|
|
Một trạm xăng dầu ở Hà Nội, ảnh chụp ngày 30/3/11. Xăng là một trong những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được chính phủ cho tăng giá. |
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam hôm 23/4/11, chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam trong tháng Tư đă tăng lên 17,51% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất kể từ cuối năm 2008 đến nay, và cũng là mức tăng đáng kể so với tỷ lệ gần 14% vào tháng trước.
Trả lời hăng thông
tấn Đức Bloomberg,
ông Bill Stoops,
trưởng đại diện cơ
quan đầu tư của tập
đoàn đầu tư tổng hợp
Dragon Capital tại
thành phố Hồ Chí
Minh, cho biết: mức
độ lạm phát hiện nay
cho thấy trong hiện
tại, chính sách thắt
chặt tài khóa và
tiền tệ của chính
phủ Việt Nam ít có
tác động. Trong khi
đó, theo Quỹ Vietnam
Property Fund
Limited do Tập đoàn
Dragon Capital quản
lư, tỷ lệ lạm phát
có thể sẽ lên tới
mức 20%, trước khi
hạ xuống c̣n 13% vào
cuối năm nay.
Để kiềm chế lạm phát và lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư vào khả năng điều hành vĩ mô, chính phủ Việt Nam đă có chủ trương kích thích lăi suất trái phiếu, từ 7% được nâng lên đến 13% vào tháng 11/2010, và giảm bớt mức độ gia tăng tín dụng. Tuy nhiên, việc giá cả thực phẩm, chi phí cho đời sống gia đ́nh, giá xăng dầu tiếp tục tăng cao khiến cho đà lạm phát hiện nay khó có khả năng giảm bớt. Quyết định của chính phủ cho tăng giá xăng dầu và giá điện liên tục trong tháng Hai và tháng Ba vừa qua cũng là các yếu tố thúc đẩy lạm phát.
Đối diện với thực tế lăi suất tín dụng tăng cao làm tăng gánh nặng nợ nần của phía đi vay, chuyên gia kinh tế Santiarn Sathirathai thuộc nhóm ngân hàng CSGN của Thụy Sĩ, có trụ sở tại Singapore, cho rằng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đứng trước áp lực buộc phải sử dụng các biện pháp khác, như siết chặt lượng tín dụng và lượng tiền phát hành.
Trọng Thành
<<trở về đầu trang>>