Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

CĐ Vatican II: Hội Thánh có nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt

 

CĐ Vatican II: Hội Thánh có nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt

VRNs (26.12.2010) – Sài G̣n – Phải câm lặng trước bất công?

Sau khi đọc bài “Giáng Sinh có bình an?” tôi vừa mới viết, một người nọ gửi email cho tôi, xin phép được trích nguyên văn một đoạn như sau:

“Ngày xưa, người Do Thái đă muốn tôn Chúa Giêsu lên làm vua, muốn Chúa Giêsu làm chính trị, để giải thoát họ khỏi sự bất công, khỏi sự cai trị của Rôma. Nhưng khi thấy Ngài không theo đường lối đó, chính họ đă lên án, kết án và giết Ngài. Chúa Giêsu đến không phải để dạy con người cách chống lại bất công trong xă hội.”

Nhận thấy ý tưởng ấy hoàn toàn xa lạ với Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, và người viết email ấy chưa hiểu đúng tinh thần Tin Mừng, tôi đã có vài lời giải thích. Nhưng vì email ấy có gửi cho một nhóm bạn, thiết tưởng ý nghĩ ấy cũng gây nguy hiểm cho đời sống đạo của nhiều người, nên chúng ta cũng cần phân tích thêm để giúp anh em chúng ta có cái nhìn phù hợp với giáo lý hơn.

Email ngắn trên đây có mấy điểm chính chưa đúng:

          1. Email ấy viết: “…khi thấy Ngài không theo đường lối đó, chính họ đă lên án, kết án và giết Ngài”.

Đây là cách chú giải Tin Mừng rất lơ mơ. Chúa Giêsu bị kết án và bị giết chết hoàn toàn không phải do việc Chúa từ chối làm vua, từ chối làm chính trị.

Lý do sâu xa của cái chết cứu độ ấy được Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo nói rõ: “Cái chết đó thuộc về mầu nhiệm của kế hoạch Thiên Chúa” (x.Cv.2,23, GLHTCG số 599). Cái cớ người ta đưa ra để bắt và giết Chúa là vì họ cho rằng “Chúa Giêsu nói phạm thượng”, tự xưng mình là Con Thiên Chúa và tuyên bố “cứ phá hủy đền thờ này đi, sau ba ngày Ta sẽ xây dựng lại”. Rồi Thượng Hội Đồng Do thái nộp Chúa Giêsu cho người Rôma và tố cáo Người về tội “nổi loạn chính trị” (x.Lc. 23,2, GLHTCG 596).

Do đó cách nói trong email là sai tinh thần Tin Mừng và sai về giáo lý rõ rệt. Đó là chưa kể người viết mail có vẻ chưa hiểu “chính trị” là gì. Chính trị không phải là những môn học nhồi nhét ý tưởng này hay hệ thống nọ. Phải hiểu như Đức Thánh Cha Benedicto dạy: “Và người tín hữu giáo dân công giáo phải nhận thức được trách nhiệm của ḿnh trong đời sống công cộng, phải hiện diện trong việc thiết định các tư tưởng đồng thuận cần thiết trong việc chống lại các điều bất công.” (Diễn văn mở đầu Thượng Hội Đồng Châu Mỹ La Tinh lần V, ở Aparecida)

          2. Email ấy viết: “Chúa Giêsu đến không phải để dạy con người cách chống lại bất công trong xă hội. Chúa đến để dạy con người biết Yêu Thương.”

Chúa dạy cho con người biết yêu thương là hoàn toàn chính xác. Nhưng nói rằng Chúa không dạy con người chống lại bất công xã hội là điều sai lầm nguy hiểm.

Chúa Giêsu không làm chính trị theo nghĩa làm vua trần thế hay chống lại các thế lực đế quốc đương thời, nhưng Chúa luôn lên án những điều bất công. Và khi Chúa yêu thương tha thứ, Người cũng đòi tội nhân phải tôn trọng công lý. Gia-kêu được yêu thương tha thứ không có nghĩa là ông có quyền nuốt trọn tài sản của dân. Ngược lại, ông đã hứa sẽ “đền bù gấp bốn” cho ai bị ông làm thiệt hại.

Học Thuyết Xã Hội dạy rằng “phải nỗ lực làm cho phẩm giá con người được nh́n nhận và tôn trọng, bằng cách bênh vực và phát huy các quyền căn bản và không thể tước đoạt của con người”. Điều này được dạy chính thức không những qua các Thông điệp và Diễn văn của các Đức Giáo Hoàng, mà còn là Giáo Lý của Hội Thánh (GL 2237)

Như vậy nếu người Công giáo, kể cả tu sĩ, viện cớ yêu thương để trốn tránh nghĩa vụ cộng tác làm cho quyền con người được tôn trọng, thì họ đã đi xa với Học Thuyết Xã Hội Công Giáo và không tuân giữ giáo lý Hội Thánh.

Mới đây, khi được biết nhiều giám mục và linh mục đă bị ép buộc tham dự Đại hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc, Ṭa Thánh tố cáo sự vi phạm nghiêm trọng đối với những quyền con người của các vị ấy, đặc biệt quyền tự do tôn giáo và tự do lương tâm.

Tại sao thế? Nếu nói như người gửi email trên đây, thì phải yêu thương mà bỏ qua, tại sao Tòa Thánh lại tố cáo? Xin mời đọc Hiến chế Mục Vụ Gaudium et Spes: “Hội Thánh có nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt: tội bất công và tội bạo lực, cách này hay cách khác, đang lan tràn qua xă hội và thâm nhập vào xă hội. Nhờ biết tố cáo, học thuyết xă hội trở nên giống các thẩm phán và các nhà bảo vệ những quyền lợi không được nh́n nhận và hay bị xâm phạm, nhất là các quyền lợi của người nghèo, người yếu kém”. Xin chú ý: “Hội Thánh có nghĩa vụ”.

Nếu Hội Thánh im lặng trước bất công sự dữ, hay ngồi suy tư “nên nói hay không” th́ Hội Thánh bắt đầu rời xa sứ mệnh làm ngôn sứ của ḿnh. Như tiên tri Giôna ngày xưa, dù đă lỡ lánh mặt để trốn tránh sứ mệnh, th́ phải có lúc Hội Thánh lên tiếng la lớn cho thế giới về Thiên Chúa, như cách diễn đạt của chị Chiara Lubich thuộc phong trào Focolare.

Mới đây, trong Thông Điệp “Caritas in Veritate”, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đ̣i buộc mọi người phải dấn thân cho Công Lư và Công Ích, bằng việc bảo vệ và phục vụ theo các cơ chế qui định của đời sống xă hội: pháp lư, dân sự, chính trị và văn hóa, chứ không phải đứng ngoài kêu gọi suông hay hô hào cho có ( x. số 7 )

Chúa dạy con người phải yêu thương nhau. Nhưng nếu chỉ yêu thương kẻ có chức quyền mà quên yêu người nghèo khổ, thì e rằng tình yêu ấy còn vị lợi quá. Nếu chỉ yêu thương ai giúp ta sống an nhàn thì dù có bình an, thì bình an ấy cũng không phải là bình an thật mà Chúa đem đến.

Để kết luận, chúng ta cùng suy nghĩ lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng” “đừng sợ làm nhân chứng cho phẩm giá của mỗi con người, từ lúc con người thụ thai cho đến khi chết”. Có khi vì mong muốn đời sống an nhàn hay sợ mất ghế mà người ta nhân danh yêu thương để phủi tay trước đồng loại thì quả là chua xót.

Xin hồng ân của Đấng Yêu Thương Làm Người cho chúng con thao thức và nỗ lực vì ơn cứu độ toàn diện cho chính chúng con và anh em chúng con.

 

Gioan Lê Quang Vinh, VRNs

Nguồn: Ḍng Chúa Cứu Thế VN


<<trở về đầu trang>>
free counters