Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Đồ chơi độc hại của Trung quốc tràn ngập thị trường Việt Nam

Đỗ Hiếu,

phóng viên RFA, Bangkok


Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar cầm 2 toa xe lửa đồ chơi dùng sơn có ch́ của Trung Quốc trong buổi điều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ hôm 12-9-2007

Các tổ chức bảo vệ môi sinh và kiểm tra chất lượng sản phẩm cho biết, một số lớn đồ chơi do Trung Quốc sản xuất và tung ra tiêu thụ trên thị trường quốc tế có nhiều dấu hiệu không an toàn, có thể gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ em.

Thế giới cảnh báo Việt Nam coi thường

Báo chí Việt Nam mới phổ biến nhiều thông tin và h́nh ảnh cho hay là đồ chơi trẻ em từ Trung Quốc bị nghi là độc hại đang tràn lan, được bày bán khắp nơi, mà không có sự giám sát hay kiểm tra của cơ quan quản lư thị trường.
Qua một cuộc khảo sát độc lập vào tháng trước, Greenpeace tức tổ chức môi trường “Ḥa B́nh Xanh” cho biết, khoảng 70% đồ chơi trẻ em, lấy mẫu tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hồng Kông, có chứa hóa chất phthalate (th-al-lates) hay phthalate esters, được dùng để làm tăng độ dẻo, độ bền, vẻ trong suốt của đồ nhựa, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, gan, thận, gây dị tật ở cơ quan sinh dục trẻ em và dẫn đến đột biến. Có 19 trên 21 mẫu đồ chơi xét nghiệm có hơn 10% phthalate trong sản phẩm, có một món đồ chơi chứa tới 43% hóa chất này. Nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, EU đă cấm sử dụng chất này trong việc sản xuất đồ nhựa.
Đồ chơi Trung Quốc bày bán tràn lan trên đường phố Saigon. RFA 2010

Tại Việt Nam, không hiểu v́ lư do ǵ và mặc dù được cảnh báo về những nguy cơ đồ chơi trẻ em không đạt tiêu chuẩn cho phép, có dấu hiệu độc hại, vẫn tràn ngập khắp nơi.
Theo giới tiêu thụ th́ đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc, bao gồm xe đạp, xe hơi, búp bê, thú vật bằng nhựa, hộp ráp đồ chơi, gía bán rất rẻ, từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng một món.
Báo chí th́ nói là “khi thế giới cấm th́ ta thả nổi”, tờ Thanh Niên cho biết, khu vực chợ B́nh Tây là một rừng tập trung đồ chơi nhập từ Trung Quốc với đủ các loại, các kiểu mẫu, kích thước, màu sắc, bày bán từ trong sân nhà, ra đến vỉa hè, chiếm cả ḷng đường.
Nhận định về ảnh hưởng đối với sức khỏe người tiêu dùng từ các mặt hàng “Made in China”, ông Trần Bá Tước, chuyên viên nghiên cứu thị trường nhấn mạnh:
“Dỉ nhiên khi mà phát hiện, Việt Nam đă có các biện pháp để ngăn chặn, c̣n nhiều vấn đề khác như là thực phẩm chẳn hạn th́ hiện nhà nước cũng rất chủ động trong việc ngăn chặn. Thật ra là đồ chơi, không phải bây giờ đâu mà trước đây cũng đă có rồi và cũng có biện pháp ngăn ngừa.”
Một số mẫu ly, cốc có chứa hóa chất độc hại - Ảnh: từ website Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

C̣n đối với việc tẩy chay hàng Trung Quốc th́ có tác dụng ǵ không thưa ông?
“Kêu gọi là một việc, trước mắt chưa có ảnh hưởng ǵ lớn đâu.”
Dịp này, ông cũng lưu ư giới tiêu dùng là nên cảnh giác cao độ:
“Đối với những bậc cha mẹ, phải hết sức cẩn trọng, t́m hiểu xem sự việc như thế nào, trong trường hợp phát hiện như vậy th́ dứt khoác là không ai mua cho con, cháu ḿnh chơi đâu. Hiện nay, đây là vấn đề mà chánh phủ rất quan tâm, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, khi phát hiện như vậy th́ phải cảnh báo cho người dân biết.”
Cô Kim Dung, chủ một sạp bán hàng tạp hóa trong chợ Bến Thành biết là nhiều mặt hàng Trung Quốc gây độc hại, nhưng giới tiêu dùng gần như không để ư đến điều đó mấy:
“Đồ chơi, hóa chất có nghe, sợ mà sao người ta vẫn dùng, không hiểu nữa, người ta cũng nghe nhiều về trái cây, quần áo cũng vậy, nhưng không nhận thức được thứ nào là của Trung Quốc, hay của Việt Nam. Người ta cũng nghe nói, ví dụ như trái cây, đồ ăn nhiễm độc như sữa, tẩy chay xong rồi quay lại như cũ, trứng gà rồi khô mực tràn luôn. Có người bị mua trúng cái đó, khô mực cho giây thun vô để làm dai con mực, xong rồi im luôn. Báo đài cũng lên rầm rầm vậy, như rau câu có chất gây ung thư đó.”

Việt Nam thị trường lư tưởng của Trung quốc

Từng chứng kiến hai cuộc biểu t́nh lớn ở Saigon và cũng có nghe lời kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc, cô bày tỏ suy nghỉ của ḿnh:
“Ở Chợ Lớn thấy quá trời, mấy thứ hóa chất nữa, đồ chơi, quần áo, tất nhiên c̣n tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, v́ hàng Trung Quốc cũng rẽ. Người làm công chức nhiều khi c̣n đọc báo, làm lao động th́ làm sao có thời gian coi, người ta đâu có hiểu ǵ đâu, mà đồ chơi lại rẻ, điều kiện không có, nên cứ mua thôi, mà người dân cũng không nhận ra được. Bây giờ người ta đang tẩy chay hàng Trung Quốc dần, nhờ vụ căng thẳng trên Biển Đông, trên mạng kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc, nhiều người biểu t́nh, nhiều người bất măn với Trung Quốc, của người mà ḿnh ghét, th́ ḿnh đâu có dùng của người ta làm chi?”

Đồ chơi Trung Quốc bày bán tại một cửa hàng ở Hà Nội hôm 15-8-2007

Ông Đỗ Ngọc Chinh, phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng cho hay trong một khảo sát mới đây, người ta t́m thấy một số mẫu b́nh sữa trẻ em, b́nh đựng nước uống của học sinh, sản xuất từ Trung Quốc, không ghi rơ tên, địa chỉ, công ty chịu trách nhiệm về hàng hóa.
Được biết, vừa qua, tỉnh Lâm Đồng cũng đă phát hiện ly thủy tinh làm từ Trung Quốc có chứa kim loại ch́ cực độc, vượt mức cho phép vài ngàn lần, các cơ quan kiểm tra chất lượng báo cáo sự việc lên cấp tổng cục, cấp bộ, nhưng v́ chưa có quy định cụ thể nên loại sản phẩm độc hại đó vẫn cứ được bày bán trên thị trường.
Góp ư về sư việc này, ông Hoàng Lâm, phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhấn mạnh, về nguyên tắc, khi bất kỳ sản phẩm nào đó bị phát hiện có vấn đề ở nước ngoài, th́ nhà nước Việt Nam phải có biện pháp kiểm tra, xử lư, nhưng hiện tại th́ vẫn chưa có các tổ chức, viện nghiên cứu đủ năng lực kiểm định các thành phần độc hại trong sản phẩm, được bày bán trên thị trường nội địa.
Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, trước t́nh trạng không kiểm soát nổi nguồn hàng tràn ngập vào bằng đủ các ngỏ, ngách, và cũng không ngăn chặn, thu hồi kịp thời khi phát hiện những sản phẩm độc hại, Việt Nam có nguy cơ trở thành “băi rác độc” của thế giới.
Dư luận cho rằng, trong khi các quốc gia khác từ Âu, Mỹ sang Á đă nghiêm cấm hoặc kiểm soát gắt gao các hóa chất độc hại, trong sản xuất đồ chơi, đồ dùng trẻ em, th́ ở Việt Nam việc quản lư, giám sát c̣n rất lỏng lẻo, chính v́ thế mà con buôn chọn Việt Nam là địa điểm lư tưởng để đưa hàng hóa bị thế giới cấm đoán, vào tiêu thụ dể dàng.


<<trở về đầu trang>>
free counters