Xin gửi đến quư Vị 2 tài
liệu liên quan đến Đỗ Ngọc Bích của ông Nguyễn văn Tuấn.
Trần Mộng Vũ
****************
Sau entry hôm qua bàn về cô Đỗ Ngọc Bích, người mà BBCVietnamese
giới thiệu là tiến sĩ và đang là giảng viên của Đại học Yale,
nhưng tôi có viết rằng không t́m thấy tên cô Bích trong website
Đại học Yale. một người bạn bên Mĩ có gửi email cho tôi với lời
đính chính của Gs Erik Harms như sau:
"From: Erik Harms
Sent: Monday, April 19, 2010 2:02 PM
Subject: Important Correction to Article
Xin Chào,
Tôi tên là Erik Harms, hiện là Assistant Professor of Anthropology (Phó Giáo sư, khoa nhân học) tại Đại học Yale.
Tôi rất ngạc nhiên khi đọc bài ư kiến (opinion piece) của Nghiên cứu sinh Đỗ Ngọc Bích trên mạng BBC. Tôi ngạc nhiên bởi v́ BBC đă cho các độc giả nghĩ phải là cô Bích là Tiến sĩ đang dạy tại ĐH Yale. Thông tin này hoàn toàn sai. Cô Bích hiện là sinh viên cao học tại Đại học Hawaii, đang học (nhưng chưa có bằng) tiến sĩ trong khoa Hoa Kỳ Học (American Studies). Tôi xin BBC tiếng Việt điều chỉnh lại thông tin này.
Cô Bích đang sống ở New Haven, nhưng cô ấy không làm việc cho Yale. Mọi người đều có phép phát biểu ư kiến cá nhân của ḿnh, và tôi sẽ không bao giờ "điều chỉnh" nội dung của bài cá nhân của cô Bích. Nhưng, tôi cũng nghĩ là độc giả phải biết bài ấy là một ư kiến cá nhân của cô ấy, và không đại diện ư kiến của trung tâm Đông Nam Á học tại Yale.
Xin cám ơn
Erik Harms"
******
Nhân sự kiện "tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích", nghĩ về giáo dục văn hóa
Bây giờ th́ chúng ta đă biết rằng BBCVietnamese đă giới thiệu
sai về cô Đỗ Ngọc Bích, tác giả của bài viết gây xôn xao mấy
ngày qua. Theo một giáo sư tại Đại học Yale (nơi mà cô nói là
giảng viên) th́ cô Bích chưa tốt nghiệp tiến sĩ, và chưa bao giờ
là giảng viên của Đại học Yale. Như vậy có khả năng là ai đó (có
thể từ “nước lạ”) mạo danh cô Bích để viết bài khiêu khích người
Việt, hay chính cô Bích muốn chơi nổi bằng một bài phỉ báng lịch
sử Việt Nam. Nếu giả thuyết thứ 2 đúng th́ có lẽ đây là một vụ
Sokal trong truyền thông Việt ngữ và BBCVietnamese c̣n nợ công
chúng một lời xin lỗi. Nhưng suy đi nghĩ lại tôi thấy chẳng có
giả thuyết nào có lí hơn là chính cô Bích chấp bút bài viết đó
và tự quảng bá ḿnh, và motif th́ cũng giông giống như sự kiện
cô Lê Kiều Như muốn làm nổi với dâm thư Sợi xích.
(Xin nhắc lại giáo sư vật lí Alan Sokal chơi xỏ giới hậu hiện đại bằng cách viết một bài báo “rất kêu”, dùng toàn những ngôn từ đao to búa lớn và trừu tượng nhưng chẳng có ư nghĩa ǵ. Bài báo được một tập san hậu hiện đại đánh giá cao và cho công bố. Sau đó, Giáo sư Sokal viết một bài khác cho rằng bài ông viết trên tập san hoàn toàn vô nghĩa, v́ chính ông cố ư sáng chế ra những từ ngữ đó một cách vô nghĩa để làm như ta đây là trí thức hậu hiện đại! Một x́ căng đan lớn làm bẽ mặt ban biên tập của tập san).
Câu chuyện chung quanh bài viết và nhân thân của cô Đỗ Ngọc Bích làm tôi suy nghĩ về giáo dục. Tôi chẳng quan tâm ǵ đến cái bằng tiến sĩ của cô (mà cô chưa có) hay chức giảng viên của cô (cũng không có thật), nhưng tôi chỉ quan tâm đến ư kiến của cô liên quan đến những vấn đề hệ trọng về lịch sử, văn hóa và chủ quyền của Việt Nam. Nhiều người đă chỉ ra những sai lầm của cô Bích, nên có lẽ không cần phải lặp lại ở đây. Điều tôi quan tâm là tại sao cô ấy lại có một cái nh́n lệch lạc về sử Việt Nam đến như thế? Có phải nền giáo dục đă nhào nặn ra một con người mang họ Đỗ nhưng thiếu kiến thức trầm trọng về lịch sử và văn hóa nước nhà.
Đọc vài thông tin trên mạng, tôi thấy cô Bích cũng có ăn có học không đến nổi tệ. Trên website của Đại học Hawaii th́ thấy nói cô Bích sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân Anh văn và xă hội học. Trước khi đến Hawaii cô từng dạy tiếng Anh trong Bộ môn Xă hội học và Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Khoa học Xă hội và Nhân văn (trong hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội). Cô cũng từng làm phụ tá cho một tổ chức phi chính phủ của Úc ở Hà Nội, phụ tá giám đốc học vụ của Đại học Khoa học Xă hội và Nhân văn. Như vậy, cô Bích từng có thời gian dài hít thở không khí của đất “ngàn năm văn vật”, và trong thời gian trưởng thành, chắc chắn cô từng đi qua những con đường lịch sử của thủ đô của Việt Nam mà hàng ngàn thế hệ đă bỏ xương máu để ǵn giữ. H́nh như cô cũng biết vài ba chữ tiếng Anh, nhưng khả năng như thế nào th́ chưa rơ. Nói tóm lại, cô Bích hấp thu nền giáo dục – nói theo ngôn ngữ sau 1975 là – ưu việt Xă hội Chủ nghĩa (XHCN).
Chúng ta thử đọc một suy nghĩ quan trọng của cô Bích: “Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc”. Chưa hết, cô ta lớn tiếng chất vấn “Chúng ta coi Trường Sa và Hoàng sa thuộc về Việt Nam từ khi nào?” Trong thời ḱ xung đột (hay chiến tranh), những quan điểm như của cô Bích có thể xem là “nội thù”, là “phản quốc”, nhưng ở thời điểm ḥa b́nh này th́ có thể xem là “tranh luận”. Thật ra th́ chẳng có ǵ tranh luận cả, v́ cô ấy có tŕnh bày chứng cứ khoa học hay luận điểm ǵ cho logic để mà tranh luận. Toàn bài viết của cô là những ư tưởng chấp vá, rời rạc, với cách hành văn vô kỉ luật, cứ như là học sinh trung học cóp nhặt đây đó để nặn ra cho được một bài “luận văn”. Câu hỏi cô ta lên giọng “Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền các đảo đó không, hay chỉ măi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ? Chúng ta đă bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông tin trước khi đấu tranh đ̣i chủ quyền chưa nhỉ?” chứng tỏ cô ta chưa làm bài tập đến nơi đến chốn. Đă có người chỉ ra rằng Chính quyền VHCH lên tiếng về chủ quyền HS-TS từ năm 1951 ở một diễn đàn quốc tế tại San Francisco cô Bích à (nguyên văn tuyên bố của đại diện chính phủ VNCH, ông Trần Văn Hữu: "we affirm our right to the Spratly and Paracel Islands, which have always belonged to Vietnam"). Ấy thế mà cô Bích không biết xấu hổ; ngược lại, cô tự hào kí tên “tiến sĩ” trước tên ḿnh! Như tôi nói, nếu là trong thời chiến, chúng ta phải tự hỏi c̣n bao nhiêu kẻ “nội thù” và “phản quốc” như thế nữa ở Việt Nam?
Những luận điểm sai trái của cô Bích đă được nhiều người khác tận t́nh dạy bảo rồi, nên tôi không nhắc lại ở đây. Nhưng tôi thắc mắc là chẳng lẽ một nền giáo dục có người tự hào là “ưu việt” mà lại cấy vào đầu của một cô mang họ Đỗ những quan điểm ḱ lạ (và sai lầm) như thế. Đọc qua những cuốn sách giáo khoa về sử lớp 5 đến lớp 12, chúng ta thấy nội dung về cổ sử (tức 1000 năm trước) chiếm một phần rất khiêm tốn so với sử cách mạng (vốn chỉ vài chục năm). Mà, ngay cả viết về cổ sử, sách giáo khoa cũng viết rất hời hợt, không hào hứng và “oai hùng” như sách sử thời tôi học trước 1975. Có lẽ những cuốn sách như thế đă sản sinh ra một thế hệ dốt sử, kém hiểu biết về văn hóa Việt. Có lẽ cách dạy sử như thế là tác nhân gián tiếp cho một số người Việt sang Trung Quốc múa hát ca ngợi viên tướng Mă Viện của Tàu.
Thế kỉ 21 là thế kỉ của văn hóa. Một khuynh hướng chung hiện nay là các quốc gia trên thế giới đang (hay sắp) qui tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa, mà không dựa trên ư thức hệ (như Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Tư bản trong thời gian qua). Trong thế kỉ 21, người ta sẽ hỏi "Anh là ai", thay v́ "Anh thuộc phe nào", tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ ư thức hệ sang văn hóa. Nhưng câu hỏi "Chúng ta là ai" tuy đơn giản, câu trả lời th́ không đơn giản chút nào, v́ trả lời câu đó đ̣i hỏi đ̣i hỏi nhiều nghiên cứu về văn hóa, mà nền giáo dục đóng vai tṛ quan trọng.
Hi vọng rằng sự kiện “tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích” đă gióng một hồi trống báo động về t́nh trạng xuống cấp trong giáo dục phổ thông, và nhất là lịch sử và văn hóa học. Quan trọng hơn, chúng ta hi vọng sẽ không thấy một quái thai khác xuất hiện trong tương lai.
Nguyễn Văn Tuấn
=================================
Đang lúc tiết trời oi bức, con người cũng "oi bức" theo, sự kiện tiến sĩ Đỗ đặt vấn đề về tinh thần dân tộc, và các phát biểu ở th́ khẳng định trong bài viết, khiến giới bloggers trẻ thuộc thế hệ 8 X là tôi, sốc, bực tức, và đáp trả một cách không thương tiếc ngay lập tức.
Với lối hành xử hết sức lịch sự, tiến sĩ họ Đỗ ngay lập tức phản hồi cho độc giả BBC, trong đó tôi ấn tượng với câu nói sau:
"Quan điểm của tôi, cũng như một câu châm ngôn mà các giáo sư ở Mỹ thường nói là: "Chỉ có câu trả lời ngu xuẩn, không có câu hỏi ngu xuẩn."
Tiến sĩ Đỗ trích dẫn một câu nói của giáo sư Mỹ, với ngụ ư và nhằm cho độc giả biết rằng, tiến sĩ Đỗ nghiên cứu về Hoa Kỳ Học, và thật ra những câu hỏi mà tiến sĩ hỏi không có câu nào ngu xuẩn cả, chỉ có các "câu trả lời là ngu xuẩn".
Hoan hô tiến sĩ, tiến sĩ trích dẫn rất hay, rất tuyệt, tôi rất đồng t́nh với câu nói trên.
Chính v́ đồng t́nh với "câu trả lời ngu xuẩn", tôi lại phải quay về với bài viết "Một cách nh́n khác về tinh thần dân tộc" của tiến sĩ Đỗ, để tỏ rơ nguồn cơn.
Không có câu hỏi ngu xuẩn
Xuyên suốt bài viết của bà tiến sĩ Đỗ, vài câu hỏi mà tiến sĩ đặt ra quả đúng là "không có câu hỏi ngu xuẩn" cụ thể như sau:
1. Tại sao người dân thanh niên trí thức Việt nam có tư tưởng phê phán, sẵn sàng nghi ngờ, bác bỏ những điều mà nhà nước Việt Nam đang tuyên bố và thi hành, mà lại không sẵn sàng phê phán chính hiểu biết về lịch sử của họ hay những điều mà nhà nước Việt Nam tuyên bố và thi hành từ 50 năm trở lại đây?”
Trong câu hỏi này, được chia thành 2 vế, vế trước "hỏi", vế sau "khuyên", tiến sĩ Đổ hỏi rằng:
"tại sao 8 X lại nghi ngờ, bác bỏ những điều nhà nước Việt Nam đang tuyên bố và thi hành" và khuyên rằng thay v́ bác bỏ nghi ngờ như vậy, thế hệ trẻ nên phê phán những điều mà Nhà Nước đang tuyên bố và thi hành từ 50 năm trở lại đây? và nên nghi ngờ về sự hiểu biết về lịch sử của họ, mà sự hiểu biết lịch sử này do Nhà nước tuyên bố....
và đây là câu hỏi thứ hai:
2.“Lịch sử Việt Nam 4.000 năm dựng nước,” liệu có bao giờ tự hỏi xem cái con số 4.000 ngàn năm ấy lấy ở đâu ra? Liệu có đúng như vậy không? Mảnh đất Việt nam có h́nh thù thế nào trước thời Triệu Vương?"
Tiếp tục;
3. "Chúng ta đă bao giờ tự hỏi ḿnh xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?"
4. Các câu hỏi kế tiếp rằng: Trường Sa và Hoàng Sa có tự bao giờ, sách giáo khoa, và đài báo chính thống của nhà nước nói Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, nói như vậy có đúng không.
Quả thật là các câu hỏi hay, câu trả lời dành cho nơi nào cung cấp thông tin th́ nơi đó trả lời với tiến sĩ Đỗ, song đến đây tôi chợt nhớ, nếu báo đài, cơ quan in sách giáo khoa thay mặt Nhà nước trả lời, e rằng bà sẽ cho rằng "chỉ có những câu trả lời ngu xuẩn".
Và bây giờ, tôi xét thấy, cần phải đặt lại câu hỏi cho tiến sĩ Đỗ "nguyên do nào khiến tiến sĩ Đỗ mong muốn thanh niên trí thức xem lại cơ sở pháp lư, cũng như chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa,Trường Sa, xem có phải các đảo này là của Việt Nam hay thực sự là của nước lạ".
Chỉ có câu trả lời ngu xuẩn
Liên quan đến phản hồi các độc giả của BBC, bà Đỗ cho rằng:
"Trong bài viết của tôi, nếu mọi người để ư sẽ thấy tôi chỉ đưa ra các câu hỏi, chứ không có câu trả lời"
Liên quan đến câu khẳng định trên, theo nhận định của riêng tôi, bài viết của Đỗ tiến sĩ ngoài những câu hỏi đặt ra ở trên, th́ toàn bài là sự khẳng định, là sự trả lời của Đỗ tiến sĩ về lịch sử cội nguồn của dân tộc, về các vấn đề liên quan đến chủ quyền các đảo.
Câu trả lời thứ nhất về cội nguồn dân tộc, về vốn hiểu biết sử nhà của Đỗ tiến sĩ:
1."Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lư Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v..."
câu trả lời thứ hai
2."Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," th́ Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc."
Và quan trọng là câu trả lời thứ ba:
3. "Xét cho cùng, đất nước Việt Nam, lănh thổ Việt Nam hiện nay có được là nhờ sự “mở mang bờ cơi” Nam tiến vào lănh thổ Chiêm Thành, Khơ-me."
Câu trả lời hay câu khẳng định này của Đỗ tiến sĩ hàm ư ǵ đây?
Câu thứ tư:
4. "Rút cục, có thể nói chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém ǵ chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy."
Trên đây, và trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ chỉ nêu ra các "câu trả lời ngu xuẩn" và đưa ra "không có câu hỏi ngu xuẩn" trong bài viết của bà Đỗ Ngọc Bích đăng trên BBC.
Các bạn bloggers 8 X, các thanh niên, trí thức nhận định thế
nào về ư tứ bà Đỗ và trong bài viết và bài phản hồi của bà, th́
cho em biết với, em sợ rằng, nhận định của em không khách quan
th́ như vậy oan uổng cho Đỗ tiến sĩ quá, kẻo rồi oan c̣n hơn oan
Thị Mầu cũng nên.
Tác giả Đỗ Ngọc Bích trả lời độc giả
Đỗ Ngọc Bích
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hoa Kỳ
Thứ nhất, tôi xin cảm ơn và tiếp thu tất cả các ư kiến được diễn
đạt một cách lịch sự từ trong và ngoài Việt Nam đă giúp tôi hiểu
rơ thêm vấn đề.
Trong bài viết của tôi, nếu mọi người để ư sẽ thấy tôi chỉ đưa
ra các câu hỏi, chứ không có câu trả lời.
Quan điểm của tôi, cũng như một câu châm ngôn mà các giáo sư ở
Mỹ thường nói là: "Chỉ có câu trả lời ngu xuẩn, không có câu hỏi
ngu xuẩn."
Chuyên môn của tôi là Hoa Kỳ học, và tôi cũng mới có hân hạnh
bước chân vào lĩnh vực lịch sử Việt Nam chưa lâu.
Do đó, cũng như mọi người, tôi ư thức rằng kiến thức là bao la,
không phải ai cũng biết hết được mọi điều? Thế nhưng, chẳng lẽ
khi ta chưa biết hết ngọn ngành mọi điều th́ cũng không đươc
phép đưa ra các câu hỏi mở đường thảo luận?
Thứ hai, tôi không đọc, không chấp nhận, và không đáp lại những
lời lẽ xúc phạm thô bỉ của những người phê phán, chỉ trích tôi.
Ư tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc,
khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các
blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay
nhân vật lănh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên
Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.
Ư tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc,
khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các
blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay
nhân vật lănh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên
Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.
Đỗ Ngọc Bích
Phê phán ở mức độ lịch sự th́ được, nhưng xúc phạm lăng mạ th́
không nên.
Tôi thấy họ có vẻ ghét TQ quá thể, nên muốn t́m ra nguyên cớ tại
sao họ ghét TQ và một số lănh đạo VN đến thế, và cố gắng làm cho
họ bớt thù hận, b́nh tĩnh, rộng lượng hơn một chút với một số
bối cảnh ngoại giao Việt Trung hiện thời.
Tôi tin rằng kiểu phê phán lăng mạ chỉ gây phản cảm, phản tác
dụng, và theo tôi không thể có kết quả ǵ.
Điều này, hơn nữa, cũng làm tôi liên hệ tới vụ ông Bill Clinton,
cựu Tổng thống Hoa Kỳ khi c̣n tại vị, bị đảng Cộng Ḥa tấn công
chỉ trích v́ vụ tai tiếng Monica Lewinsky.
Đảng Cộng Ḥa và phương tiện truyền thông đă phê phán mỉa mai
quá mức, và kết cục lại làm người dân thông cảm hơn với ông
Clinton và ông cựu Tổng thống này đă không bị băi nhiệm.
Tương tự, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, ông John Kerry
tuy dẫn điểm trong thời gian dài, song lại có lời chỉ trích ông
George W. Bush quá mức, nên trở nên kém thuyết phục, và kết quả
là mất điểm trong ṿng bầu cuối cùng.
Thứ ba, những ai cho rằng tôi không phải là người Việt, hay
không đáng là người Việt, th́ nên nghĩ lại. Tôi e rằng đó có thể
là cách suy nghĩ theo kiểu "bộ lạc." (tribal)
Điều này làm tôi không khỏi không nghĩ đến rất nhiều người Mỹ đă
bị chỉ trích là "không phải là người Mỹ," "không xứng đáng là
người Mỹ" khi họ nghi ngờ hay phản đối một số chính sách hay
quan điểm của một cá nhân hay tổ chức nào đó.
Nếu tất cả bọn họ đều sợ hăi trước lời chỉ trích đó của đồng bào
ḿnh, th́ có lẽ nhiều điều rất tồi tệ đă có thể xảy ra.
Xin cảm ơn các độc giả mục diễn đàn và Ban Việt ngữ BBC.
---------------------------------
Thư Ngỏ
Gửi Vị Tiến Sĩ Đại Học Yale
Đinh Kim Phúc
Nhân đọc bài “Một cách nh́n khác về tinh thần dân tộc” của Tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích đăng trên BBC Việt ngữ ngày thứ bảy, 17 tháng 4 năm 2010, tôi có đôi điều muốn thưa chuyện cùng Tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích.
Trước hết, đọc những ḍng sau đây của Đỗ Ngọc Bích:
1. “Những thanh niên này hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc ‘hơi nhiều”.
Thưa tiến sĩ, trong những năm cuối 1970 và đầu 1980 tiến sĩ đang ở đâu? Đang ở trời Tây trong giảng đường đại học hay nép ḿnh trong góc phố an b́nh nào đó ở Việt Nam trong lúc hàng ngàn người dân Việt đă ngă xuống chống giặc để cho cô có mănh bằng học vị hôm nay. “Chủ nghĩa dân tộc có điều khiển” là ǵ thưa tiến sĩ? Sao lời lẽ của tiến sĩ tương tự như bộ máy tuyên truyền chụp mũ trên Mạng Hoàn Cầu đến thế!
2. “Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975)”.
Cô tiến sĩ ơi, tôi tin rằng cho dù Cô được học và lớn lên trên đất Mỹ, nhưng giáo tŕnh nào? tài liệu nào của Mỹ đă dạy cho Cô “Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc”? Sao tiến sĩ không nói luôn là “Việt Nam vốn bị Trung Quốc đô hộ tự ngh́n xưa, là phần đuôi của Đại Hán?” C̣n cái mà Cô gọi là “ân huệ” th́ phải chăng Cô muốn cùng Giáo sư Lê Xuân Khoa thảo luận lại “Ba mươi năm gọi tên ǵ cho cuộc chiến?”.
3. Thêm nữa, “Cho dù Trung quốc giúp Việt Nam là v́ tính toán chính trị của họ, được giúp đỡ để chiến thắng cũng là điều tốt mà ‘ḿnh nên nhớ’. Câu “yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng” trong t́nh huống này có lẽ đúng”.
Tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích muốn nhớ, th́ nhân đây tôi giúp cho Cô nhớ:
“Theo dơi việc đưa tin về Hội nghị Giơ-ne-vơ từ ngày đầu đến ngày cuối, tôi – và các nhà báo khác có quan hệ chặt chẽ với các đoàn xă hội chủ nghĩa – không nghi ngờ ǵ về việc đoàn Trung Quốc không ủng hộ mạnh mẽ đoàn Việt Nam. Nhiều năm sau Hội nghị, các nhà lănh đạo Việt Nam vẫn c̣n nói một cách trung thành: “các kết quả đă đạt được qua thảo luận và thỏa thuận chung”. Điều đó đúng sự thật theo nghĩa đen, nhưng không đúng sự thật thực sự, dù chỉ là một nửa.
Khi hội nghị thảo luận đến vấn đề quy định một giới tuyến để quân đội Pháp rút về phía Nam và quân đội Việt Minh rút về phía Bắc, ông Phạm Văn Đồng đề nghị một đường ranh giới dọc theo vĩ tuyến 13. Trong t́nh h́nh thảm hại của lực lượng Pháp sau thất bại Điện Biên Phủ, và số c̣n lại trong những lực lượng tinh nhuệ của họ th́ đang bị bao vây ở đồng bằng Sông Hồng và các nơi khác ở miền Bắc, đó không phải là một đề nghị không phải chăng. Đề nghị đó sẽ cho Việt Minh có 100km biên giới chung với Cam-pu-chia và sẽ bù đắp lại việc họ không giành được một vùng tập kết cho các lực lượng Khơ-me I-xa-rắc. Nhưng, trước “chủ nghĩa thực tế” và “chủ nghĩa thực dụng” đó, từng bước ông Phạm Văn Đồng đă buộc phải lùi đường ranh giới của ḿnh qua vĩ tuyến 14 (như vậy cũng vẫn cho Việt Minh có một biên giới nhỏ với Cam-pu-chia) , rồi qua vĩ tuyến 15 tới vĩ tuyến 16, tại đó ông kiên quyết giữ lập trường.
Đă hai lần trong lịch sử Việt Nam, vĩ tuyến 16 từng là ranh giới phân chia tạm thời. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, khi quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc kéo vào phía Bắc và quân đội Anh vào phía Nam (bề ngoài là để vây quét tàn dư của quân đội chiếm đóng Nhật và đưa chúng về Nhật), đường ranh giới giữa hai lực lượng này chạy dọc theo vĩ tuyến 16 và qua ngoại ô phía Nam của Đà Nẵng. Khi đất nước bị chia cắt giữa nhà Trịnh và nhà Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, đường ranh giới cũng chạy dọc vĩ tuyến 16 trở thành giới tuyến lô-gích – nếu cần phải có một giới tuyến.
Những người Pháp đ̣i một đường ranh giới dọc vĩ tuyến 17. Sau một cuộc gặp riêng giữa Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng mới của Pháp, Pi-e Măng-đét Phrăng và Chu Ân Lai, Chu ủng hộ lập trường của Pháp…
Chu Ân Lai nói rơ với người Pháp rằng Trung Quốc đến Giơ-ne-vơ trước hết là để bảo vệ lợi ích của chính ḿnh chứ không phải lợi ích của các lực lượng cách mạng Đông Dương. Điều này trở nên sáng tỏ một cách tàn nhẫn trong một cuốn sách về Hội nghị Giơ-ne-vơ, dựa trên những tài liệu về Hội nghị chưa hề được công bố, của nhà viết sử và chuyên gia về Châu Á người Pháp Phrăng-xoa Gioay-ô – Tác giả kể lại một cuộc họp giữa Chu Ân Lai và An-tô-ni I-đơn tại Giơ-ne-vơ một ngày trước khi Bộ Ngoại giao Anh công bố quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ được nâng lên hàng đại sứ.
“Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đă nói riêng với I-đơn là ông ta nghĩ rằng có thể ‘thuyết phục được Việt Minh rút khỏi Lào và Cam-pu-chia’. Qua đó, Trung Quốc đă đi một bước rất dài theo luận điểm của người Cam-pu-chia, người Lào, người Anh và người Pháp. Điều đó bao hàm việc thừa nhận rằng Việt Minh đúng là kẻ xâm lược ở hai nước đó, ngược lại với luận điểm lâu nay của Việt Minh – đó cũng là coi các vấn đề Lào và Cam-pu-chia không giống như vấn đề Việt Nam. Ngoài ra, Chu Ân Lai c̣n nói sẵn sàng công nhận tính chất hợp pháp của các Chính Phủ Vương quốc Lào và Cam-pu-chia ngay khi nào ông ta được bảo đảm rằng không một căn cứ quân sự nào của Mỹ được xây dựng ở hai nước này”.
Trung Quốc thực sự đă quyết định quay lưng lại các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Lào và Cam-pu-chia để cầu xin ân huệ của các Chính phủ Anh và Pháp. “Nó cho phép trang bị quân đội chính phủ hiện nay đang đấu tranh chống du kích Pa-thét Lào và Khơ-me I-xa-rắc, và trong tương lai có thể đẩy lùi mọi hoạt động mới của Việt Minh ở bên ngoài biên giới Việt Nam”…
Bài phát biểu ngắn của ông Đồng tại phiên họp bế mạc phản ánh sự cay đắng của ông khi phải chấp nhận những quyết định do sự áp đặt của người khác, bè bạn cũng như đối thủ. Các nhà báo không được dự phiên họp này (cũng như mọi phiên khác), nhưng Gioay-ô đă tóm tắt những ǵ đă xảy ra:
“Ông Phạm Văn Đồng chỉ có một câu cám ơn hai đồng Chủ tịch, chứ không nói một lời nào biết ơn đối với Trung Quốc. Liệu có thể giải thích sự im lặng này một cách nào khác hơn là dấu hiệu về sự bất b́nh của Việt Minh đối với đồng minh của họ, những người tuy là nguồn ủng hộ vững chắc trong quá tŕnh thương lượng, nhưng vẫn không ngần ngại t́m cách hạn chế những yêu cầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, mỗi khi lợi ích dân tộc của chính họ đ̣i hỏi?”.
Tối ngày 22 tháng 7, ông Phạm Văn Đồng và các thành viên khác của đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đến dự một cuộc chiêu đăi của Chu Ân Lai để “chúc mừng thắng lợi của Hội nghị”. Họ chờ đợi một cuộc “chúc mừng giữa những người đồng chí”. Họ rất ngạc nhiên khi thấy đoàn đại biểu Liên Xô đă không được mời, trong khi các đoàn đại biểu của “Hoàng đế” Bảo Đại, Vương quốc Lào và Cam-pu-chia lại có mặt. Chu Ân Lai trước hết nâng cốc chúc mừng Hoàng đế Bảo Đại rồi đến Vua lào và Vua Cam-pu-chia. Người phụ tá cao cấp của ông Phạm Văn Đồng (mà tôi đă trích dẫn trước đây) nói với tôi:
“Chúng tôi hầu như không thể tin ở mắt và tai ḿnh nữa. Về sau, chúng tôi thấy vấn đề rơ hơn. Trung Quốc muốn các nước Đông Dương nằm trong túi ḿnh, và hy vọng rằng ba Vương quốc ở đây sẽ được duy tŕ như những nước triều cống như kiểu Thiên hoàng trị v́ đế quốc Trung Hoa với những quốc gia phiên thuộc! Trung Quốc không thể coi thường hơn nữa nội dung xă hội của các quốc gia ấy cũng như số phận của các lực lượng cách mạng ở đó – Nh́n lại những ǵ xảy ra sau này với Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia và việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam rơ ràng đă được khởi động bởi thái độ của Trung Quốc tại Hội nghị Giơ-ne-vơ và đặc biệt là cuộc chiêu đăi cuối cùng này”.
Chu Ân Lai đă bố trí để tại cuộc chiêu đăi các trưởng đoàn Cam-pu-chia và Lào, Tép Phan và Phủi Xa-na-ni-côn, ngồi cùng một bàn với vài phụ tá cao cấp của Chu Ân Lai. Tại bàn do Chu Ân Lai chủ tŕ, Ngô Đ́nh Luyện (em Ngô Đ́nh Diệm, người mới được CIA đưa lên cầm quyền ở Sài G̣n) được xếp ngồi giữa Phạm Văn Đồng và Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Ngô Đ́nh Luyện và Tạ Quang Bửu đă từng cùng học tại Pháp và Chu Ân Lai t́m hết cách làm cho hai người gợi lại những kỷ niệm thời thanh niên. Có lúc, Chu gợi ư Ngô Đ́nh Luyện sang thăm Bắc Kinh. Khi Luyện hỏi sang đó dưới danh nghĩa nào, Chu Ân Lai trả lời: “Tại sao các ngài không đặt một công sứ quán ở Bắc Kinh?”. Nhận thấy ông Phạm Văn Đồng giật nẩy người phản ứng, Chu Ân Lai lạnh lùng nói rằng việc ông Phạm Văn Đồng gần gũi với Trung Quốc hơn về tư tưởng không loại trừ việc Sài G̣n có đại diện ngoại giao tại Bắc Kinh. “Dù sao, hai ngài đều chẳng phải là người Việt Nam cả sao, và tất cả chúng ta đây chẳng phải là người Châu Á cả đó sao?”. Đây nữa lại là một viên thuốc đắng mà ông Phạm Văn Đồng phải nuốt tại Giơ-ne-vơ. Lư do khiến Chu Ân Lai ủng hộ việc đẩy lùi càng lâu càng tốt cuộc tổng tuyển cử để tái thống nhất đất nước đă trở nên quá rơ ràng. Trung Quốc quan tâm tới việc mở rộng ảnh hưởng của chính ḿnh ở Sài G̣n hơn là giúp Việt Minh giành thắng lợi chính trị và tái thống nhất đất nước…
“Chúng tôi lẽ ra đă có thể giành được hơn nhiều, nhiều lắm. Chúng tôi đă thỏa thuận trước với người Trung Quốc về mọi vấn đề – nhưng Chu Ân Lai đă họp kín với Măng-đét Phrăng, và tất cả đều bị thay đổi. Nếu lúc đó chúng tôi cứ tiếp tục chiến tranh, th́ có lẽ chúng tôi đă thắng và được tất cả. Phải nói rằng người Trung Quốc đóng một vai tṛ cực kỳ nguy hiểm trong suốt cuộc thương lượng, và đă phản bội chúng tôi một cách đê tiện nhất”.
Việc các nhà lănh đạo Việt Nam giữ ǵn điều bí mật về vai tṛ của Trung Quốc tại Hội nghị Giơ-ne-vơ là một điều đáng khâm phục về tính thận trọng, ư thức trách nhiệm và tinh thần đoàn kết trong phe xă hội chủ nghĩa – nhưng cũng là một điều đáng tiếc là họ không thông báo rộng răi trong một chừng mực nào đó những việc xảy ra sau hậu trường ở Hội nghị. Tôi đă từng theo dơi đưa tin về Hội nghị Giơ-ne-vơ, đă từng thường trú ở Hà Nội trong nhiều năm để đưa tin về việc thi hành các quyết định của Hội nghị, đă từng có vô số cuộc nói chuyện với Cụ Hồ Chí Minh, ông Phạm Văn Đồng, ông Vơ Nguyên Giáp và những người khác, nhưng tôi chẳng hề được một gợi ư xa xôi nào về những ǵ xảy ra sau hậu trường ở Giơ-ne-vơ, cho măi đến khi Trung Quốc đă phạm điều phản bội tột cùng bằng cách xâm lược Việt Nam!…”(1)
4. Lại nữa: “Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền các đảo đó không, hay chỉ măi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ? Chúng ta đă bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông tin trước khi đấu tranh đ̣i chủ quyền chưa nhỉ?”.
Thưa tiến sĩ, Cô đọc được tiếng Việt và tiếng Pháp không? Thôi th́ tôi nhắc lại tài liệu sau đây bằng hai thứ tiếng Pháp-Việt cho Cô dễ hiểu:
Ngày 5.9.1951, trong phiên họp khoáng đại hội nghị thứ 2 của hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô Andrei A. Gromyko sau khi chỉ trích tính cách bất hợp pháp và sự vô nghĩa của bản dự thảo ḥa ước của Anh – Mỹ để kư với Nhật Bản đă đưa ra một đề nghị 7 điểm gọi là để hướng dẫn việc kư kết ḥa ước thực sự với Nhật Bản. Điểm 6 đề nghị trao trả hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa cho Trung Quốc. Nhưng hội nghị đă bác bỏ yêu cầu này với 48 phiếu chống.
Hai ngày sau, ngày 7.9.1951 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, đă lên tiếng tái xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao như sau:
“Và nói một cách thẳng thắn rằng phải tranh thủ mọi cơ hội để chặn đứng những mầm mống gây xung đột, chúng tôi xác nhận chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn từ xưa đă thuộc lănh thổ Việt Nam”.
(“Et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viet Nam”)
Lời tuyên bố đó đă được Hội nghị San Francisco ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái đoàn, không có một phái đoàn nào phản đối.
5. “Xét cho cùng, đất nước Việt Nam, lănh thổ Việt Nam hiện nay có được là nhờ sự “mở mang bờ cơi” Nam tiến vào lănh thổ Chiêm Thành, Khơ-me.
Lịch sử là vậy, đất đai dân cư di dời, sở hữu chuyển đổi, do thỏa thuận cũng như do xâm lấn.
Rút cục, có thể nói chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém ǵ chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy”.
Xin thưa với Cô tiến sĩ Quan hệ quốc tế và Hoa Kỳ học:
Nếu dựa vào những lư lẽ “lịch sử” theo kiểu như vậy, tuy có phần hấp dẫn đối với cô nhưng rơ ràng sẽ mở ra một hộp Pandoras của những xung đột không thể nào giải quyết được.(2)
Một sách giáo khoa về luật pháp quốc tế của Michael Akehurst khái quát vấn đề chung đó như sau : “Đất đai chinh phục được ngày nay, hoặc ít ra đất đai do một kẻ xâm lược chinh phục, th́ không thể được thừa nhận quyền sở hữu. Trong quá khứ th́ được. Nhưng quyền sở hữu trước kia dựa vào sự chinh phục bây giờ có trở nên mất giá trị không? Nếu trở nên mất giá trị, th́ kết quả sẽ rất là sửng sốt; nếu rút ra kết luận logic của việc đó, th́ có nghĩa là bắt Mỹ sẽ trả lại cho người Idian da đỏ, và người Anh sẽ phải trả lại nước Anh cho người xứ Welsh”.(3)
Những ví dụ như vậy có thể nhân lên không bao giờ hết. Kết luận mà phần đông các nhà cầm quyền đạt được là những khái niệm về luật pháp quốc tế không thể áp dụng lui trở lại cho các cuộc xung đột trong quá khứ để làm mất giá trị pháp lư của những biên giới ngày nay được.
Những vấn đề đó đặc biệt gay gắt trong các thuộc địa cũ của các cường quốc thực dân Châu Âu. Akehurst nhận xét : “Những biên giới thuộc địa, được vạch ra bằng vũ lực trong các thế kỷ trước, ngày nay phần lớn đă trở thành những biên giới của những nước mới độc lập, mà không nước nào muốn thấy biên giới của họ bị đưa ra đặt vấn đề lại. Các nước Mỹ la tinh và Á-Phi, với một cái ngoại lệ (như Trung Quốc chẳng hạn) đă đồng ư rằng các biên giới thuộc địa phải được tiếp tục sử dụng, theo luật pháp quốc tế, như những biên giới sau độc lập. Ở Mỹ la tinh, điều đó được hiểu là nguyên tắc Utipossidetis, nghĩa là :Như bạn đă sở hữu, bạn sẽ tiếp tục sở hữu”(4). Các biên giới thuộc địa, nhất là ở Châu Phi thường không theo thiên nhiên, không tính đến sự phân chia của bộ tộc và cắt qua các khu vực thuộc cùng một đơn vị kinh tế, nhưng v́ các quốc gia mới được độc lập không thể đồng ư vạch lại một cách triệt để các biên giới nên khôn khéo hơn cả là duy tŕ các biên giới hiện có để tránh t́nh h́nh mất ổn định và xung đột.
Như vậy, lư luận như tiến sĩ th́ nước Mỹ cũng là một phần của Trung Quốc như một vị tướng Trung Quốc từng tuyên bố gần đây.
6. Cuối cùng, “Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lănh thổ đă bao giờ đọc Đại Việt Sử Kư, Đại Việt Sử Lược, Đại Việt Sử Kư Toàn Thư hay Việt Nam Sử Lược ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?”
Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lư Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v…
Chúng ta đă bao giờ tự hỏi ḿnh xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?”
Một câu hỏi thật bất ngờ, tôi không tin rằng ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ lại có một giảng viên ngạo mạn và kém cỏi về lịch sử nước nhà đến thế.
Thưa tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích, đọc những quan điểm và cách đặt vấn đề về lịch sử của Cô, chúng tôi không thể không nghi ngờ về tŕnh độ hiểu biết sơ đẳng cũng như tự hỏi rằng Tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích hẳn phải là một người Hoa xa xứ Trung Quốc?
Chào trân trọng
—
Chú thích:
(1) Wilfred G. Burchett, China, Cambodia, Vietnam Triangle, Vanguard Books, 1982.
[Tam giác Trung Quốc – Campuchia – Việt Nam, NXB TTLL, HN, 1986].
(2)- Theo thần thoại Hy Lạp, Pandoras là người đàn bà do Thần lửa tạo ra và bị đưa xuống để trừng phạt trần gian đă lấy trộm lửa. Thần Zeus cho chị ta một cái hộp, khi mở ra th́ đủ tất cả các thói hư tật xấu bay ra làm ô nhiễm cả thế giới. Hộp Pandora do đó có nghĩa là vật hào nhoáng nguy hiểm.
(3), (4)- Grant Evans – Kelvin Rowley. The Red Brotherhood at war (bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Tấn Cưu – Chân lư thuộc về ai?), NXBQĐND, 1986.