Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Cập nhật : Phản đối cướp đất, kỹ sư Phạm Thành Sơn tự thiêu trước UBND Đà Nẵng

Như đă đưa tin, ngày 17/02/2011, người kỹ sư trẻ Phạm Thành Sơn đă tự thiêu ngay trước trụ sở UBND TP Đà Nẵng để phản đối chính quyền lấy đất & đền bù không thỏa đáng.  Vụ việc đă tạo nên làn sóng bàn tán xôn xao trong dư luận nhân dân Đà Nẵng, mặc dù chính quyền & công an địa phương đă t́m mọi cách bưng bít thông tin, cô lập toàn bộ việc tiếp xúc với gia đ́nh nạn nhân.

 


Nguyên nhân dẫn đến việc thương tâm này xuất phát từ t́nh trạng tham nhũng trong kế hoạch giải phóng mặt bằng phục vụ dự án Cầu Rồng. Được biết, gia đ́nh nạn nhân Phạm Thành Sơn đă nhiều lần khiếu nại với lư do đền bù không thỏa đáng, sau nhiều lần làm việc, chính quyền vẫn thẳng tay ra lệnh cưỡng chế.

Trưa ngày 17/02/2011, kỹ sư Phạm Thành Sơn đến UBND TP Đà Nẵng khiếu nại lần cuối cùng, nhưng đáp lại vẫn là những cái lắc đầu vô cảm của của chính quyền. Quá uất ức, lo sợ gia đ́nh rơi vào thế cùng đường, anh Sơn đă dừng xe ngay trước trụ sở UBND Đà Nẵng để tự thiêu.

 


Toàn cảnh vụ tự thiêu thương tâm của kỹ sư Phạm Thành Sơn trước UBNDTP Đà Nẵng

 

Ngọn lửa bùng lên đă thiêu rụi chiếc xe cùng nạn nhân, lực lượng công an được điều động tỏ ra vô cảm, không nỗ lực dập tắt đám cháy là một phần nguyên nhân dẫn đến cái chết của người kỹ sư trẻ Phạm Thành Sơn.

Ngay sau vụ tự thiêu diễn ra, chính quyền Đà Nẵng đă định hướng dư luận bằng cách lệnh cho báo chí đưa tin đây chỉ là một “tai nạn nổ b́nh xăng hy hữu”. Trơ trẽn hơn, chính quyền địa phương đă thông báo cho người dân rằng kỹ sư Sơn là một người  mắc bệnh tâm thần. Việc tiếp xúc với thân nhân nạn nhân đều bị giám sát hoàn toàn, khắp tuyến đường Ngô Quyền dẫn đến ngôi nhà số 737 của nạn nhân đều bị công an ch́m nổi túc trực.

 


Bạn đọc danlambao có nick “Một Người dân ở  đường Ngô Quyền” cho biết :

Tôi vừa đi ngang qua nhà anh Sơn: 737 Ngô Quyền. 16h30 ngày 19.2.2011

Cáo phó ghi: Tên Phạm Thành Sơn

Các giao lộ gần nhà anh Sơn có rất nhiều Công an áo xanh, áo vàng, và thường phục – với các loại xe mô tô Công An.

Ngay sát lễ tang cũng có rất nhiều người mặc thường phục ngồi trên xe máy, và lảng vảng tới lui, không biết họ là người “lạ” hay “quen”.

Gia đ́nh và khách đến viếng đang được Công An “chăm sóc đặc biệt”.

Lễ tang một “tai nạn” thật đặc biệt !!!

Một chính quyền tráo trở !

 

Một bạn đọc khác cũng xác nhận : Dường như tất cả “xe ôm” ở Đà Nẵng đều tập trung về đường Ngô Quyền, vừa dừng xe đă bị hỏi giấy tờ…

Nguồn tin dấu tên hiện đang công tác trong chính quyền TP Đà Nẵng cũng xác nhận về trường hợp tự thiêu của kỹ sư Phạm Thành Sơn, người hiện đang công tác tại công ty cao su Đà Nẵng.

 

Những dự án bốc mùi tham nhũng có sự tham gia của chính quyền Đà Nẵng

Thương tâm từ dự án tham nhũng

Từ khi Đà Nẵng bắt đầu các kế hoạch “Chỉnh trang đô thị” dưới sự lănh đạo của Bí thư Thành Ủy Nguyễn Bá Thanh, bộ mặt TP tuy đă thay đổi đáng kể, nhưng kéo theo là một lượng lớn những người dân oan bị mất đất, mất nhà, ngày đêm oan khuất thấu trời.

Với cách điều hành độc đoán của Nguyễn Bá Thanh, chính quyền địa phương đă răm rắp làm theo một cách máy móc, bất kể hậu quả gây ra, miễn là đạt được chỉ tiêu. Bộ máy chính quyền Đà Nẵng thường xuyên tham gia vào các dự án có mùi tham nhũng.

Nguyên tác của Nguyễn Bá Thanh : lănh đạo địa phương nếu không hoàn tất được chỉ tiêu, tiến độ kế hoạch đề ra sẽ bị cách chức. V́ vậy, những nhân viên dưới quyền ông ta thường bất chấp mọi thủ đoạn để được giữ ghế.

Dự án Cầu Rồng vốn là một dự án tham nhũng ngay từ khâu giải phóng mặt bằng, nhưng để giữ ghế và đẩy nhanh tiến độ công tŕnh, chính quyền Đà Nẵng đă thẳng tay đẩy người dân vào thế đường cùng dẫn đến thảm cảnh thương tâm như trên.

Hành động tự thiêu của người kỹ sư trẻ Phạm Thành Sơn là ngọn lửa báo động cho những chính quyền chỉ biết bám theo đồng tiền dơ bẩn mà tước đoạt quyền sống của nhân dân, như một so sánh sau đây của BBT Đàn Chim Việt :

“một vụ tương tự diễn ra tại Tunisia đă làm bùng nổ cuộc cách mạng dẫn tới sụp đổ của chế độ độc tài và xu hướng lan rộng sang các cước lân cận. Theo chân Tunisia, nhân dân Ai Cập đă đứng lên giật sập chế độ độc tài 30 năm đè nén đất nước này.”

  Nguồn: danlambao


<<trở về đầu trang>>
free counters