Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Cha Giám tỉnh DCCT VN gặp UBND Quận 3
RFA Phỏng vấn Lm Phạm Trung Thành
VRNs (13.12.2010) – Sài G̣n - Kính thưa quư cha, quư thầy và anh chị em cộng tác viên DCCT,
Ngày 7/12/2010 cha Vinh sơn Phạm Trung Thành, Giám tỉnh DCCT VN nhận được thư mời số 879 của chủ tịch UBND Quận 3 ra làm việc vào ngày 10/12/2010. Nội dung thư nói rằng: làm việc về những vi phạm của một số linh mục DCCT tại 38 Kỳ Đồng, quận 3.
Đúng ngày giờ trong thư mời (14g00 ngày 10/12/2010) cha Giám tỉnh cùng đi với cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Thư kư HĐQT Tỉnh và thầy Phêrô Phạm Công Thuận. Con xin ghi lại những nội dung chính của buổi làm việc này để thông tin với quư cha, quư thầy và anh chị em.
LM Đinh Hữu Thoại, LM Phạm Trung Thành và TS Phạm Công Thuận trước khi ra gặp UBND Quận 3 |
Tiếp phái đoàn DCCT là bà Nguyễn Thị Lệ, chủ tịch UBND Q.3, ông Nguyễn Anh Xuân nhân viên UBND Q.3, ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Ban Tôn giáo – Dân tộc TP, ông Nguyễn Đức Hạnh, Chánh VP UBND Q.3 và một thanh niên không được giới thiệu danh tánh cũng như chức vụ và vai tṛ trong buổi làm việc.
Trước tiên, ông Nguyễn Đức Hạnh, chánh VP UBND Q.3 tuyên bố lư do: “Trong thời gian vừa qua, một số linh mục, tu sĩ DCCT VN có một số hoạt động vi phạm Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, vi phạm Nghị định 22/2005, Nghị định 97/2008. UBND Q3 đă có công văn số 1258 gửi cho linh mục Phạm Trung Thành, Bề trên Giám tỉnh DCCT VN. Những hoạt động của các linh mục DCCT gắn liền với trách nhiệm của linh mục Giám tỉnh DCCT VN. V́ những lẽ đó, hôm nay UBND Q.3 mời linh mục Giám tỉnh lên làm việc theo tinh thần của thư mời số 789 ngày 6/12/2010.
Xin giới thiệu: bà chủ tịch UBND Q.3, Nguyễn Thị Lệ; cùng làm việc với bà chủ tịch là ông Nguyễn Hoàng Giang, phó ban Tôn giáo – Dân tộc TP và một số cán bộ, chuyên viên của văn pḥng Ủy ban, và tôi là Nguyễn Đức Hạnh, chánh văn pḥng UBND Q.3 làm thư kư của buổi họp hôm nay…
Chúng ta làm việc trên tinh thần công khai, cởi mở nhưng có một số quy định. V́ trong thư bà Lệ chủ tịch UBND Q.3 chỉ mời linh mục Phạm Trung Thành làm việc, nên những vị đi cùng với linh mục Giám tỉnh chỉ được phát biểu khi có sự đồng ư của bà chủ tịch.”
Sau đó bà chủ tịch UBND Q.3, Nguyễn Thị Lệ nói: “Trong thời gian vừa qua, một số các hoạt động sai phạm của một số linh mục DCCT tại 38 Kỳ Đồng. Những sai phạm này gắn liền với trách nhiệm của Bề trên Giám tỉnh DCCT. Hôm nay chúng ta làm việc trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn. Thứ nhất là lợi dụng các vụ việc xảy ra như ở 42 Nhà Chung, giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, Tam Ṭa ở Quảng B́nh, chủ trương khai thác Bô-xít ở Tây nguyên, cũng như xử lư của nhà nước đối với các phần tử lợi dụng tự do dân chủ để chống đối chế độ,… trang web tại DCCT đă đăng tải các bài viết của các linh mục, tu sĩ của Ḍng cũng như một số phần tử có tư tưởng chống đối khác ở trong cũng như ngoài nước, có nội dung xuyên tạc và nói xấu chế độ cũng như chính sách của đảng và nhà nước. Đồng thời bảng tin đặt tại DCCT đă công khai dán những bài viết gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân.
Vấn đề thứ hai là lợi dụng những sự việc trên, DCCT đă đưa lên mạng những thư kêu gọi, tổ chức những buổi cầu nguyện hiệp thông với quy mô lớn, tập trung rất nhiều tu sĩ, linh mục và giáo dân từ các địa phương khác mà không đăng kư với chính quyền địa phương. Đồng thời nội dung cầu nguyện vượt quá quy định của pháp luật cho phép.
Và gần đây, có lẽ linh mục Thoại nắm rơ vấn đề nhất, ngày 8/12 đoàn kiểm tra về các hoạt động thông tin văn hóa trong quận đă tiến hành kiểm tra bảng tin tại DCCT đă được linh mục Thoại tiếp. Trên bảng tin có tất cả 18 nội dung, trong đó có 8 nội dung không thuần túy tôn giáo. Chiều hôm qua (9/12) đoàn lại đến kiểm tra xem đă thực hiện tháo gỡ những nội dung đó xuống chưa, nhưng rất tiếc là không gặp linh mục Thoại và linh mục cũng không cử ai tiếp đoàn. Đoàn đă tiến hành làm biên bản và yêu cầu tháo gỡ những nội dung đó và đă gửi lại biên bản ấy cho linh mục Thoại. Sáng nay chúng tôi chưa quay trở lại để xem, và chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra hoạt động của bảng tin tại đây.”
Cha Giám tỉnh đáp lời: “Cám ơn bà chủ tịch và ông chánh VP đă mời tôi đến đây. Cùng đi với tôi có linh mục Đinh Hữu Thoại, thư kư của tôi và tu sĩ Phạm Công Thuận, quản lư của Tu viện. Nhưng nếu quư vị không cho hai người cùng đi với tôi phát biểu th́ tôi không biết phải nghĩ thế nào. Cám ơn bà chủ tịch đă cho chúng tôi biết các nội dung vừa rồi. Tôi sẽ về bàn bạc với anh em tôi và sẽ phản hồi cho quư vị xem chúng tôi đă vi phạm những ǵ và vi phạm tới mức độ nào. Chúng ta sống làm sao đó, chúng ta trao đổi với nhau thế nào đó để cùng nhau xây dựng đất nước, dân tộc và quê hương này. Là một tu sĩ, một công dân của nước VN, tôi yêu đất nước này, yêu dân tộc này. Tôi đă chọn đất nước này và ở lại đây phục vụ. Tôi cũng đă đi qua giai đoạn làm công nhân của xă hội này. Quư vị nắm lư lịch tôi th́ biết, tôi đă tham gia biết bao nhiêu công tŕnh xây dựng của thành phố này. Công tŕnh cuối cùng tôi tham với tư cách một kỹ sư xây dựng chính là nghĩa trang liệt sĩ thành phố. Tôi hănh diện về điều đó. Cho nên nếu quư vị cho rằng chúng tôi chống đối đảng và nhà nước, tôi cho rằng đó là một sự quy chụp hơi vội. Có lẽ chúng ta cần một bầu khí nói chuyện thân mật hơn để chúng ta hiểu tâm tư nguyện vọng của nhau nhiều hơn.
Bản thân tôi đă nhiều lần bị xúc phạm, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là cách hành xử của một vài cá nhân hoặc là một nhóm nào, chứ tôi không vội cho rằng chính quyền đă xúc phạm đến tôi. Tôi đơn cử một thí dụ, cách đây hai tháng, tôi được mời đến dâng thánh lễ kết thúc cho một khóa học hội ở số 4 Tôn Đức Thắng, th́ chính Ban Tôn giáo TP đến giờ phút cuối ra lệnh cho ban tổ chức không cho tôi lên làm lễ. Đó là một sự xúc phạm. Tôi là linh mục, tôi là bề trên, tôi là một vị lănh đạo tôn giáo, tại sao lại cấm cản tôi làm lễ? Nhưng không, tôi cho đó là một sự xúc phạm cá nhân và tôi đă bỏ qua chuyện đó. Có lẽ anh Giang nắm rơ chuyện đó. Khi Ban Tôn giáo làm chuyện đó tôi cho rằng quư vị đă bị mất lợi thế trước nhân dân. V́ chương tŕnh ghi rơ ràng: bề trên Giám tỉnh DCCT chủ tế. Thế mà giờ phút cuối tôi lại ngồi ở dưới. Lúc ấy tôi không muốn làm xáo trộn buổi lễ và cuối cùng một linh mục khác dâng lễ thay tôi. Các anh chị có thấy thiện chí của tôi không?
C̣n trong quá khứ, mấy lần anh Hữu (tiền nhiệm của bà chủ tịch) viết giấy mời tôi, tôi vẫn lịch sự photo vé máy bay gửi cho anh Hữu, v́ tôi đă sắp đặt công việc trước đó rồi. Sau đó tôi đă dành hẳn một tuần để anh Hữu có thể đến gặp tôi bất cứ lúc nào, nhưng có lẽ v́ anh chuyển công tác nên đă không đến.”
Bà chủ tịch là người mới nhận công tác nên có lẽ không biết và không dám bàn đến những chuyện khác, bà nói hôm nay chỉ bàn đến những vấn đề bà nêu ban đầu. Bà lặp đi lặp lại nào là những việc tổ chức cầu nguyện không đăng kư, nào là trang web và bảng tin đăng những nội dung chống chế độ…
Ông Nguyễn Anh Xuân, cán bộ UBND Q.3 bắt đầu lên tiếng. Nội dung ông nói cũng chỉ là việc quy chụp những lần tổ chức cầu nguyện hiệp thông là vi phạm pháp luật. Ông định nghĩa cầu nguyện chỉ là những việc liên quan đến giáo lư, giáo luật và đạo đức cho giáo dân. Ông cho rằng: trong những lần DCCT tổ chức cầu nguyện, có một số linh mục DCCT đă nói trước hàng ngàn giáo dân rằng “chúng ta đang sống trong một xă hội đầy dẫy bất công và áp bức”, đây là những nội dung vượt quá chức năng tôn giáo! Ông c̣n thêm: nói về việc đất đai, cái này lệ thuộc chính sách của đảng và nhà nước rồi. Ví dụ, chúng tôi thừa nhận trường học và hồ bơi Kỳ Đồng trước đây là của DCCT. Nhưng từ sau ngày giải phóng, thực hiện chính sách cải tại công thương nghiệp phía Nam, những cơ sở này đă do nhà nước quản lư. Đến ngày 26/11/2003 ủy ban thường vụ quốc hội đă có Nghị quyết 23, tức là không đặt vấn đề trả lại các cơ sở này nữa. Ai cũng phải chấp hành nghị quyết này. Thế mà những giáo dân ở Thái Hà đă đập phá tường rào, đó là sai. Thế th́ không cớ ǵ mà lại tổ chức cầu nguyện cho những người này…
Cha Giám tỉnh đáp lời: “Liên quan đến việc ông nói rằng có một số linh mục chúng tôi đă nói ‘chúng ta đang sống trong một xă hội đầy dẫy bất công và áp bức’, tôi hỏi ông: có bất công thật không?”
Đến đây, ông Nguyễn Anh Xuân ú ớ không biết nói thế nào th́ cha Giám tỉnh nói tiếp: “Có chứ! Đại biểu quốc hội đă nói rất nhiều. Chúng ta phải giúp nhau làm sao cho đất nước ḿnh càng ngày càng bớt đi những điều đó. Những câu nói như thế tôi cho là không sai.
Ông vừa nhắc lại vấn đề trường học và hồ bơi Kỳ Đồng, xin lỗi ông, tôi rất đau ḷng. Chính sách của nhà nước th́ chúng tôi không c̣n cách nào khác là phải chấp hành, v́ chúng tôi đang sống trong đất nước này mà. Thế nhưng miếng đất đó giá bây giờ không dưới hai ba chục cây vàng một mét vuông, tới tám ngàn mấy trăm mét vuông. Thế mà quư vị vô tư khai thác, kinh doanh lấy tiền, trong khi đó đất ấy là của chúng tôi. Giả như ông có một chiếc xe máy trong nhà, tự nhiên có người vào lấy đi làm ăn kiếm tiền, ông có chịu được không? Giá mà làm cơ sở từ thiện hay giáo dục như trường Kỳ Đồng, chúng tôi không nói tới (chỗ này ông Nguyễn Anh Xuân dạ dạ). Nhưng rơ ràng đây là kinh doanh. Thật sự ngay hồ bơi Kỳ Đồng chúng tôi cũng chưa lên tiếng. Lẽ ra chúng tôi góp đất, quư vị khai thác kinh doanh, chúng ta làm thành một công ty cổ phần, lăi ra chia đều cho đề huề, vui vẻ, thí dụ vậy.”
Đến đây bà chủ tịch tiếp tục nói lại 2 điểm bà muốn trao đổi là nội dung và quy mô các buổi cầu nguyện, mà theo bà những cái này nằm ngoài chương tŕnh, không xin phép.
Sau đó linh mục Đinh Hữu Thoại bắt đầu lên tiếng: “Theo lời ông Hạnh lúc đầu là không cho hai người đi theo linh mục Giám tỉnh phát biểu với lư do là chỉ mời linh mục Giám tỉnh. Vậy tôi hỏi: chỉ có ḿnh bà chủ tịch mời linh mục Giám tỉnh đến đây, th́ những lời ông Nguyễn Anh Xuân vừa phát biểu là với tư cách nào? Ông là người cộng tác của bà chủ tịch, đúng không? Tôi cũng là người cộng tác của linh mục Giám tỉnh. Cho nên tôi đề nghị ông Chánh VP UBND rút lại cái lệnh lúc năy đi và tất cả chúng tôi đều có quyền lên tiếng.
Đây là ư kiến của tôi: tôi đă đọc hết Pháp lệnh Tín ngưỡng và Tôn giáo và Nghị định 22/2005 th́ không có chỗ nào cấm chúng tôi cầu nguyện và tổ chức cầu nguyện cả. Không cấm th́ chúng tôi có quyền làm. Liên quan đến nội dung cầu nguyện th́ đó là một vấn đề lớn, ví dụ như vụ việc ở Thái Hà như ông Nguyễn Anh Xuân nói tôi thấy là sai hết. Tôi có đủ chứng cứ pháp lư (quư vị có thể theo dơi trên mạng trong thời gian xảy ra vụ việc) và quư vị không đủ lư lẽ để nói rằng việc làm của 8 giáo dân Thái Hà là sai. Quư vị không đủ bằng chứng để kết tội 8 giáo dân đó…”
Đến đây th́ bà chủ tịch cắt ngang: “Vấn đề Thái Hà không liên quan đến nội dung bàn ở đây”. Linh mục Thoại nói tiếp: “Tôi đang nói đến vấn đề cầu nguyện mà. Chính v́ chị đă nói đến việc tổ chức cầu nguyện cho 8 giáo dân Thái Hà nên tôi mới đề cập chứ. Chị có nói đến vấn đề cầu nguyện cho Thái Hà, cầu nguyện cho Ṭa Khâm sứ, th́ tôi chứng minh việc cầu nguyện đó là đúng. Ngay cả nếu 8 giáo dân Thái Hà có tội đi nữa, th́ chúng tôi vẫn có thể tổ chức cầu nguyện chứ. Cầu nguyện cho họ ăn năn để trở thành người tốt nếu đúng là họ có tội. Tuy nhiên, việc chứng minh họ có tội, quư vị cũng không làm được.
Về vấn đề trang web và bảng tin, chúng tôi thấy không có chỗ nào trong Nghị định 97/2008 cấm chúng tôi đặt bảng tin đó cả. Về trang web cũng vậy, trang web của chúng tôi không thuộc diện phải đăng kư. Qúy vị cứ về xem lại Nghị định 97 đi. Về bảng tin mà ngày 8/12 vừa qua đoàn kiểm tra của quận đă xuống, th́ tôi đă ghi rơ trong phần ư kiến của ḿnh nơi biên bản làm việc: Tôi xác nhận có 18 bài trên bảng tin. C̣n nhận định của đoàn kiểm tra là ư kiến riêng của đoàn. Tôi không đồng ư với nhận định đó. Rồi tự nhiên hôm qua quư vị đường đột xuống bảo chúng tôi tháo gỡ xuống là tháo cái ǵ? Căn cứ trên biên bản làm việc nào để buộc chúng tôi tháo xuống?
Tôi nhận thấy tinh thần làm việc của buổi hôm nay, của bà chủ tịch cũng như của ông Nguyễn Anh Xuân phát biểu, tất cả quư vị đang đứng ở ghế của quan ṭa để phán xét chúng tôi. Chúng ta cần làm việc trên tinh thần tôn trọng sự thật, chứ không phải tùy tiện quy chụp. Tôi nghĩ quư vị nên thay đổi thái độ làm việc, gợi lên vấn đề và cùng suy nghĩ, chứ không phải cứ khẳng định chúng tôi có tội th́ làm sao làm việc được?”
Ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Ban Tôn giáo – Dân tộc TP lên tiếng: “Lời lẽ của ông chánh VP UBND về việc không cho hai vị đi cùng linh mục Giám tỉnh phát biểu có vẻ hơi cứng ngắc. Thực ra nghe câu đó th́ hơi nặng nề, nhưng tôi nghĩ ư của ông chánh VP UBND là chúng ta cần trao đổi trên tinh thần cởi mở và rơ ràng. Không xen ngang khi người khác phát biểu mà cần lắng nghe cho hết ư…
Căn cứ theo Pháp lệnh tôn giáo, Nghị định 22 và Thông tư 14 về vấn đề thông tin th́ tôi có ư kiến thế này: trong thời gian qua, từ cuối năm 2008 đến nay, như linh mục Thoại đă nói và tôi đồng ư là Pháp lệnh tôn giáo không cấm cầu nguyện, và các cấp chính quyền cũng không thể cấm các tôn giáo cầu nguyện. Nhưng làm ǵ cũng có quy định của pháp luật. Ở đây, tôi xin trích dẫn điều 2 của Pháp lệnh tôn giáo quy định rơ: cầu nguyện là giáo dục tín đồ ḷng yêu nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, ư thức chấp hành pháp luật. Như vậy xin thưa:
- Nếu như có những linh mục đứng trên ṭa giảng mà nói những câu như ‘Chúng ta đang sống trong một xă hội đầy dẫy bất công’. Đồng ư xă hội nào cũng có bất công, nhưng ‘một đất nước đầy dẫy bất công’ th́ vấn đề lại khác. Nhà nước vẫn thừa nhận nguồn gốc các tài sản là của quư vị. Dân gian thường nói “của đau con xót”, nên quư vị bức xúc cũng là lẽ thường của con người thôi. Nhưng bức xúc đó nên thể hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nếu có ǵ không phải về đất đai chúng ta cứ việc khiếu kiện v́ chúng ta có luật khiếu nại tố cáo, có luật đất đai. Nhưng tập trung cầu nguyện đông người, truyền giảng vấn đề nọ vấn đề kia sẽ gây nên một làn sóng tác động lên xă hội không lành mạnh. C̣n về nội dung rao giảng, tôi nhớ có một lần, một linh mục DCCT trên ṭa giảng đă nói những lời rất khó nghe…
- Tôi đồng ư rằng người có tội hay không có tội là do ṭa án quy định bằng một vụ án cụ thể. Vậy 8 giáo dân giáo xứ Thái Hà khi chưa xử phúc thẩm hay chưa xử sơ thẩm, th́ DCCT mà cụ thể là tu viện 38 Kỳ Đồng lấy tư cách ǵ khẳng định là họ vô tội khi rao giảng?
- Tôi có trao đổi với một số người am hiểu về thánh nhạc, th́ tôi biết bài “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam” của Hải Linh sáng tác trước 30/4/1975 trong bối cảnh đất nước chiến tranh. Từ sau ngày giải phóng, không c̣n cảnh đó nữa th́ giáo hội cũng mặc nhiên không sử dụng bài đó nữa. Thế nhưng các vị đă hát bài hát đó thường xuyên trong các buổi cầu nguyện hiệp thông và c̣n sửa lời từ “trời u ám chiến tranh điêu tàn” thành “trời u ám bất công lan tràn”. Khi làm như thế là quư vị đă có biểu hiện về mặt pháp lư là chống chế độ rồi đấy.
- Điều cuối cùng tôi xin thưa là cổng thông tin điện tử DCCT (trang web) và bảng tin ở DCCT: như linh mục Thoại vừa mới nêu ‘đề nghị các cấp chính quyền đọc lại luật v́ không có quy định nào cấm’, th́ tôi xin thưa, tại khoản 1 điều 10 Thông tư 14 của Bộ Thông tin Truyền thông quy định rơ: tổ chức tôn giáo hợp pháp trên lănh thổ VN sử dụng mạng internet trên lănh thổ VN phải đăng kư. Và phải đăng kư với Cục quản lư phát thanh truyền h́nh và thông tin điện tử. Nên không thể nói trang web DCCT không phải đăng kư. Có lẽ linh mục Thoại chưa biết thông tin này nên có thể điều chỉnh lại và đi đăng kư sau. Tôi không quy chụp ǵ cả mà chỉ muốn nói là nếu như linh mục không biết th́ có thể liên hệ với Sở Thông tin Truyền thông TP để được hướng dẫn. Về bảng tin tại DCCT, linh mục Thoại nói với đoàn kiểm tra của Pḥng Văn hóa Thông tin Q.3 rằng những bài viết đăng trên đó là tải từ internet xuống cho những người không có điều kiện đọc thông tin trên mạng được biết. Giả như như thế th́ các bài viết ấy phải: thứ nhất không cắt xén, ghi rơ xuất xứ, tên tác giả, thứ hai không b́nh luận, và thứ ba: các thông tin đó phải là các thông tin từ các cơ quan đảng và nhà nước hoặc các tổ chức đă được nhà nước cho phép cung cấp thông tin đó. Nghiêm cấm những nội dung tuyên truyền phản động chống chế độ.”
Cha Giám Tỉnh phát biểu: “Đọc báo Tuổi Trẻ hôm nay tường thuật lại buổi họp của HĐND TP chúng ta, th́ các đại biểu phát biểu rất mạnh đó chứ, mạnh hơn cả các linh mục trên ṭa giảng nữa là khác. Các đại biểu nói rằng ra đường đụng công an một tí là lót tay, lót tay, lót tay. Đó là cái ǵ? Và ông Phó Giám đốc Sở Công an TP nh́n nhận là có. Và quả thật như vậy, trong đời sống hàng ngày, chúng ta đi taxi, hở một tí là lót tay cho công an năm chục, một trăm… Chúng tôi đề nghị các anh chị nh́n cách phản biện xă hội của chúng tôi dưới một cái nh́n nhẹ nhàng hơn để thấy được sự chân thành của chúng tôi. Phản biện xă hội chứ không phải chống đối.”
Bà chủ tịch ra dấu mời linh mục Thoại phát biểu. Linh mục đă nói như sau: “Anh Giang có nói chúng tôi không chống chế độ trong tư tưởng nhưng chống bằng việc làm. Tôi không biết anh căn cứ vào đâu mà nói như thế. Thật ra th́ tất cả những ǵ chúng tôi làm là chúng tôi đang giúp nhà nước chống tham nhũng, chống những hành vi cố ư lợi dụng chức vụ và quyền hạn, cố ư làm trái pháp luật. Chúng tôi lên tiếng trong những vụ việc cụ thể, liên quan đến một nhóm người cụ thể. Nếu anh nói như thế là chống chế độ là anh đă cường điệu hóa vấn đề.
Có hai vấn đề anh Giang đă nói, đó là tư cách linh mục trên ṭa giảng và việc sử dụng bài hát Thánh ca. Tôi nghĩ các vấn đề này hoàn toàn không thuộc chức năng của cơ quan quản lư về tôn giáo như Ban Tôn giáo của anh. Cùng lắm là anh có thể góp ư với chúng tôi là anh có biết những điều đó. Thế thôi. Chứ cái này nằm ngoài chức năng của cơ quan quản lư về tôn giáo.
Vấn đề web và bảng tin cũng vậy. Vấn đề này sẽ do chính Bộ TTTT làm việc với chúng tôi nếu chúng tôi vi phạm. Anh có trích dẫn khoản 1 điều 10 Thông tư 14 ǵ đó, nhưng thật ra v́ anh chưa biết ǵ về trang web DCCT, chúng tôi không thuộc diện phải đăng kư.
Anh có nói rằng “DCCT lấy tư cách ǵ khẳng định là 8 giáo dân Thái Hà vô tội?” Đây là lănh vực của ngành luật. Một người làm luật phải biết nguyên tắc “suy đoán vô tội”, tức là trước khi anh có đầy đủ bằng chứng là người ta có tội th́ đương nhiên phải xem là người ta vô tội.
Rồi bà chủ tịch nói lời phát biểu kết thúc. Cha Giám tỉnh nêu lên một nhận xét: “Thưa bà chủ tịch, tôi thấy những lời phát biểu của bà lúc đầu giờ và lúc kết luận này chỉ là một. Xem ra những ǵ chúng tôi nói không đi vào được con tim của quư vị.”
Bà chủ tịch đề nghị nghe ông Chánh VP đọc biên bản và mọi người cùng kư tên vào, nhưng cha Giám tỉnh nói: “Tôi nghĩ điều đó không cần thiết và chỉ mất thời gian. Quư vị cứ việc đọc biên bản rồi rự kư vào và giữ lấy, chứ chúng tôi không cần.”
Sau khi nghe ông Hạnh đọc xong biên bản, phái đoàn DCCT đứng lên chào ra về sau buổi làm việc kéo dài khoảng 90 phút.
Nhận định
Con nhận thấy bà chủ tịch không nắm vững các vấn đề xảy ra từ năm 2008 đến nay nên từ đầu đến cuối buổi họp bà chỉ lo sao cho nội dung không đi ra ngoài những ǵ mà bà đă chuẩn bị. H́nh như ai đó đă soạn sẵn (viết tay trong vở học sinh, chỗ chữ xanh, nơi chữ đỏ), bà chỉ việc theo đó tŕnh bày. Điều này cũng dễ hiểu v́ bà là người mới vào vị trí chủ tịch thôi.
Như con đă nói, có một thanh niên ngồi bên một chiếc laptop chăm chú ghi chép, mặc dù không phải là thư kư buổi họp và không được giới thiệu trong thành phần tham dự. Nhiều khả năng người này là an ninh ch́m.
Đề nghị
Qua buổi làm việc này con thấy chính quyền quận 3, ngay cả Ban Tôn giáo – Dân tộc TP, đều chưa thật sự hiểu biết về cơ cấu các Ḍng tu trong Giáo hội Công giáo. Có lần con đă từng phát biểu với chính quyền rằng linh mục Giám tỉnh là người có quyền hành trên toàn quốc đối với một Ḍng tu. V́ thế, cấp liên hệ và làm việc với vị Giám tỉnh phải là cấp Trung ương, chứ không thể là cấp nhỏ hơn, cho dẫu trụ sở nhà chính của Ḍng tu đó nằm trên một địa bàn cụ thể. Chính kiểu làm việc chồng chéo này sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt.
Cha Giám tỉnh nhận lời mời đi họp lần này là để chứng tỏ thiện chí với chính quyền địa phương, chứ đây không phải là một tiền lệ.
Saigon, ngày 13/12/2010
LM Giuse Đinh Hữu Thoại, CSsR
Thư kư – Chánh VP DCCT VN
Nguồn: Ḍng Chúa Cứu Thế Việt Nam