|
Nam Nguyên,
phóng viên RFA
Tổ chức lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lớn chưa từng có tại Dak Lak |
Cà phê Buôn Ma Thuột là đặc sản nổi tiếng từ đầu thế kỷ 20, người Việt Nam khi nói tới cà phê lập tức nghĩ tới Buôn Ma Thuột.
Vậy mà thương hiệu này đă bị một doanh nghiệp ở Quảng Đông Trung Quốc đăng kư bảo hộ độc quyền tới hai nhăn hiệu.
Một bài học cho các doanh nghiệp
Nếu không có phát hiện và được công bố gần đây bởi Công
ty luật Bross và Cộng sự ở Hà Nội, có lẽ tỉnh Đắc Lắc và
ngành cà phê có thể đă không hay biết và chưa quan tâm
tới việc đăng kư bảo hộ chỉ dẫn địa lư cho Cà phê Buôn
Ma Thuột bên ngoài Việt Nam. Trên thực tế hai nhăn hiệu
cà phê Buôn Ma Thuột mà doanh nghiệp Trung Quốc bảo hộ
độc quyền trong 10 năm chỉ mới đăng cách cách nay chưa
lâu, một nhăn từ tháng 11/2010 và nhăn thứ hai từ tháng
6 năm nay.
Trả lời Nam Nguyên vào tối 15/9, ông Trần Việt Hùng trợ
lư Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, nguyên Cục trưởng
Cục Sở Hữu Trí Tuệ từ Hà Nội nhận định:
“Một doanh nghiệp Trung Quốc không có hàng cà phê từ Ban
Mê Thuột mà lại đăng kư nhăn hiệu như vậy tại Trung Quốc
là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do đó chắc chắn
Việt Nam phải có khiếu nại để đ̣i lại nhăn hiệu đó.”
Nhăn hiệu cà phê Buon Ma Thuot của Trung Quốc |
Người Việt Nam giật ḿnh v́ Tỉnh Đắc Lắc đă được bảo hộ
quốc gia từ năm 2005 về chỉ dẫn địa lư cà phê Buôn Ma
Thuột, nhưng bản quyền về việc này chưa hề đăng kư bên
ngoài Việt Nam. Giờ đây th́ báo chí nhập cuộc một cách
hào hứng, tất cả những báo mạng mà chúng tôi xem được
như Lao Động, VnExpress, Saigon Giải Phóng đều khá bức
xúc về việc làm thế nào để đ̣i doanh nghiệp Trung Quốc
hủy những nhăn hiệu gian dối đó.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên Luật sư Lê Quang
Vinh, Giám đốc phụ trách sở hữu trí tuệ Công ty Luật
Bross và Cộng sự, người phát hiện vụ doanh nghiệp Trung
Quốc đăng kư bảo hộ độc quyền hai nhăn hiệu Cà phê Buôn
Ma Thuột ở Quảng Đông, nói rằng sẽ mất thời gian nhưng
trong vụ mất thương hiệu này phía Việt Nam có đầy đủ cơ
sở pháp lư để đ̣i lại công lư. LS Lê Quang Vinh nhấn
mạnh:
“Rơ ràng đây là một thông điệp chuyển tới các doanh
nghiệp nói chung và tất cả những chỉ dẫn địa lư nào, khu
vực quản lư nào của Việt Nam nói riêng, là chúng ta phải
đặc biệt lưu ư vấn đề này để có chiến lược sách lược phù
hợp trong tương lai để tránh câu chuyện này xảy ra.”
Đứng về mặt quản lư Nhà nước, Trợ lư Bộ trưởng Khoa học
Công nghệ Trần Việt Hùng phát biểu với Nam Nguyên:
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ở Dak Lak. Source giacaphe.com |
“Khi các nước đă tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO và thừa nhận Hiệp định Swiss liên quan đến sở hữu
trí tuệ, th́ mỗi nước đều có những qui định để chống lại
sự cạnh tranh không lành mạnh, đến sự chiếm đoạt nhăn
hiệu và những chỉ dẫn sai về thực tế hàng hóa. Chúng ta
có thể dựa vào những điều khoản đó để khiếu kiện tại
Trung Quốc, đầu tiên bằng biện pháp hành chính tại cơ
quan quản lư sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc và cụ thể cơ
quan nhăn hiệu của Trung Quốc và nếu không được, th́ có
thể khiếu nại tại ṭa án Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng không
hoàn toàn quá khó khăn, với những bằng chứng trong
trường hợp cụ thể cà phê Buôn Ma Thuột có uy tín rộng
răi từ lâu tại Việt Nam, đă được thừa nhận về chỉ dẫn
địa lư tại Việt Nam
từ năm 2005, như vậy tôi nghĩ rằng chúng ta có đủ bằng
chứng cụ thể về chỉ dẫn địa lư hoặc thương hiệu đó bên
Trung Quốc và đ̣i lại quyền lợi cho ḿnh.”
Sai một li đi một dặm
Báo chí chính thống ở Việt Nam như Lao Động bản điện tử
và Saigon Giải Phóng Online nhận định rằng, Tỉnh Đắc Lắc
với bảo hộ quốc gia về chỉ dẫn địa lư cà phê Buôn Ma
Thuột từ năm 2005, nhưng cho đến nay chưa hề đăng kư
nhăn hiệu hàng hóa với quốc gia nào trên thế giới. Chính
sự lơ là này đă tạo cơ hội cho doanh nghiệp Trung Quốc
đăng kư bảo hộ độc quyền nhăn hiệu. Luật sư Lê Quang
Vinh nói với chúng tôi rằng, Tuy không trung thực nhưng
về nguyên tắc doanh nghiệp Trung Quốc không phạm luật,
v́ phía Việt Nam chưa đăng kư chỉ dẫn địa lư cà phê Buôn
Ma Thuột của ḿnh ở Trung Quốc hay lănh thổ nào khác.
Báo chí đưa tin Tỉnh Đắc Lắc sợ tốn kinh phí nên
không đăng kư nhăn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột ra phạm vi
toàn cầu theo hệ thống Madrid. Có điều trớ trêu là Đắc
Lắc đă cố gắng quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột
khá tốn kém và không nghĩ đến việc bảo vệ “đứa con” của
ḿnh. Sau khi được bảo hộ quốc gia về chỉ dẫn địa lư,
trong 6 năm qua Đắc Lắc tiêu tốn 50 tỷ tiền ngân sách và
đóng góp của doanh nghiệp để tổ chức 3 Lễ hội Cà Phê
Buôn Ma Thuột. Theo báo chí, chỉ cần 1/10 số tiền này là
có thể đăng kư nhăn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột ra thế
giới và tránh được việc bị mất thương hiệu như đă xảy ra.
Các loại cà phê Robusta được nhập kho. AFP |
Tỉnh Đắc Lắc được mô tả là quá chậm trễ trong việc quản
lư, sử dụng và đầu tư phát triển nhăn hiệu Cà phê Buôn
Ma Thuột. Theo Lao Động Online, có trong tay quyền bảo
hộ quốc gia về chỉ dẫn địa lư Cà phê Buôn Ma Thuột từ
năm 2005, nhưng phải đến tháng 8/2011, Sở Khoa học và
công nghệ Đắc Lắc mới cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lư cà phê Buôn Ma Thuột cho 8 thành viên của
Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột. Các doanh nghiệp này chỉ
chi phối một phần rất nhỏ về diện tích và sản lượng cà
phê trên điạ bàn Đắc Lắc, cụ thể là gần 9.000ha cây cà
phê sản lượng 26.000 tấn/năm. Trong khi Đắc Lắc có tổng
diện tích cà phê
100.000ha với sản lượng 325.000 tấn/năm. Như vậy vẫn c̣n
một diện tích rất lớn trong vùng chỉ dẫn địa lư cà phê
Buôn Ma Thuột.
Chúng tôi không có thông tin là Đắc Lắc chậm trễ cấp
chứng nhận cho doanh nghiệp, hay là quá ít doanh nghiệp
làm thủ tục xin cấp chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lư cà
phê Buôn Ma Thuột.
Ông Đỗ Hà Nam, một đại gia trong ngành xuất khẩu cà phê,
công ty của ông chi phối 25% tổng xuất khẩu cà phê của
Việt Nam phát biểu với tư cách cá nhân:
“Ở Việt Nam chưa quan tâm nhiều về chứng nhận chỉ dẫn
địa lư, chỉ nói chung là cà phê Việt Nam thôi. Mặc dù
địa phương đă có đăng kư, nhưng chưa bao giờ người mua
yêu cầu là nó xuất xứ ở đâu và giao hàng là cà phê Việt
Nam thôi. Chúng tôi là những người xuất khẩu nhiều thấy
rằng người mua không ai đ̣i hỏi điều đó v́ nếu thế giá
mua phải khác, trên thực tế họ mua bất cứ loại cà phê
nào, việc này dẫn tới việc nếu bán có thương hiệu th́
phải tách nó ra và có giá khác, phải có tiêu chuẩn để
bảo đảm khi sử dụng người ta thấy được sự khác biệt giữa
cà phê có chứng nhận xuất xứ Buôn Ma Thuột so với các
tỉnh khác như Lâm Đồng Gia Lai hay Đồng Nai…”
Theo VnExpress, không chỉ nhăn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột
bị mất về tay Trung Quốc. Một thương hiệu lớn hơn v́ phủ
trùm địa danh Buôn Ma Thuột là Cà Phê Dak Lak (Đắc Lắc)
cũng bị Công ty ITM Entreprises ở Pháp đăng kư độc quyền
nhăn hiệu dưới tên ḿnh và được Cơ quan Sở hữu Trí tuệ
Pháp cấp chứng nhận từ tháng 9/1997, công ty này c̣n
đăng kư bảo hộ ở hơn một chục quốc gia khác.
Việt Nam đă từng mất thương hiệu thuốc lá Vinataba ở rất
nhiều quốc gia khác trong thập niên 1990, rồi cà phê
Trung Nguyên cũng mất nhiều thời gian tranh chấp ở Hoa
Kỳ và sau này đă đăng kư thương hiệu ở 60 quốc gia trên
thế giới.
Mất ḅ mới lo làm chuồng, nhưng câu chuyện thương hiệu
Cà phê Buôn Ma Thuột bị rơi vào tay người Trung Quốc
“vừa là đồng chí vừa là anh em” th́ quả là vẫn c̣n thiếu
cảnh giác.
<<trở về đầu trang>>