![]() ![]()
Fax: +493046795841 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Người Cha Nghèo Khổ Và Đứa Con Bất Hạnh Bị Nhốt Trên Võng Suốt Nhiều Năm
“Sở dĩ phải đặt bé vào võng và cột lại là vì nếu không cột, tôi sợ khi tôi đi làm, ở nhà bé té xuống đất thì càng khổ.”
|
Ðể con không phải té khi mình đi làm, ba bé Thu Hiền đã phải đặt bé vào võng và cột lại trong suốt nhiều năm qua. (Hình: Báo Dân Trí) |
Năm 1987, anh Dương Mạnh Hùng theo gia đình từ Bắc vào Nam lập nghiệp tại ấp Thanh Hải, xã Thanh Hương, huyện Bình Long, Bình Phước.
“Khi đó khu vực này còn là bìa rừng. Thời gian đầu, cuộc sống quá khó khăn nên cả gia đình phải đi đốn củi, hái măng trong rừng sâu.” Anh Hùng kể.
Ðể chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt giữa chốn “rừng thiêng nước độc,” anh Hùng “đã uống rượu rất nhiều.”
Và anh đổ bệnh.
Khi nghe bác sĩ báo cho biết anh Hùng bị “bệnh xơ gan,” cha mẹ anh chỉ biết mang anh về nhà “chờ chết” vì “lúc đó nghèo quá làm gì có tiền mà chữa trị.” Anh Hùng tiếp tục câu chuyện.
Có điều, không hiểu vì lý do gì, khi từ bệnh viện về nhà, anh Hùng không ăn thịt cá được, mà “chỉ ăn được đồ chay thôi.” Cũng từ đó mà sức khỏe anh lại dần dần hồi phục.
Năm 1997 anh Hùng lập gia đình. Ðến năm 2000, vợ chồng anh sinh được bé Dương Thị Thu Hiền.
Niềm vui được làm cha chưa được bao lâu thì vợ chồng anh Hùng phát hiện ra con gái mình không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Mang con xuống bệnh viện Nhi Ðồng II ở Sài Gòn khám, anh Hùng được bác sĩ báo cho biết “bé Hiền bị dính dây chằng cột sống, hay nói một cách khác là cháu bị bại não.”
Khi đó bé Thu Hiền mới được 3 tháng, “trông nó cứ như một con mèo vậy, nhỏ xíu, bé tí.”
Thế là trong suốt 3 năm liền sau đó, thời gian bé Thu Hiền ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. “Cứ mang con vào bệnh viện, thì bà nội trông, còn tôi đi làm phụ hồ ở Sài Gòn để kiếm tiền.” Người đàn ông nhớ lại.
“Thế lúc đó mẹ bé đâu?” Tôi hỏi.
Người cha đang kiêm luôn vai trò người mẹ cho bé Hiền nói bằng giọng hiền lành, “Cô ấy cứ lên rồi về, rồi lại lên, nhiều chặp như vậy. Nhưng từ ba năm nay thì cô ấy bỏ nhà đi hẳn rồi.”
Sau thời gian 3 năm đầu đời, sức khỏe bé Hiền ổn định hơn, anh Hùng mang con về nhà chăm sóc.
Do “bị bại não” nên bé Hiền chỉ có thể nằm một chỗ, không thể đi đứng, nói năng. Có lẽ vì vậy, mà hàng xóm cũng quên mất là gần nhà mình có một em bé, nay đã 10 tuổi. Người cùng ấp chỉ biết có anh Dương Mạnh Hùng nhà ở tận cuối ấp, ven bờ suối.
![]() |
Anh Hùng, ba của bé Hiền, “Cuộc sống ai cũng có những nỗi khổ riêng. Có buồn có trách cũng vậy thôi. Ðó là số phận của mình thì mình phải chịu, vui vẻ mà sống và chăm sóc cho con.” ´ (Hình: Báo Dân Trí) |
Mỗi ngày, trước khi đi làm hồ, anh Hùng thức dậy lo nấu thức ăn, đút cho con ăn xong, đặt con lên võng, cột chặt lại, rồi mới đi làm. Tiểu tiện, đại tiện không ai giúp nên bé Hiền phải nằm và ị luôn một chỗ.
Nghe kể, tôi thắc mắc, “Bé ở nhà có bà nội, nhưng sao phải cho bé vào võng và cột lại?”
Ba bé Hiền trả lời, “Bà nội bé lớn tuổi rồi, cũng loay hoay với công việc ngoài vườn, nên nếu không cột võng lại, tôi sợ khi tôi đi làm, ở nhà bé té xuống đất thì càng khổ.”
Buổi trưa, anh Hùng chạy về nhà đút con ăn, rửa ráy cho con rồi lại đi làm. Tối về thì lo tắm rửa, giặt giũ đống quần áo mà bé Hiền “đã đi tiêu đi tiểu vào đó.”
Nuôi con kiên trì trong sự túng thiếu và khốn khó như vậy, đến năm 7 tuổi, bé Hiền đã mang lại cho ba bé một niềm vui bất ngờ: Bé đã có thể ngồi lên được và bập bẹ được vài tiếng “ba ơi,” “bà ơi,”...
Nói chuyện với phóng viên Người Việt, ba bé Hiền không hề than vãn về những khó khăn của mình. “Cuộc sống ai cũng có những nỗi khổ riêng. Có buồn có trách cũng vậy thôi. Ðó là số phận của mình thì mình phải chịu, vui vẻ mà sống và chăm sóc cho con.” Anh Hùng nói một cách lạc quan.
Không nghề nghiệp ổn định, anh Hùng chỉ có thể đi phụ hồ, “mỗi ngày được một trăm ngàn, nhưng công việc không đều,” nên bữa ăn hằng ngày của bé Hằng cũng thường chỉ có cơm trộn lẫn với cháo, hôm nào sang thì có cháo hầm xương nhưng đa phần đều là cháo trắng. “Có điều bé ăn rất ngoan. Giờ bé đã khoảng 30 ký rồi.” Anh Hùng khoe.
Từ ngày nhiều người biết hoàn cảnh của “em bé bị nhốt trên võng,” anh Hùng cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ.
“Tôi đang đóng cái giường có song chắn chung quanh để con bé ở đó mà không sợ té. Số tiền mọi người giúp đỡ, tôi cũng đang dùng để sửa lại nhà cho đừng ẩm thấp và dột nữa thì chắc sức khỏe bé cũng sẽ khá hơn.” Anh Hùng cho biết.
Anh chia sẻ, “Bao nhiêu năm rồi tôi chăm sóc bé Hiền như vậy, không có điều gì đáng bận tâm và lo lắng. Số phận mà. Chỉ có điều, giờ con bé cũng đã lớn nên đôi khi tôi cũng khổ tâm lắm, giá như nó là con trai cũng còn đỡ...”
Mong ước của người cha đang làm luôn vai trò của người mẹ chỉ là mong sao cho bé có thể tự đi tiêu tiểu được mà thôi.
Giờ đây, mỗi ngày anh Hùng, sau khi đi làm về, đang cố gắng tập cho con đi. “Nhưng cũng khó khăn lắm, chân nó không đứng được. Thôi, không ai mong sinh con như thế, nhưng mà đó là số phận.”
Ðược biết giữa lúc miếng ăn lo còn không nổi nhưng dù có nhiều tổ chức xin bé Hiền về nuôi, người cha thương con đó vẫn nhất quyết không cho bởi “nó là giọt máu duy nhất của tôi.”
Chia tay với bố con, bà cháu anh Hùng và cháu Thu Hiền mà chúng tôi cứ không ngớt suy tư: Chả hiểu nếu cháu Thu Hiền và các bệnh nhân bị BẠI NÃO khác mà trót sinh ra ở các nước Đế Quốc Thực Dân như Mỹ Anh Pháp và các nước Tư Bản đang giãy chết ở Phương Tây thì họ sẽ phải trãi qua cái tuổi thơ của họ như thế nào nhỉ!??? Riêng ở cái Thiên Đường XHCN Việt nam này đâu chỉ có một cháu bé Dương Thí Thu Hiền này bị BẠI NÃO mà cả 15 Bác "TRÍ TUỆ ĐỈNH CAO" và toàn bộ lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt nam chúng tôi đều bị BẠI NÃO cả rồi, thì việc cháu Thu Hiền phải trải qua cái tuổi thần tiên của mình nhiều năm liền trên chiếc võng tre ắt cũng là chuyện thường tình như cái đời sống "khiêm tốn và giản dị của bác hồ" ấy mà! .
Buồn Thiên Thu
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Anh Dương Mạnh Hùng (bố của bé Dương Thị Thu Hiền): nhà 66, tổ 8, ấp Thanh Hải, xã Thanh Lương, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Điện thoại: 0978.808.506
Bài báo nói về cảnh ngộ của một em bé tật nguyền “bị nhốt” trên võng nhiều năm liền