về chuyến công du cùng với phái đoàn dân cử của Hạ Viện tại một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cùng trong phái đoàn với tôi là Dân Biểu Eni Flaeomavaega, trưởng phái đoàn, và Dân Biểu Mike Honda.
Khi được tin về phái đoàn chuẩn bị đi Việt Nam, tôi đă yêu cầu tham gia với hai mục đích:
(1) tiếp xúc với các thành phần bất đồng chính kiến và đang bị đàn áp;
(2) lên tiếng trực tiếp với chính quyền Việt Nam về những vấn đề quan tâm chung của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, trong đó có chính bản thân tôi.
V́ là vị Dân Biểu gốc Việt độc nhất tại Quốc Hội Hoa Kỳ, tôi tự đặt cho ḿnh trách nhiệm thực hiện hai điều này; bằng không th́ sẽ không ai làm việc đó.
Để chuẩn bị cho chuyến đi, văn pḥng của tôi đă gởi cho Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam danh sách những nhân vật tôi muốn gặp gỡ: Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Linh Mục Nguyễn Văn Lư, các Luật Sư Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nhà Văn Trần Khải Thanh Thủy, Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, các Mục Sư Phạm Đ́nh Nhẫn, Hồ Tấn Khoa, Nguyễn Hồng Quang, và Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế.
Thật thất vọng khi đang sắp xếp các buổi hẹn qua Toà Đại Sứ Hoa Kỳ th́ tôi được thông tin rằng phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ đă thoả thuận với Việt Nam là sẽ không tiếp xúc bất kỳ ai ngoài những thành phần mà chính quyền Việt Nam chỉ định và sắp xếp, điều kiện để phái đoàn được đến Việt Nam.
Sau khi hội ư với một số nhân sự đáng tin cậy, tôi quyết định vẫn tham gia phái đoàn v́ vẫn có cơ hội để thực hiện mục đích thứ 2.
Đặt chân xuống Việt Nam ngày mùng 3 tháng 1, 2010, phái đoàn chúng tôi đă tiếp xúc với các viên chức trong Bộ Ngoại Giao gồm hai Thứ Trưởng Phạm B́nh Minh, Nguyễn Thanh Sơn và Phó Vụ Trưởng Vũ Viết Dũng cùng một số viên chức khác.
Tại mỗi và mọi buổi họp, tôi đă nêu lên các vấn đề sau:
- Trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm;
- Ngưng ngay các cuộc đàn áp tôn giáo;
- Tôn trọng tài sản của các giáo hội;
- Cải tổ luật pháp để bảo đảm sự minh bạch trong mọi lănh vực kinh tế;
- Tôn trọng tác quyền.
Qua các buổi họp này, tôi muốn chính quyền Việt Nam hiểu rằng để các liên hệ giữa Mỹ và Việt Nam có thể tiến triển, tự do tín ngưỡng và tôn trọng nhân quyền là điều kiện cần phải có. Đặc biệt, khi tôi đề nghị Việt Nam thay đổi để các đảng phái đối lập được hoạt động và tham gia chính quyền qua sự tự do ứng cử và bầu cử th́ đề nghị này đă đưa đến cuộc tranh luận gay go.
Ngoài những buổi họp, tôi cố gắng tiếp xúc với người dân để t́m hiểu thêm. Nhận xét tổng quát sau 2 ngày ở Việt Nam là người dân có nhiều quyền tự do hơn trước đây trong việc làm ăn buôn bán miễn là không dính ǵ đến chính trị. Ai lên tiếng chỉ trích chính sách quốc gia th́ bị trừng phạt; ai kêu gọi cải tổ chính trị th́ bị cáo buộc là phản động; thậm chí, phanh phui t́nh trạng hối lộ tham nhũng cũng có thể bị đi tù; công nhân không được lập công đoàn, các nhà kinh doanh không được lập nghiệp đoàn hay pḥng thương mại độc lập. Trong điều kiện như thế, đất nước không thể nào mở mang và phát triển đúng mức được.
Cũng vậy, nói chung người dân Việt Nam ngày hôm nay có tự do thờ phượng nhưng không có tự do tôn giáo. Chính quyền để yên cho những ai chỉ đi nhà thờ hay nhà chùa để lễ bái, cầu nguyện. C̣n những ai đ̣i quyền độc lập cho giáo hội, muốn hoạt động tôn giáo, thực hiện công tác xă hội, mở trường, mở bệnh viện, bảo vệ tài sản của cơ sở tôn giáo... đều bị đàn áp nặng nề như đă xẩy ra ở Thái Hà, Tam Toà, Bát Nhă, Đồng Chiêm và nhiều nơi nữa.
Đặc biệt vụ Đồng Chiêm xẩy ra vừa sau khi phái đoàn của chúng tôi rời khỏi Việt Nam. Ngày 12 tháng 1, tôi trở về Hoa Kỳ th́ được tin chính quyền Việt Nam đă cho cảnh sát và binh lính đập phá Thánh Giá trong nghĩa địa Núi Thờ của xứ Đồng Chiêm trong Địa Phận Hà Nội và đă đánh trọng thương một số tín hữu đến ngăn cản việc làm phạm thượng này. Tôi được báo cáo là Việt Nam giải thích rằng đó là hành động sai trái của một giới chức địa phương và chính quyền trung ương đă cảnh cáo người này. Trong cương vị của một Dân Biểu Hoa Kỳ, tôi đón nhận lời giải thích ấy nhưng ngay lập tức tôi đă liên lạc với ông Michael Michalak, Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam, để yêu cầu ông lên tiếng phản đối sự việc đàn áp tôn giáo trắng trợn này. Tôi cũng đă soạn thảo một lá thư để gửi cho chính quyền Việt Nam phản đối đàn áp tôn giáo là vi phạm luật nhân quyền quốc tế. Tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam ngưng tất cả những hành động đàn áp với tất cả mọi tôn giáo (xin xem lá thư đính kèm). Tối hôm qua, ĐS Michael Michalak cho tôi biết là đă đến gặp Bộ Ngoại Giao Việt Nam để chính thức lên tiếng phản đối.
Các thông tin thu thập được cho thấy rằng chính quyền Việt Nam có cả một chính sách đàn áp các tôn giáo ngày càng mănh liệt. Vụ Đồng Chiêm là thể hiện mới nhất của chính sách này.
Chuyến đi Việt Nam vừa qua làm cho tôi càng quyết tâm thực hiện các ưu tiên về chính sách mà tôi đă đề ra từ ngay khi nhậm chức (xin xem danh sách đính kèm). Kế hoạch mà tôi theo đuổi để thực hiện, một cách tổng quát, gồm hai phần bổ trợ cho nhau.
Một mặt tôi vận dụng các phương tiện lập pháp và chính sách để mở rộng ṿng đai hoạt động cho những người đang tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Chẳng hạn, tôi đang cùng với một số đồng viện thúc đẩy cho việc thông qua Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam và đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.
Mặt khác, tôi cố gắng tạo cơ hội để một lớp người trẻ được đào tạo theo tinh thần dân chủ của Hoa Kỳ, có kỹ năng cao về hoạt động tổ chức, và có đạo đức. Họ là những hạt mầm của xă hội dân sự tương lai. Do đó tôi chủ trương tạo điều kiện để các thành viên ưu tú của dân tộc Việt Nam được tiếp cận hệ thống giáo dục Hoa Kỳ. Hiện nay mới chỉ có rất ít những người như vậy và phần lớn đều đă bị tù đày hay khống chế. Phải đào tạo thêm nhiều, rất nhiều người như họ và đồng thời, qua áp lực chính trị, ngoại giao và kinh tế, phải ngày càng nới rộng ṿng đai an toàn để họ phát huy tác dụng.

Trong chiều hướng ấy, văn pḥng của tôi đang thực hiện công tác cấp bách:
(1) Tận dụng dự định của Tổng Thống Barack Obama về thương thảo mậu dịch với một số quốc gia quanh biển Thái B́nh, trong đó có Việt Nam, để đ̣i hỏi Việt Nam tôn trọng quyền lập công đoàn độc lập, đón nhận văn hoá phẩm từ hải ngoại, bảo vệ tác quyền cho các sản phẩm trí tuệ, và cải tổ khung luật để bài trừ nạn buôn bán lao động.
(2) Vận động đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC trước t́nh trạng leo thang đàn áp tôn giáo.
(3) Vận động Quốc Hội thông qua Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam.


Cao Quang Ánh
Dân Biểu Quốc Hội


<< trở về đầu trang >>
free counters