|
Năm 2010, nạn buôn người ở Việt nam vẫn c̣n tiếp diễn nặng nề, mà chưa có một dấu hiệu nào của sự cải thiện t́nh trạng vi phạm đến phẩm giá của người công dân. Điều này đă được chính giới chức chỉ huy Pḥng chống nạn buôn người ở Hanoi xác nhận vào tháng 11 năm 2010.
Nạn buôn người xuất hiện dưới cả ba loại đối tượng nạn nhân : đó là giới công nhân đi làm lao động ở nước ngoài, rồi đến các trẻ em, các cô gái trẻ bị đưa đi làm “nô lệ t́nh dục” ở nước láng giềng như Cambodia, Trung quốc, và các cô gái “đi làm cô dâu ở nước ngoài” như ở Đài loan, Đại hàn, Trung quốc v.v… Hầu hết đều trở thành nạn nhân của sự lừa gạt, hà hiếp bóc lột đến tột cùng của sự tàn bạo dă man.
1 – Nạn bóc lột người công nhân làm việc tại nước
ngoài.
V́ nghèo túng, nhiều người dân tại vùng nông thôn đă phải
bán nhà cửa hay vay nợ để đặt “tiền thế chân” hầu được đi
lao động ở nước ngoài, cụ thể như tại Mả Lai, Nam Hàn, Đài
Loan, các nước ở Đông Âu, Trung Đông… Con số thống kê của Bộ
Lao động-Thương binh-Xă hội cho biết trong mấy năm gần đây
đă có đến trên 600 ngàn công nhân đi lao động và sinh sống
tại trên 30 quốc gia trên thế giới.
Nhưng phần đông họ bị bỏ rơi, khi sang làm việc ở nước ngoài và bị đối xử rất tàn tệ với công việc nặng nhọc vất vả, mà lại được trà lương rất thấp, lại c̣n bị tịch thu hộ chiếu, nên phải sống như người tù bị giam hăm trong phạm vị chật hẹp do giới chủ nhân xí nghiệp kiểm soát rất ngặt nghèo. Chung quy, cũng v́ văn pḥng môi giới dịch vụ cung cấp lao động đi nước ngoài đă tác trách không lo việc bảo vệ cho giới công nhân bất hạnh này. Các tổ chức Bảo vệ người Lao động và Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Á châu (CAMSA = Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia) đă nhiều lần phải ra tay để cứu vớt các nạn nhân, nhưng vẫn chưa thể có giải pháp loại trừ tận gốc rễ tệ nạn này, v́ lư do nó được sự bao che của chính những cán bộ nhà nước Việt nam thông đồng cấu kết với các hăng môi giới dịch vụ gây ra từ nhiều năm qua.
3 đối tượng gồm Nguyễn Văn
Hùng, SN 1976, trú tại huyện Phú Xuyên; Ngô Thị Hoa và
Dương Thị Thắm (SN 1971),
đều trú tại quận Hà Đông về
hành vi mua bán phụ nữ.
2 – Nạn trẻ em và cô gái trẻ bị lừa gạt làm “nô
lệ t́nh dục”.
Các trẻ em nhỏ từ 5-6 tuổi, cũng như các cô gái trẻ ờ vùng
đồng bằng sông Mekong thường bị dẫn qua biên giới đến
Cambodia và bị biến thành nô lệ t́nh dục nơi các động măi
dâm xung quanh vùng thủ đô Phnom Penh. Các nạn nhân này, một
phần bị bọn ma cô lừa gạt, phần khác lại do chính cha mẹ v́
quá tuyệt vọng với cảnh nghèo túng, nên đă đang tâm bán con
cho lũ người môi giới bất lương. Nhiều cá nhân và tổ chức
thiện nguyện đă t́m cách cứu văn giải thoát cho các nạn nhân
khốn khổ này, nhưng vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Cụ
thể như chương tŕnh “One Body Village” do linh mục Martino
Nguyễn Bá Thông chủ xướng.
Khó mà có được con số chính xác về các nạn nhân thuộc lọai này, nhưng theo một nguồn tin của cảnh sát Cambodia vào năm 2004, th́ có đến 50,000 cô gái ở trong các nhà chứa tại các địa phương của xứ này, mà phần đông có xuất xứ từ Việt nam. Gần đây, th́ chuyện buôn bán phụ nữ và trẻ em lại chuyển sang phía Trung quốc, v́ lư do dễ lén lút qua phía biên giới vừa dài đến cả ngàn cây số, vừa ít có sự kiểm soát ở phía bắc.
Công b́nh mà nói, th́ các cơ quan an ninh ở Việt nam cũng đă t́m cách ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp và vô nhân đạo này, và đă có một số can phạm bị đưa ra xét xử trước ṭa án. Vả lại, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt nam, với sự yểm trợ của một số tổ chức nhân đạo quốc tế, cũng đă có chương tŕnh hành động nhằm giúp đỡ các nạn nhân, cũng như t́m cách xóa bỏ tệ nạn này. Nhưng theo sự đánh giá của giới am hiểu t́nh h́nh tại chỗ ở Việt nam, th́ kết quả trong lănh vực này xem ra vẫn chưa được coi là khả quan.
3 – Nạn “làm cô dâu trong các gia đ́nh ở nước
ngoài”.
Đây là h́nh thức buôn người rất phổ biến tại các tỉnh thuộc
vùng đồng bằng sông Mekong. Các cô gái trẻ từ các gia đ́nh
nghèo túng miền quê được những văn pḥng môi giới dụ dỗ “làm
hôn thú với người đàn ông” từ Đài loan, Đại hàn hay Trung
quốc và đi theo chồng ra nước ngoài. Phần đông họ đă bị đối
xử rất tàn tệ, như một thứ nô lệ trong các gia đ́nh của
người chồng. Các cô gái bất hạnh này phải liều ḿnh đánh đổi
cả cuộc đời non trẻ của ḿnh, cốt ư để thoát cảnh cơ hàn đói
khổ của bản thân và của gia đ́nh, mà rồi lại bị sa vào cái
băy nô lệ t́nh dục tại xứ người. Có trường hợp như cô Thạch
Thị Hoàng Ngọc, 20 tuổi bị ông chồng Nam Hàn 47 tuổi mắc
bệnh tâm thần giết chết một cách dă man mới đây vào hồi
tháng Bảy năm 2010.
Nhiều tổ chức nhân đạo như của Linh mục Nguyễn Văn Hùng ở Đài Loan đă t́m cách bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân này, nhưng cho đến nay t́nh h́nh cũng chưa được cải thiện bao nhiêu.
Về con số nạn nhân thuộc lọai “cô dâu” này, th́ có nguồn tin cho biết là hiện có đến trên 200 ngàn người chỉ tính riêng tại Đài loan, Đại hàn và Trung quốc. Thống kê của Sở Di Trú Nam Hàn cho biết, tính đến cuối năm 2010, số cô dâu Việt nam tại Đại hàn đứng đầu về số lượng so với số cô dâu từ các nước khác.
Nói tóm lại, v́ có sự đồng lơa thông đồng của các cán bộ có thế có quyền trong guồng máy nhà nước, thường hay bao che cho các cơ sở dịch vụ môi giới trong việc lạm dụng khai thác giới lao động, cũng như giới cô dâu đi nước ngoài, mà thường do sự ít hiểu biết về văn hóa, luật pháp tại nước sở tại, cho nên nạn buôn người vẫn c̣n tồn tại dưới nhiều h́nh thức tṛng tréo phức tạp. V́ thế mà các nạn nhân của t́nh trạng “nô lệ thời đại mới” (modern-day slavery) hiện vẫn c̣n gặp nhiều sự khốn đốn nhục nhằn v́ bị xâm phạm nặng nề về nhân phẩm, cũng như bị thiệt tḥi về quyền lợi vật chất kinh tế và văn hóa nữa.
Từ nhiều năm gần đây, phúc tŕnh thường niên mới nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ về Nạn Buôn Người trên thế giới ( 2010 Report on Human Trafficking) vẫn xếp loại Việt nam vào trong “ Tầng Loại thứ Hai “ ( Tier 2), tức là quốc gia chưa tuân hành đày đủ các tiêu chuẩn tối thiểu trong lănh vực ngăn ngừa nạn Buôn Người.
Đoàn Thanh Liêm
<<trở về đầu trang>>