|
|
Khi cuộc sơ diễn tập thanh kiểm tra thị trường USD kết thúc, nếu Nhà nước không có ngay biện pháp khác th́ thị trường USD sẽ lại trở nên "náo loạn". Ảnh minh họa: laisuat.vn. |
Sau hơn một tháng bị kiểm tra gay gắt, các cửa hàng USD
tự do tại Hà Nội bắt đầu "nóng" giao dịch trở lại. Các
chuyên gia cho rằng điều này không có ǵ ngạc nhiên, họ
đă nh́n thấy trước vấn đề.
Ông Hồ Hữu Hạnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh TP HCM cho biết, hiện tượng USD lại được mua bán
công khai trên “chợ đen” và các cửa hàng tự do hoạt động
trở lại không chỉ diễn ra tại Hà Nội, mà c̣n là một vấn
đề nóng tại TP HCM hiện nay.
“Từ trước khi Ngân hàng Nhà nước có đợt thanh kiểm
tra các cửa hàng USD tự do trên toàn quốc, tôi đă nh́n
thấy trước điều này. Đợt kiểm tra vừa rồi là Ngân hàng
Nhà nước làm theo Pháp lệnh ngoại hối. Theo yêu cầu của
Chính phủ, cuối tháng 3 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước phải
tŕnh hai đề án về chống USD hóa trong nền kinh tế và
không giao dịch vàng miếng trên thị trường. Việc thanh
kiểm tra gắt gao thị trường ngoại tệ tự do trước đó là
một trong những giải pháp để thử xử lư vấn đề này, từ đó
Ngân hàng Nhà nước đưa ra những biện pháp đồng bộ tŕnh
Chính phủ và lấy ư kiến từ Hội đồng tư vấn tiền tệ", ông
Hạnh nói.
Cũng theo Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP
HCM, việc thanh kiểm tra vừa qua dù có gắt gao nhưng
cũng không giải quyết được tận gốc vấn đề, mà chỉ là một
chiêu “hăm dọa” tức thời. Tôi biết có những cửa hàng USD
tự do tại TP HCM trước đó bị phạt tới gần 60 triệu đồng,
nhưng giờ vẫn mua bán USD gần như công khai, làm ǵ được
họ. Phía công an khi hợp tác với Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh các tỉnh thành để truy quét việc giao dịch USD
chui cũng than phiền “không thể cứ đi ŕnh mà bắt măi
thế được”, ông Hạnh nói.
Nhận định về t́nh h́nh USD trên thị trường tự do hiện
nay và việc thanh tra vừa qua của các cơ quan chức năng,
chuyên gia tài chính độc lập Kiều Hữu Dũng, nguyên Vụ
trưởng Các tổ chức ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho
rằng, trong lúc chính sách c̣n chưa ra đồng bộ mà đă vội
“khóa” ngay một thị trường âm thầm tồn tại bấy lâu từ
khắp các tỉnh thành, th́ việc này không thể thực hiện
được là điều hiển nhiên. Khi nhu cầu mua bán USD của
người dân, doanh nghiệp vẫn c̣n quá lớn mà không có đơn
vị chính thức nào đáp ứng th́ tất yếu sẽ sinh ra những
dịch vụ phục vụ nhu cầu đó trên “chợ đen”. Khắc phục
t́nh trạng USD hóa không phải chỉ là dẹp bỏ các điểm
giao dịch ngoại tệ trái phép. Đây mới là cuộc “sơ diễn
tập” nằm trong lộ tŕnh xóa bỏ cơ chế h́nh thành hai tỷ
giá từng song hành trên thị trường. Thế nên, khi cuộc sơ
diễn tập này kết thúc, nếu Nhà nước không có ngay biện
pháp khác th́ thị trường USD sẽ lại trở nên "náo loạn".
Như vậy, hầu hết chuyên gia đều cho rằng việc thanh
kiểm tra thị trường USD tự do vừa qua là một giải pháp
không triệt để, nếu không muốn nói là không hiệu quả. Để
giải quyết tận gốc t́nh trạng này, ông Hồ Hữu Hạnh cho
rằng, Nhà nước cần phải lập ra trung tâm mua bán ngoại
tệ, giống như một h́nh thức của sàn giao dịch hàng hóa.
Chẳng hạn, Pḥng Quản lư ngoại hối của Ngân hàng Nhà
nước sẽ là trung tâm mua bán ngoại tệ. Doanh nghiệp A
khi bán 1 triệu USD cho ngân hàng thương mại B, ngân
hàng này sẽ phải chuyển lại số ngoại tệ đó cho pḥng
Quản lư ngoại hối, và thu về VND với tỷ giá hiện thời.
Khi đó, pḥng Quản lư ngoại hối duyệt và lưu lệnh, đến
lúc công ty A cần ngoại tệ th́ sẽ có một “vé” mua lại số
ngoại tệ tương đương từ Ngân hàng Nhà nước.
Theo ông Hạnh, hiện số lượng USD trong dân nắm giữ ở mức khoảng 20 tỷ USD. Con số này nếu so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trung b́nh mỗi năm của Việt Nam khoảng 100 tỷ USD và tổng ngoại hối dự trữ của Ngân hàng Nhà nước, là quá lớn. Nếu Chính phủ không t́m ra giải pháp đồng bộ th́ giao dịch USD trên “chợ đen” sẽ bùng phát như cũ.
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, ĐH Ngân hàng TP HCM nếu quan điểm, để giải quyết khâu “cầu” của người dân và doanh nghiệp, Chính phủ cần cho thành lập mới các điểm giao dịch ngoại tệ đủ điều kiện cấp phép hoạt động hợp pháp, thực hiện niêm yết giá trên Bảng điện tử và chỉ thu đổi ngoại tệ theo đúng qui định của Ngân hàng Nhà nước (về đối tượng, hạn mức, tỷ giá). Thiết lập hệ thống giám sát của cơ quan chức năng (các đơn vị này thuộc Ngân hàng Nhà nước và khối nội chính), kết nối trực tuyến (online) để theo dơi hạn mức giao dịch qua các điểm thu đổi ngoại tệ…
Nguồn: Đất Việt
<<trở về đầu trang>>