Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
|
Human Rights Watch yêu cầu Cam Bốt bảo đảm quyền tỵ nạn của người thiểu số Việt Nam |
Hôm nay, 15/02/2011, một trung tâm của Liên Hiệp Quốc tại Cam Bốt đón tiếp người tỵ nạn sắc tộc thiểu số từ miền Trung Việt Nam đă đóng cửa, theo như thông báo của phát ngôn viên bộ Ngoại giao Cam Bốt. Chính phủ Phnom Penh đă gia hạn cho Phủ Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc đến ngày 15/02 phải đóng cửa trại này, mà cho tới nay vẫn c̣n 75 người sắc tộc thiểu số chạy tỵ nạn từ Việt Nam đang sinh sống tại đây.
Cơ quan HCR cho biết đă t́m ra giải pháp cho phần lớn 75 người Thượng tỵ nạn này, theo đó, 50 người sẽ được đi định cư ở Canada. Nhưng theo lời phát ngôn viên đặc trách châu Á của HCR, 10 người trong số họ không được hưởng quy chế tỵ nạn và như vậy sẽ phải trở về Việt Nam. Kể từ nay, mọi hồ sơ xin tỵ nạn của người sắc tộc thiểu số từ Việt Nam sẽ do chính phủ Cam Bốt xử lư.
Chính điều này gây quan ngại cho tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch, nhất là v́ Cam Bốt trong quá khứ đă từng trục xuất nhiều người tỵ nạn, thậm chí kể cả người đă được công nhận quy chế tỵ nạn.
Tổ chức này, hôm qua, đă ra thông cáo nhấn mạnh rằng, tuy trung tâm đón tiếp đóng cửa, nhưng Cam Bốt vẫn phải có nghĩa vụ bảo đảm cho mọi người sắc tộc thiểu số Việt Nam xin tỵ nạn quyền được cứu xét đơn một cách công bằng và dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.
Theo lời ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, « người sắc tộc thiểu số Tây Nguyên sẽ c̣n tiếp tục chạy tỵ nạn khỏi Việt Nam khi nào mà chính quyền Hà Nội vẫn c̣n vi phạm một cách hệ thống các quyền căn bản của người dân. » Ông Robertson kêu gọi Phnom Penh không nên cưỡng bức hồi hương người Thượng tỵ nạn.
Theo AFP, việc đóng cửa trung tâm đón tiếp của Liên Hiệp Quốc dường như là nhằm chấm dứt một thỏa thuận kư kết giữa Việt Nam, Cam Bốt và HCR năm 2005. Theo thỏa thuận này, người tỵ nạn tại Cam Bốt có thể chọn, hoặc tái định cư ở một nước thứ ba, hoặc hồi hương. Chính phủ Phnom Penh không muốn bất cứ người tỵ nạn nào được ở lại trên lănh thổ nước này.