|
Hữu Thỉnh ăn cắp thơ qua cái nh́n của hai nhà văn : Đặng Tiến, Nguyễn Hưng Quốc, Bùi Minh Quốc
Nhà thơ
Bùi Minh Quốc - Hội viên hội
nhà
văn
Việt Nam ,trong thư gửi Báo
văn nghệ và các báo trong và ngoài nước ngày 08/04/2007 :
((Mọi người đều biết việc ông Nguyễn
Hữu
Thỉnh,
đại biểu Quốc hội,bí thư đảng đoàn, chủ tịch Hội
Nhà
văn
Việt Nam, can tội
đạo
văn, nói nôm na là ăn cắp
văn.
Nhiều nhà văn đă lên tiếng tố cáo vụ này trên nhiều tờ báo trong và ngoài nước.
Nhà
phê b́nh Đặng Tiến ở Pháp,sau khi đối chiếu kỹ bài
thơ
"Hỏi"
của
Hữu
Thỉnh với bài
thơ "Thượng đế tạo ra mặt trời" (được dịch ra tiếng Việt)
của nữ thi sĩ Christa Reinig đă kết luận rành mạch trong một bài
viết đăng trên talawas số 378 ra ngày 22.11.2006: "Hữu
Thỉnh
có
đạo
văn,
một cách ư thức, công phu và tinh tế". Nhưng vụ đó cũng chưa ăn nhằm ǵ so với
vụ
Hữu
Thỉnh đă vi phạm pháp luật kéo dài: vừa làm tổng thư kư Hội
Nhà
văn
vừa làm tổng biên tập báo
Văn nghệ và hiện nay vẫn vừa làm chủ tịch Hội vừa làm tổng biên tập
tạp chí
Thơ, cơ quan ngôn luận
của
Hội, trong khi luật báo chí nghiêm cấm thủ trưởng cơ quan chủ
quản không được làm tổng biên tập báo, tạp chí thuộc cơ quan ḿnh. Một đại biểu
Quốc hội mà ngang nhiên vi phạm pháp luật và suốt cả nhiệm kỳ vừa qua, với tư
cách đại diện cho giới
nhà
văn,
Hữu
Thỉnh thuộc loại ngậm miệng dài dài trong mọi phiên họp trước những
vấn nạn hàng đầu
của đất nước.
Hữu
Thỉnh
đă tự làm nhục ḿnh (nhưng không biết xấu hổ), đồng thời làm nhục Hội
Nhà
văn
... Thật hết sức kinh ngạc khi thấy
Hữu
Thỉnh
không những không bị xem xét xử lư
mà lại được tiếp tục giới thiệu ứng cử Quốc hội khoá 12. Một sự thách thức lương
tri các
nhà
văn Việt Nam và công dân Việt Nam! )).
HỮU THỈNH ĂN CẮP THƠ
Đặng Tiến:
Văn đạo… đạo văn
Trên talawas ngày 16.11.2006, bạn Trần Kh. trong bài "Em,
anh, ta và tôi", có hỏi tôi, giọng nửa thật nửa đùa, về bài thơ "Hỏi" của
Hữu Thỉnh, dựa theo bài "Thượng Đế tạo ra mặt trời" nguyên bản tiếng Đức của
Christa Reinig. Nguyên ủy là Trần Kh. muốn thương thảo với
Thường Nhân, tác giả một bài trên talawas ngày 11.11.2006.
Trần Kh. viết: "chuyện hai bài thơ có giống nhau về cách lập tứ, cách hỏi và
cách lập ngôn hay không th́ tôi không rơ lắm, cái này th́ phải để tôi đi hỏi ông
Đặng Tiến. Nhưng khi Thường Nhân bảo hai bài thơ giống nhau về tinh thần, giống
nhau về tư tưởng, và buộc tội Hữu Thỉnh đă đạo thơ th́ tôi thấy h́nh như ông đă
đi quá xa".
Anh hỏi tôi, chắc là chuyện "vui thôi mà", nhưng trước đây Đại Lăng Du Tử, trên
VietnamNet, ngày 9.11.2006 đă đặt câu hỏi như thế, và yêu cầu "các nhà nghiên
cứu nên sớm có tiếng nói", nên nhân một công đôi ba việc, tôi xin trả lời
ngắn gọn, dứt khoát: Hữu Thỉnh có đạo văn và Thường Nhân đă chứng minh chính xác
không có ǵ là đi quá xa.
Chuyện phóng tác, tập cổ, tập Kiều, nối điêu, sử dụng điển cố, xưa nay vẫn có, ở
ta cũng như Tây phương. Ví dụ câu thơ Đường "đào hoa y cựu tiếu đông phong"
là một câu ư nhị; đến tay Nguyễn Du "hoa đào năm ngoái c̣n cười gió đông",
th́ nó tuyệt vời, có lẽ nhờ chữ nôm "năm ngoái" và văn cảnh truyện Kiều,
cái đoạn Kim Trọng trở về vườn Thúy. Đến tay Tản Đà, nó trở thành "trơ trơ là
cái hoa đào gió đông" th́ là tuyệt cú mèo, Xuân Diệu phục lăn, đă phải tự
hỏi không biết nhà thơ đă có cái ma lực nào để làm được câu thơ như vậy,
trong bài tựa các cuốn thơ văn Tản Đà hiện hành.
Không ai dám nói là các cụ Tiên Điền, Tản Đà đă đạo văn, v́ cành hoa đào kia đă
nhập hồn vào thơ họ, như theo "ma lực". C̣n ông Hữu Thỉnh th́ cật lực mài dũa;
ông đă cố t́nh thay thế những h́nh ảnh phụ thuộc gió, mặt trời, sao,
bằng: đất, nước, cỏ, và giữ h́nh ảnh chính ở cuối bài là người,
và phát triển ư tưởng chỉ đạo này bằng cách lặp lại ba lần.
Như vậy, ông đă thao tác ư thức và công phu. Chữ đạo văn hay đạo thơ dùng ở đây
là đúng, công bằng và chính xác. C̣n tinh thần hay tư tưởng trong một bài thơ,
lại là chuyện khác, dông dài lắm. Tôi chỉ nêu hai điều:
Ư tưởng trong một câu thơ hay bài thơ là cái mà độc giả (và Hữu Thỉnh) hiểu, không phải là điều mà tác giả nhất thiết muốn nói, dù được google xác nhận.
Nguyên tác của Christa Reinig là một bài thơ hay, ư nhị, nhuần nhị, sâu lắng; phóng tác của Hữu Thỉnh là một bài thơ xoàng, không dở không hay. Do đó không thể so sánh tinh thần hay tư tưởng. So sánh là tội nghiệp cho Hữu Thỉnh. Ta đối chiếu một nguyên tác hội họa với sao bản hay phiên bản th́ thấy ngay.
Tóm lại: Hữu Thỉnh có đạo văn, một cách ư thức, công phu và tinh tế. Thành quả
xứng đáng với tài năng của ông và cái xă hội văn học đă tạo ra ông.
Nhân chuyện dịch thơ liên quan đến Hữu Thỉnh, Trần Kh. c̣n nêu lên cách xưng hô
phức tạp và tế nhị trong tiếng Việt, ví dụ từ em/anh giữa đôi t́nh nhân
lệch tuổi, cậu Michael và bà Hanna. Anh giả thiết "khi đă lên giường với
nhau… về thứ bậc xưng hô th́ Hanna hẳn đă tự nguyện nằm phía dưới ". Sao kỳ
vậy? Quy luật nào lạ vậy?
Thừa gió bẻ măng, xin bàn góp với Thường Nhân. Trên talawas ngày 11.11.2006, anh
có nói là Hữu Thỉnh cóp thơ Tự Đức, qua hai câu:
Đập cổ kính ra t́m lấy bóng
Xếp tàn y lại để dành hơi
Đây không phải là thơ Tự Đức mà là thơ Nguyễn Gia Thiều. Từ điển văn học,
nhà xuất bản Thế Giới, 2004, cũng ghi nhầm, tôi đă có bài góp ư, đăng ở nhiều
báo, trong và ngoài nước, không nghe ai cải chính. Nay xin nhắc lại.
Bài thơ nôm "Khóc Thị Bằng" không phải của Tự Đức. Ngô Tất Tố đă chứng minh điều
này từ năm 1941, trong cuốn Thi văn b́nh chú, Lê Mạc Tây Sơn, in lại lần
thứ ba, Sài G̣n, 1957, trang 91. Những tuyển tập, toàn tập Ngô Tất Tố xuất bản
gần đây không nhắc ǵ đến cuốn Thi văn b́nh chú này. Ngoài ra, (dường
như) Trần Danh Án (1754-1794) có dịch bài thơ nôm của Nguyễn Gia Thiều ra chữ
Hán. Hai câu nói trên:
Phá toái lăng hoa tầm cựu ảnh
Tùng phong khâm thử hộ dư hương
Sở dĩ có sự gán ghép là v́ (dường như) Tự Đức thường ưa sửa thơ thiên hạ, khi
nhuận sắc có sửa hai chữ mảnh gương thành cổ kính và
manh áo thành tàn y, rồi xếp vào hồ sơ của ḿnh, nên
Dương Quảng Hàm mới nhầm ra thơ Tự Đức và trong giáo tŕnh văn học đă ghi là của
Dực Tông, rồi người sau cứ truyền tụng như thế. Ngoài Ngô Tất Tố, các chuyên gia
thơ cung đ́nh triều Nguyễn, như Phan Văn Dật, Bửu Cầm, đều nói không phải của
vua, v́ trong thư khố, không t́m thấy vết tích ǵ bài thơ này, và tên họ một bà
phi nào tương tợ. Hơn nữa giọng thơ trữ t́nh bay bướm, khó có thể là giọng Tự
Đức. Sinh thời học giả Hoàng Xuân Hăn cũng nói vậy.
(Tôi dè dặt dùng chữ "dường như" là v́ không có văn liệu trong tay.)
*
Về chuyện Hữu Thỉnh, trên báo Lao Động, 20.10.2006, nhà văn Nguyễn Quang
Thân đă mỉa mai nhắc đến việc Từ Đạm năm 1924 lên núi Dục Thúy thuê người khắc
đục thơ ḿnh, năm sau lại khắc đục dấu bàn chân, khiến Tản Đà bực ḿnh đă làm
thơ giễu:
Năm ngoái quan lên đục mấy vần
Năm nay quan lại đục hai chân
Khen cho đá cũng bền gan nhỉ
Đứng măi cho quan đục mấy lần
Nhà văn tập cổ, sửa hai câu cuối: Khen cho Hội cũng bền gan nhỉ / Chịu để cho
ông giật (giải) mấy lần. Tác giả hiền lành: thay v́ "mấy lần" anh dùng "bốn
lần" th́… th́… "chính xác" hơn!
Tôi nhắc chuyện này, và đă có viết thư riêng cho Nguyễn Quang Thân, rằng bài thơ
trên không phải của Tản Đà mà của một nhà nho Nam Định, tên Phạm Ứng Thuần, sinh
1885, tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Định, hiệu là Hiếu Khanh, tục danh Cả
Thuần.
Ông bực chuyện Từ Đạm, lúc ấy là tuần vũ Ninh B́nh, nên làm bài thơ châm biếm,
đọc chơi trong giới bạn bè; có người thuật lại với Tản Đà, ông thích chí đem lên
đăng báo An Nam tạp chí, 1926. Nhiều người đọc tưởng là của Tản Đà và cứ
truyền tụng như thế. Thậm chí, Tuyển tập Tản Đà, 1986, của nhà xuất bản
Văn Học, Hà Nội, tr. 209, cũng ghi là của Tản Đà. Riêng Nguyễn Quang Thân đă trả
lời tôi là ghi theo trí nhớ, theo lời kể của nhà thơ Huyền Kiêu.
Tôi dựa theo tư liệu của Lăng Nhân Phùng Tất Đắc, đồng hương với Phạm Ứng Thuần,
trong Giai thoại làng Nho, Nam Chi Tùng Thư xuất bản, 1966, Sài G̣n, tr.
760. Và Chơi chữ, cùng nơi xuất bản, 1963, tr. 175.
*
Cuối cùng có đôi lời thỏ thẻ cùng bạn hiền Nguyễn Trọng Tạo, cũng về chuyện ông
Hữu Thỉnh. Bài trả lời của anh trên Nhà Báo và Công Luận đă chạy
dưới cái tít lớn: "Khôn
chốn văn chương là khôn dại", nghĩa là ǵ? Anh lại nói "dùng thơ cổ".
Theo tôi anh đă vô t́nh hay cố ư lật ngược câu:
Khôn nghề cờ bạc là khôn dại
Dại chốn văn chương ấy dại khôn
Không phải là thơ cổ, mà là thơ tập cổ, dựa theo bài thơ nôm số 94 của Nguyễn
Bỉnh Khiêm:
Khôn mà hiểm độc là khôn dại
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn
Nhưng trong chốn văn chương, b́nh thường, làm ǵ có chuyện dại chyện khôn? Đặt
chân vào chốn ấy đă là khờ dại – hay là nghiệp dĩ. Xuân Diệu làm thơ là dại;
khôn th́ cứ làm Tây đoan, là lấy vợ con gái điền chủ. Huy Cận khôn th́ cứ đi làm
kỹ sư và bộ trưởng. Vũ Hoàng Chương khôn th́ đi làm tri huyện hay thanh tra hoả
xa, Hoàng Cầm khôn th́ cứ làm Trưởng đoàn Văn công Trung ương thiếu ǵ gái đẹp.
Thơ thẩn làm ǵ cho khổ cái thân ra? Khôn và khéo trên trần đời, ai hơn Tô Hoài?
Sao ông ấy lại đánh giá thơ thủ trưởng là gánh đồng nát?
Cuối cùng hỏi riêng Trọng Tạo: nghe dư luận rằng có kẻ muốn hăm lại Hữu Thỉnh
mới trao giải cho ông ấy, một thứ cadeau empoisonné, cho thân bại danh liệt,
khỏi hó hé ḥ he ở ngưỡng cửa trung ương, khỏi gai mắt.
Hỏi là hỏi chơi, không chờ đợi trả lời.
Vui thôi mà.
Orleans, 20.11.2006
© 2006 talawas
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8605&rb=0101
Giáo dục: Đạo đức trí thức
Nguyễn Hưng Quốc
Vừa rồi, có một thanh niên từ trong nước gửi cho
Tiền Vệ, tờ báo mạng do Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi điều hành, một số bài tiểu
luận về văn học.
Đọc, chúng tôi phát hiện ra ngay là tác giả đă lấy nguyên nhiều đoạn trong một
bài viết của tôi
đă được đăng trên Tiền Vệ trước đó. Chúng tôi vô cùng kinh ngạc: ăn cắp bài trên
Tiền Vệ rồi lại gửi ngay cho Tiền Vệ. Thực t́nh, chúng tôi không thể nào hiểu
được tại sao tác giả lại bất cẩn đến độ như vậy. Hay anh coi đó là chuyện b́nh
thường?
Mà có lẽ thế thật.
Dễ thấy là hiện tượng đạo
văn,
đạo
thơ, tức ăn cắp
thơ
văn hay ư tưởng
của người khác đang
là một vấn đề hết sức phổ biến và nghiêm trọng tại Việt Nam hiện nay. Thủ phạm
có khi là những người nổi tiếng và có thế giá trong xă hội, từ
nhà
văn,
nhà
thơ,
nhà phê b́nh nổi
tiếng đến các giáo sư, tiến sĩ có quyền có chức trong hệ thống giáo dục quốc
gia.
“Thượng bất chính” như vậy th́ “hạ tắc loạn”. “Hạ” ở đây là các sinh viên học
sinh. Báo chí trong nước từng nhiều lần tố cáo hiện tượng viết bài thuê hay hiện
tượng đạo
văn không phải
của các sinh viên bậc
cử nhân mà ngay cả của
các sinh viên hậu đại học, từ cấp thạc sĩ đến cấp tiến sĩ. Ở đâu cũng có
đạo
văn.
Đạo
văn một cách công
khai, ngang ngược, bất chấp cả liêm sỉ.
Theo tôi, điều đáng lo ngại nhất chính là ở chỗ “bất chấp liêm sỉ” ấy. Ăn cắp
th́ ở đâu cũng có. Nhưng, b́nh thường, bọn ăn cắp thường bị xă hội khinh miệt,
do đó, ít nhiều cảm thấy xấu hổ; cũng do đó, bao giờ cũng có vẻ lén lén lút lút.
Ở đây, ngược lại, những người ăn cắp lại không có vẻ ǵ thẹn thùng cả. Nó cho
thấy có sự xói ṃn về phương diện
đạo
đức, đặc biệt,
đạo
đức trí thức.
Nói đến đạo
đức là nói đến trách
nhiệm của cả xă
hội. Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là giáo dục. Nói cách khác, theo tôi, giáo dục
Việt Nam cần phải quan tâm nhiều hơn nữa về vấn đề
đạo
văn.
Cũng xin nói ngay, đạo
văn (plagiarism)
trong học đường không phải là chuyện hiếm. Với sự phát triển
của internet, việc
đạo
văn lại càng dễ dàng,
và v́ dễ dàng, nên càng ngày càng phổ biến. Theo Susan D. Blum, trong cuốn
My Word! Plagiarism and College Culture (Ithaca: Cornell University
Press, 2009), kết quả của
một cuộc điều tra cho thấy: hơn 75 phần trăm sinh viên thú nhận đă từng gian
lận, và 68 phần trăm sinh viên thú nhận đă từng cắt và dán các tài liệu lấy từ
internet khi viết luận văn
mà không hề ghi xuất xứ! (tr. 1).
Biết như vậy, hầu hết các đại học ở Tây phương, ngoài các biện pháp pḥng ngừa
và kiểm soát nghiêm ngặt, đều đặt nặng vấn đề giáo dục sự lương thiện trí thức.
Khi nộp bài làm, sinh viên thường được yêu cầu kư tên vào phần tuyên thệ là ḿnh
không đạo
văn được in sẵn. Gần
đây, nhiều trường đại học yêu cầu các giáo sư nhấn mạnh đến điều đó ngay trong
các tờ chương tŕnh môn học (unit/subject guide) phát cho sinh viên vào đầu mỗi
học kỳ. Trong suốt học kỳ, đặc biệt khi phát đề luận
văn, giáo sư hầu như
thường xuyên nhắc nhở sinh viên về việc đọc, và ghi chú các tài liệu trích dẫn.
Nhiều trường đại học c̣n buộc tất cả các sinh viên năm thứ nhất phải học môn cơ
bản (foundation subject) để được đào luyện về phương pháp nghiên cứu, trong đó,
một trong những nội dung chính là tránh
đạo
văn.
Ở Việt Nam, theo chỗ tôi được biết, những điều như vậy rất ít được nhấn mạnh. Đó
là điều rất cần làm. Tiếc, người ta lại không làm.
Nhưng việc ngăn ngừa đạo
văn không thể chỉ
được thực hiện bằng những lời khuyên răn hay đe doạ. Nó phải được giáo dục song
song với việc giáo dục ḷng tự tin và tự trọng. Ai cũng biết gốc rễ sâu xa
của việc
đạo
văn là sự thiếu tự
tin và tư trọng. Nhưng tự tin và tự trọng, trong phạm vi trí thức, chỉ được nuôi
dưỡng khi tinh thần sáng tạo được tôn vinh. Không đặt trên nền tảng đề cao sự
sáng tạo, người ta sẽ không thể cảm thấy xấu hổ khi ăn cắp ư tưởng hay lời
văn
của người khác. Có
điều sáng tạo phải đi liền với tự do, chủ yếu là tự do tư tưởng. Có lẽ đây chính
là rào cản cuối cùng mà nền giáo dục Việt Nam, để rèn luyện sự lương thiện trí
thức, cần phải vượt qua.
Tự nhiên nhớ một chuyện cũ: lúc mới tốt nghiệp đại học, được giữ lại trường làm
cán bộ giảng dạy, tôi viết một bài tiểu luận về Chinh phụ ngâm và đưa cho
một giáo sư kỳ cựu trong khoa đọc để góp ư. Ông khen nhiều thứ nhưng nghiêm khắc
phê phán một điều: về quan điểm, nó hoàn toàn phi-Mácxít. Tôi nhận “lỗi” nhưng
cố vớt vát là ḿnh muốn t́m ṭi một cách nh́n mới. Ông trừng mắt, nạt: “Th́ đọc
của người khác rồi
diễn đạt lại theo lời văn
của ḿnh tức là
mới rồi!”
Tôi nghẹn ngào. Và loé lên ư nghĩ: Phải vượt biên thôi! Không thể sống như thế
này măi được!
Chú thích:
Hiện tượng đạo
văn và
đạo
thơ trong giới cầm
bút Việt Nam khá nhiều. Nhưng tiêu biểu nhất có lẽ là vụ
đạo
thơ
của
Hữu
Thỉnh, chủ tịch Hội
nhà
văn Việt Nam.
Bài “Hỏi” của
Hữu
Thỉnh như sau:
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Bài này bị tố cáo là ăn cắp cả ư lẫn lời từ bài “Thượng đế sinh ra mặt trời”
của Christa Reinig,
một nhà
thơ
Đức. Nguyên
văn bài
thơ này như sau:
Gott schuf die sonne
Ich rufe den wind
wind antworte mir
ich bin sagt der wind
bin bei dir
ich rufe die sonne
sonne antworte mir
ich bin sagt die sonne
bin bei dir
ich rufe die sterne
antwortet mir
wir sind sagen die sterne
alle bei dir
ich rufe den menschen
antworte mir
ich rufe - es schweigt
nichts antwortet mir
(Christa Reinig, Gedichte, Nxb Fischer 1963, tr. 34)
Bản dịch tiếng Việt:
Thượng đế tạo ra mặt trời
Tôi hỏi gió
Gió với em thế nào?
- Gió luôn ở bên em.
Tôi hỏi mặt trời
Mặt trời với em thế nào?
- Mặt trời luôn ở bên em.
Tôi hỏi các v́ sao
Các v́ sao với em thế nào?
- Các v́ sao luôn ở bên em.
Tôi hỏi con người
Con người với em thế nào?
- Con người im lặng không ai trả lời tôi.
Vụ đạo
thơ này được nhiều
diễn đàn đề cập. Nhiều nhất là trên Talawas vào năm 2006. Hiện nay, Talawas đă
bị tin tặc tấn công nên tôi không ghi đường link được. Tuy nhiên, để kiểm tra
hoặc t́m hiểu thêm, độc giả có thể vào Google và đánh chữ “Hữu
Thỉnh” “đạo
thơ”. Nếu đường
link dẫn vào Talawas th́ bấm vào chữ “cached”, các bạn có thể đọc được.
Tags: Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Hội Nhà, Việt Nam, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, như thế nào, nhà thơ, bài thơ, trả lời, văn chương, nhà văn, câu hỏi, tiếng, biết
TPCT - Chương tŕnh kỷ niệm 50 Hội Nhà văn Việt Nam được mở đầu bằng buổi giao lưu cùng thầy và tṛ khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội với chủ đề “Văn chương và bục giảng” hết sức ấn tượng và lư thú.
|
Ảnh: Nguyễn Đ́nh Toán |
Khách mời giao lưu, ngoài nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Đào Thắng, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, c̣n lại đều là các hội viên Hội Nhà văn từng ngồi trên ghế giảng đường ĐHSP Hà Nội : Các giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, Đặng Anh Đào, Trần Đ́nh Sử, Trần Đăng Xuyền, Nguyễn Văn Long, Chu Văn Sơn,...
Hội trường số 1 nhà B, chiều 11 tháng 4 chật ních, nhiều sinh viên đến muộn, không có chỗ ngồi, phải đứng tràn ra hai bên hành lang.
Giảng viên khoa Văn, cô giáo Hồng Minh, người dẫn chương tŕnh ( MC), quá xinh đẹp và khả ái, áo dài màu lửa, lại thêm một MC chuyên nghiệp của chương tŕnh Người cao tuổi trên VTV, nhà thơ Phạm Tiến Duật, trợ giúp, khiến không khí hội trường bỏng dăy lên từ đầu.
Sau những lời chào mừng đầy ngưỡng mộ của GS-TS hiệu trưởng Nguyễn Viết Thịnh, người khách đầu tiên được mời giao lưu là nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
Hỏi - Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời. Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Tôi hỏi người: - Người sống với người như thế nào? Thượng đế đă làm ra mặt trời Tôi gọi gió Gió hăy trả lời tôi Gió nói : - Tôi ở bên em. Tôi gọi mặt trời Mặt trời hăy trả lời tôi Mặt trời nói : - Tôi ở bên em. Tôi gọi các v́ sao Xin hăy trả lời tôi Các v́ sao nói : - Chúng tôi ở bên em. Tôi gọi con người Xin hăy trả lời tôi Tôi gọi - và im lặng Không ai trả lời tôi. Quang Chiến dịch (Tạp chí Văn học Nước ngoài, số 6-2002) |
- Hội Nhà văn sung sướng được khoe với các thầy cô giáo và các bạn sinh viên rằng, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng với trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường Viết văn Nguyễn Du, là ba chiếc nôi lớn sản sinh ra nhiều tên tuổi các nhà văn Việt Nam đương đại, những Nguyễn Khoa Điềm, Ma Văn Kháng, Tô Nhuận Vỹ, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Đăng Mạnh vv... - Nhà thơ Hữu Thỉnh điểm lại rất nhiều tên tuổi.
Rồi ông vắn tắt điểm những thành tựu của nền văn học Việt Nam 50 năm qua...
Các câu hỏi từ dưới hội trường tới tấp gửi lên sân khấu.
- Cháu là Thúy Lan... Xin nhà thơ cho biết người con gái trong “Thơ viết ở biển” có phải người t́nh của bác không? Bác viết bài thơ đó trong bối cảnh như thế nào ạ?
- Tôi viết bài thơ ấy hơn ba mươi năm trước, khi tôi c̣n đang trong quân đội, từ chiến trường Quảng Trị được ra an dưỡng ở Băi Cháy (Quảng Ninh). Chẳng có người t́nh nào cả.
Ngày ấy đời sống c̣n khó khăn lắm. Theo lời vợ dặn, tôi mua một ít tôm, luộc lên và phơi khô để mang về nhà. Trong lúc ngồi canh chim, sợ chúng đến ăn mớ tôm phơi, tôi nh́n biển và nghĩ vơ vẩn.
Thế rồi tứ thơ về biển h́nh thành. “... Gió không phải là roi mà vách núi phải ṃn. Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím...”.
Bài thơ được in rồi được nhạc sỹ phổ nhạc. Tôi rất cám ơn nhạc sỹ đă chắp cánh cho bài thơ bay xa, và... cám ơn cả mớ tôm phơi...
Tiếng vỗ tay ran pḥng. Một góc bếp núc thơ thật lư thú.
Lại một loạt câu hỏi dồn dập...
Nhưng đến câu hỏi này th́ hội trường bỗng căng ra :
|
Nhà thơ Hữu Thỉnh |
- Thưa, gần đây trên mạng internet có một số ư kiến xung quanh bài thơ “Hỏi ” của nhà thơ. Có người cho rằng “ Hỏi ” giống một bài thơ của nữ thi sĩ người Đức. (*) Xin ông cho biết về sự việc này ?
Nhà thơ Hữu Thỉnh bật lên như ngồi trên ghế nóng :
- Trước khi trả lời, tôi muốn biết ai là người ra câu hỏi này thế ?
Mọi ánh mắt đều dơi một ṿng quanh hội trường. Không khí bỗng lặng phắc. Không có cánh tay nào giơ lên. Có ai đó th́ thầm: “Lẽ ra MC Hồng Minh không nên đọc câu hỏi này. Cuộc giao lưu sẽ mất vui...”.
Nhà thơ Hữu Thỉnh đảo mắt nh́n quanh, cố t́m ra một cánh tay thẳng thắn giơ lên. Không có. Rồi ông mỉm cười :
- Cám ơn bạn nào đă đưa ra câu hỏi này, nhưng v́ tế nhị đă giấu tên. Một câu hỏi thẳng thắn và rất quan trọng đối với tôi. Xin thú thật là, mấy tháng nay, và cho đến bây giờ tôi vẫn như mang một cái án trên ḿnh.
Tôi bị người ta khép vào tội đạo thơ, tội ăn cắp mà không biết thanh minh với ai, kêu cầu với ai. Nhân đây, tại một diễn đàn văn chương, xin được tŕnh bày:
Tôi làm bài thơ này cách đây hơn mười năm. Làm rất nhanh, chỉ trong vài mươi phút. Tôi c̣n nhớ khi đó, tôi vừa trải qua một cuộc tâm sự với nhà thơ Phạm Tiến Duật, bạn tôi, đang ngồi đây.
Hôm đó, chúng tôi ngồi với nhau gần một buổi chiều. Khi anh Duật về, tôi liền nảy ra một tứ thơ. Và viết liền một mạch cho đến dấu chấm câu cuối cùng.
Bài thơ “Hỏi” được in ngay sau đó ít lâu. Năm 2002, tôi có đọc bài thơ “Thượng đế làm ra mặt trời” của nhà thơ người Đức được dịch và in trên Tạp chí Văn học nước ngoài.
Lần đầu tiên tôi được đọc bài thơ này. V́ tôi đâu có biết tiếng Đức. Về ngoại ngữ, tôi không thạo một thứ tiếng nào, tiếng Đức càng mù tịt. Trước đó, tôi hoàn toàn không biết có bài thơ ấy và tác giả người Đức ấy.
Trong các bài báo đăng trên mạng vừa rồi, có người lại bảo, bài thơ này đă được dịch ra tiếng Việt và in tại Sài G̣n trước năm 1975. Tức là người ta muốn gán cho tôi đă ăn cắp từ bản dịch tiếng Việt đó.
Thế th́ tôi có căi đằng trời. Nhưng xin thưa, cho tới giờ vẫn không có ai cho tôi và tất cả mọi người ngồi đây được thấy bài thơ đă dịch và in ở Sài G̣n ấy cả...
Câu chuyện đạo thơ mà người ta dựng lên ấy, biết thanh minh thế nào... Trời ơi ! Chỉ có người viết ra nó mới biết được thôi...
Cả hội trường lại ran lên tiếng vỗ tay, như đồng cảm với tiếng thở dài của nhà thơ.
Tiếp theo là phần giao lưu với nhà thơ Phạm Tiến Duật. Nhà thơ của Trường Sơn chống Mỹ ngồn ngộn đời sống và kỷ niệm chiến trường khiến các thầy cô giáo tương lai xuưt xoa trầm trồ liên tục.
Nhưng rồi câu chuyện về bài thơ “Hỏi” vẫn được nhà thơ Phạm Tiến Duật trở lại sau khi đă qua những chuyện lư thú khác. Ông thực sự trăn trở với những điều tâm sự của Hữu Thỉnh:
- Xin được lại nói đôi lời về bài thơ “Hỏi”. Chính lời phân trần vừa rồi của Hữu Thỉnh đă xoá đi hoàn toàn những hiểu lầm nguy hiểm bấy lâu. Giữa chúng ta lúc này là một không khí tin cậy, cởi mở, bạn bè.
Thú thực hồi nghe những thông tin về bài thơ của Hữu Thỉnh, có lúc tôi rất muốn hỏi anh, nhưng lại thấy không tiện. Bây giờ th́ mọi khúc mắc, nghi ngờ đă được giải tỏa rồi...
Phạm Tiến Duật bắt tay Hữu Thỉnh. Rồi cao hứng, ông xin được cùng người đẹp Mỹ Hà, Bí thư Đoàn khoa, hát bài “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” phổ nhạc thơ ông.
Không ngờ ông c̣n là một ca sỹ. Tiếng thanh, tiếng trầm quện vào nhau: “Cùng mắc vơng trên rừng Trường Sơn. Hai đứa ở hai đầu xa thẳm...”.
11/4/2007
(*) Chúng tôi xin được in lại bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh và bài “Thượng đế đă làm ra mặt trời” của nữ thi sỹ Đức Christa Reinig để bạn đọc tham khảo. Bài thơ của Christa Reinig được công bố năm 1964, trong một tập thơ đoạt giải văn chương Bremen của Đức.(Theo lời chú trên mạng)
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
<<trở về đầu trang>>