|
Đỗ Hiếu,
phóng viên RFA
Hàng rào kiên cố tại bệnh viện Năm Căn bị đập phá |
Sau cái chết của một thiếu nữ tại bệnh viện huyện Năm Căn, Cà Mau, nhiều người dân đă kéo đến đập phá cơ sở y tế này, trụ sở công an và nhiều nơi khác trong thị trấn.V́ sao người dân địa phương đă hành động như vậy?
Nạn nhân có tên Dương Thị Thu Hiền, 17 tuổi. Thông
tin trên báo chí nói là cô Hiền được bạn trai tên Lơ đưa
đi hát karaoke, lúc 10 giờ đêm trên đường quay về nhà,
Lơ đưa bạn gái qua hướng khác, đoán biết ư đồ đó, Hiền
nhảy xuống xe, rớt xuống đường bị bất tỉnh. Lơ bồng Hiền
đến khu vực vắng định cưỡng hiếp nạn nhân. Ngay lúc đó,
một bạn khác trờ tới, nên Lơ phải đưa Hiền về bỏ trước
nhà và quay xe đi.
Tức nước vỡ bờ
Sáng hôm sau là ngày thứ ba, 28 tháng 6, Hiền bị mê
man, được gia đ́nh đưa vào bệnh viện đa khoa Năm Căn cấp
cứu. Qua hôm sau, Hiền tử vong do chấn thương sọ năo,
trên đỉnh đầu có vết nứt dài 15 cm. Tử thi được mang về
nhà.
Chiều hôm ấy, đám đông kéo đến nhà nạn nhân xúi giục
gia đ́nh đưa xác người quá cố quay trở lại bệnh viện Năm
Căn. Được ban giám đốc và nhân viên bệnh viện trấn an,
gia đ́nh đồng ư đưa xác nạn nhân về nhà, lo mai táng lúc
6 giờ chiều.
Một số người nhất định ngăn cản, giành lấy quan tài
đưa đến trước một số cơ quan, đập phá. Lực lượng công an
được tăng viện từ các địa phương khác đến, xô xát xảy ra
với đám đông và có 4 công an bị thương.
Ban đêm, đám đông chừng vài chục người kéo đến bệnh
viện Năm Căn đập phá, khiến các bác sĩ và điều dưỡng
phải giả làm bệnh nhân để được yên thân. Nhà riêng của
bác sĩ Trần Thiện Thanh, giám đốc bệnh viện đa khoa Năm
Căn và của bác sĩ Nguyễn Duy Tú, phó Trưởng khoa sản bị
hư hại nặng nề.
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học
Xă Hội Việt Nam cho rằng phản ứng của người dân trước
cái chết đột ngột của một thiếu nữ, là một sự việc tất
nhiên và dễ hiểu:
“Cái chuyện tức nước vỡ bờ cũng xưa như trái đất này
thôi, tích tiểu thành đại, đến một lúc nào đó khi mà sức
nước đă dồn, đê yếu th́ nó bung ra. Cái việc mà người
dân Năm Căn ở Cà Mau xông vào đập phá bệnh viện, chuyện
này cũng dễ hiểu thôi, bởi v́ sự kiện để cho cô bé kia
phải chết, nếu nhớ không nhầm th́ khi người nhà đưa vào
cấp cứu th́ bác sĩ bảo không có việc ǵ đâu, đến nỗi
người nhà phải quỳ xuống lạy xin bác sĩ cứu cho.
Nhưng sau đó cô này chết trong tay người nhà ở bệnh viện, khi phát hiện ra th́ biết là cô bị chấn thương sọ năo do bị đập vào đầu. Chuyện một bác sĩ tắc trách, vô lương tâm, làm ngơ trước nỗi đau khổ của bệnh nhân th́ chuyện đó không phải là hi hữu, tuy rất là đáng buồn, nhưng tại sao ở đây khiến cho người dân lại phải có những phản ứng quyết liệt như vậy?”
Giáo sư Tương Lai trả lời câu hỏi do chính ḿnh đặt
ra, theo ông th́:
“Về phía nhà nước không có một xử lư cho kịp thời,
kèm theo vào đấy là người ta tích tụ những bực dọc khác,
trong tâm trạng xă hội về những vấn đề đất đai, rồi vật
giá gia tăng, do lạm phát, từ đó người ta nghĩ đến t́nh
trạng quan liêu, xa dân của bộ máy hành chính, tham
nhũng càng chống càng tăng. Tất cả những cái đó cộng dồn
lại gây nên bức xúc, và người ta có những thái độ manh
động quyết liệt. Người ta cho rằng có ai đó xúi giục,
nhưng ở một cách nh́n nào khác th́ thấy rằng không phải
là không có lư do, khiến cho ḷng dân phẫn nộ.”
Dân mất ḷng tin
Về phần giáo sư Tiến sĩ Phan Mai Hương, Viện Tâm lư
Việt Nam, văn pḥng ở Hà Nội th́ nói rằng cần phải t́m
hiểu cặn kẽ, trước khi đưa ra kết luận về vụ bạo động đă
xảy ra tại Năm Căn:
Nhà riêng của một bác sĩ bị đập tan hoang. |
Đấy là một hành vi không tốt th́ ḿnh cần phải có
giải quyết và đối với một đám đông đầy cảm xúc tiêu cực
th́ cần có sự lư giải cho họ hiểu được đâu là cái đúng
để họ không bị bốc đồng như thế. Ḿnh luôn phải có những
hành xử thích hợp trong trường hợp đó, v́ nó không thể
có mẫu số chung cho tất cả mọi trường hợp.”
Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, nguyên phó Viện trưởng Viện
Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh đặt vấn đề
chuyên môn, trách nhiệm của một lương y lên trên hết, v́
thiếu những yếu tố đó, người dân sẽ mất ḷng tin vào
người thầy thuốc và chuyện đáng tiếc đă xảy ra:
“Trong chuyện môn cũng có nhiều lỗi lầm của người bác
sĩ có thể là người ta yếu kém, tinh thần trách nhiệm hời
hợt, chưa cao, bệnh viện đó ở một vùng sâu, vùng xa, nên
chuyện thiếu sót trong chăm sóc y tế, sức khỏe không
phải chỉ riêng ở Việt Nam mà ở đâu cũng có. Đây là
chuyện về mặt y đức, không ai muốn chuyện ấy xảy ra,
nhưng cá nhân từng bác sĩ, từng điều dưỡng th́ đôi khi ở
người này, người kia th́ cũng có thể có, không thể nào
tránh khỏi được, ở mức độ này, mức độ kia thôi.”
Theo ông th́ chuyện gây rối là do sự bất b́nh của người dân từng thường xuyên chứng kiến những bất công trong xă hội:
“Đây là chuyện kích động chứ phải là tức nước vỡ bờ,
ở vùng sâu, vùng xa, lực của nhà nước có hạn, đầu tư
nâng cấp từ từ, thế nào cũng có thiếu sót. Tôi cho là có
sự kích động của vài cá nhân nào đấy, không phải trong
ngành y tế, mà nhiều chuyện khác cũng vậy, có người hiểu
vấn đề, cũng có người nóng tính làm ầm ĩ lên thôi, phản
ứng như thế là quá khích.
Tŕnh độ chuyên môn của cán bộ ở vùng sâu, vùng xa có
chừng mực, không giỏi như bác sĩ ở các trung tâm, thành
phố lớn, người bệnh và gia đ́nh cứ muốn bác sĩ phải hoàn
hảo, biết mọi thứ, hai cái đấy chưa gặp nhau, nên mới
xảy ra phản ứng như thế.”
Thực tế cho thấy lâu nay vẫn xảy ra những chết oan
tại trụ sở công an như trường hợp thanh niên Nguyễn Văn
Nhương ở Bắc Giang, vụ ông Trịnh Xuân Tùng, ở Hà Nội,
hay vụ anh Nguyễn Công Nhựt tử vong tại đồn công an B́nh
Dương…
Những cái chết không rơ nguyên nhân đó khiến nhiều người dân bất b́nh, bày tỏ thái độ phản kháng.
<<trở về đầu trang>>