![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Fax: +493046795841 ![]() ![]() www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Thanh Trúc,
phóng viên RFA
Để
có thể kiềm chế nhập siêu và phù hợp với t́nh h́nh cung cầu
ngoại tệ, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam hôm thứ Sáu tuần trước
quyết định điều chỉnh tỷ giá đồng bạc Việt Nam so với đồng
đô la Mỹ là một Mỹ kim đổi được 20.963 đồng, tăng 9,3% so
với giá cũ.
Chuyên gia kinh tế tài chánh Bùi Kiến Thành, từng làm việc nhiều năm ở
nước ngoài, hiện là cố vấn cao cấp cho các tập đoàn kinh
doanh lớn tại Hà Nội, góp ư việc hạ giá đồng bạc lần thứ
tư so với đồng đô la trong ṿng mười lăm tháng qua sẽ
ảnh hưởng thế nào đến chính sách ổn định vĩ mô và kiềm
chế lạm phát. Bài do Thanh Trúc thực hiện:
Sẽ không đáp ứng chính sách
Bùi Kiến Thành: Đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la trong thời gian qua bị mất giá. Giữa giá chính thức do nhà nước đưa ra và giá trên thị trường tự do có sự cách biệt tương đối lớn. Muốn giải quyết th́ phải điều chỉnh tỷ giá làm sao để kéo sự cách biệt đó lại gần hơn.
Nói một cách khác, Ngân Hàng Nhà Nước phải khuyến khích tăng tỷ giá lên như thế để khuyến khích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Nhưng đối với Việt Nam điều đó cũng chưa hẳn đă phù hợp, tại v́ xuất khẩu Việt Nam dựa rất nhiều trên các nguyên liệu nhập khẩu. Khi đồng đô la tăng giá lên th́ nguyên liệu nhập khẩu tăng lên, chưa hẳn đă giúp cho xuất khẩu những mặt hàng của Việt Nam mà có hàm lượng nhập khẩu nhiều.
Nhưng thực sự kỳ này điều chỉnh tỷ giá tới 9,3% là
cái phần trăm kỷ lục bao lâu nay chưa có, th́ như vậy là
hạ giá đồng Việt Nam xuống quá sâu. Nhiều chuyên gia nói
có nên làm như thế hay không, điều chỉnh như vậy có lợi
ích ǵ, có tác động ǵ tiêu cực cho nền kinh tế? Đấy là
những điều có thể nghiên cứu được với nhiều ư kiến khác
nhau.
Thanh Trúc: Thưa ông, qua quyết định phá giá đồng bạc Việt Nam vừa qua, có vẻ như Việt Nam cố hỗ trợ lănh vực xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thay v́ chống lạm phát đang là vấn đề lớn, ông có nghĩ như thế không?
Bùi Kiến Thành: Việc phá giá đồng bạc kỳ này ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số giá tiêu dùng, các doanh nghiệp cũng sẵn sàng lợi dụng t́nh trạng đồng bạc phá giá 9% để nâng giá trên thị trường lên 10% ví dụ như vậy.
Trong khi chính sách của nhà nước là ổn định vĩ mô và
kiềm chế lạm phát , th́ việc phá giá đồng bạc tới mức ấy
cũng không đáp ứng được điều kiện chính sách mà nên t́m
cách kiềm chế giá tiêu dùng đang tăng, đó là một vấn đề
nghiêm trọng.
Thanh Trúc: Thưa ông Bùi Kiến Thành,
Việt Nam phát triển cũng là do tín dụng và mức độ tin
tưởng cao trong lănh vực tín dụng. Theo ông, làm thế nào
vừa phát triển vừa giữ được mức tín dụng khả dĩ không
gây sốc và làm giới đầu tư an tâm?
Bùi Kiến Thành: Thường trong một quốc gia hay một doanh nghiệp người ta dùng vốn tự có của ḿnh đến mức nào đấy, rồi ngoài ra th́ phải đi vay để hoạt động. Th́ Việt Nam là một quốc gia cũng thế thôi, có thể là v́ tiết kiệm nội địa không đủ, thí dụ hiện nay khoảng 30% mà ta lại cần đầu tư tới 40% hay 42% th́ tự nhiên là có sự cách biệt. Trong khi một phần phải đi vay, một phần kêu gọi trực tiếp đầu tư nước ngoài, phần khác chính sách tiền tệ tín dụng của nhà nước Việt Nam của Ngân Hàng Trung Ương chỉ cung ứng được một phần nhu cầu đó.
Cái quan trọng không phải là có nợ hay không có nợ. Cái quan trọng là nợ đó để làm ǵ, hiệu quả đầu tư của nợ đó ra sao. Nếu vay nợ mà đầu tư tốt, phát triển tốt, chỉ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) tức là cái hiệu năng đầu tư tốt, th́ không có vấn đề ǵ cả.
C̣n nếu không đầu tư tốt, kinh tế không thông thoáng, quản lư nhà nước có vấn đề, phí không bắt buộc phải có mà lại chồng chất lên th́ lúc đó mới thành vấn đề.
Tương lai của đồng bạc VN
Thanh Trúc: Ông có nghĩ rằng trong tương lai của 2011 nhà nước Việt Nam có thể hạ thêm tỷ giá của đồng bạc Việt Nam nữa không?
Bùi Kiến Thành: Sau khi có vấn đề điều chỉnh tỷ giá th́ đồng bạc Việt Nam vẫn rớt giá như thường. Đây là một việc mà các nhà hoạch định kế hoạch cũng như những người có trách nhiệm phải suy nghĩ và t́m cách chận đứng lại. Nếu nó như thế măi th́ bắt buộc phải suy nghĩ xem có nên điều chỉnh nữa hay không.
Hiện giờ không ai có thể nói cần hay không cần. Cần hay không là do sức lực của đồng bạc Việt Nam trong những tháng tới như thế nào, chiều hướng phát triển kinh tế Việt Nam có tích cực hay không, Việt Nam có xuất siêu hay vẫn tiếp tục bị nhập siêu. Tất cả những điều ấy dựa vào nội lực của đồng bạc chứ không thể nói nó sẽ thế này nó sẽ thế kia.
Nếu nhà nước quản lư tốt, doanh nghiệp hoạt động tốt,
điều kiện môi trường phát triển tốt th́ đồng bạc Việt
Nam sẽ mạnh lên, và thay v́ điều chỉnh tỷ giá xuống th́
vấn đề có lẽ là phải điều chỉnh tỷ giá lên đối với đồng
bạc Việt Nam.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Bùi Kiến Thành.