Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Chuyện hai ông lớn Hoa du và Ấn du cùng lúc

    Đỗ Hiếu,

phóng viên RFA


Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang (T) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Manmmohan Singh khi ông sang thăm New Delhi vào ngày 12 Tháng 10 năm 2011.

Báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về chuyện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang công du Trung Quốc và Ấn Độ cùng một thời điểm.

Quan hệ cân bằng với hai nước

Những thông tin, thời sự này đang gây chú ư đặc biệt trong dư luận có ư nghĩa ra sao, v́ có liên quan đến hai đại cường đông dân nhất thế giới, và Việt Nam được xem là có vị trí chiến lược bén nhạy tại vùng Đông Nam Á. Đỗ Hiếu có cuộc trao đổi với Tiến Sĩ Ngô Vĩnh Long, giáo sư phụ trách môn Lịch sử Châu Á, tại đại học Maine, Hoa Kỳ.


Đỗ Hiếu: Thưa Giáo sư, mấy hôm nay tin tức qua báo chí trong nước đều nói tới chuyến đi rất quan trọng và đặc biệt của Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc. Theo đó th́ hai bên kư kết sáu văn kiện hợp tác, và cũng có đặt vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông. Giáo sư có ư kiến ǵ về chuyến đi này?

GS Ngô Vĩnh Long: Qua chuyến đi này, trước hết ông Nguyễn Phú Trọng cần phải làm sao cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đỡ nóng lên, bởi v́ trong ṿng hai, ba năm qua th́ Trung Quốc lấn lướt quá nhiều đối với Việt Nam, nhưng Việt Nam cũng muốn tỏ ra là mềm dẻo với Bắc Kinh, như họ xác định là lấy quan hệ hai nước làm trọng, theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” tức là 16 Chữ Vàng. Theo tôi th́, Việt Nam muốn trong lúc này làm sao mà hạ nhiệt một tí.


Đỗ Hiếu: Thưa giáo sư, cũng liên quan đến thời cuộc đang được dư luận chú ư, đó là chuyến đi của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân viếng thăm chính thức New Delhi, hai chuyến đi này có liên quan với nhau không?

GS Ngô Vĩnh Long: Thật ra cái quan hệ với Ấn Độ rất quan trọng bởi v́ như vấn đề tranh chấp ở Biển Đông chẳng hạn cũng dính liền với Ấn Độ Dương, mà Trung Quốc cũng gây gổ rất nhiều với Ấn Độ. Gần đây, Ấn Độ sang thăm ḍ dầu khí với Việt Nam th́ bị Trung Quốc lập tức hăm he, thành ra vấn đề lănh đạo Việt Nam sang Ấn Độ, cho biết là Việt Nam đang đi dây, nhưng không những đi dây giữa Ấn Độ với Trung Quốc mà c̣n với các nước Đông Nam Á và với Mỹ, Nhật nữa.

Trong t́nh h́nh mà Trung Quốc đang hăm he Ấn Độ mà Việt Nam lại muốn có quan hệ tốt với Ấn Độ th́ lẽ dĩ nhiên, phía Việt Nam phải chứng minh rằng, ḿnh có thể cân bằng được giữa hai đối thủ này trong khu vực Á Châu, thành ra, hai ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, mỗi người sang thăm một nước để cho thấy quan hệ cân bằng, không thể chỉ có một người đi Trung Quốc thôi.”


Đỗ Hiếu: Thưa Tiến sĩ, trở lại với chuyến công du Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, báo chí trong nước có nói là giữa hai nước c̣n tồn tại nhiều bất đồng, xung quanh chuyện tranh chấp Biển Đông, và v́ lợi ích nhân dân hai nước, vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết. Giáo sư có nhận định ra sao?

GS Ngô Vĩnh Long: Tôi nghĩ là Việt Nam phải tiếp tục tranh thủ thôi, đây là một nước cờ đầu, cái quan trọng trong chuyến đi này, lănh đạo Việt Nam nói rằng bên Trung Quốc cần phải căn cứ vào chế độ pháp lư và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế, trong đó có công ước Liên Hiệp Quốc và luật biển năm 1982.

Tất nhiên là hai bên cần dựa vào luật pháp này để cùng nỗ lực t́m kiếm giải pháp lâu dài cho tranh chấp giữa đôi bên. Tôi nghĩ đó là một bước nhượng bộ Trung Quốc, đây cũng là một căn cứ và nguyên tắc để Việt Nam tranh thủ về lâu về dài, nhưng Việt Nam không nên dựa vào vấn đề giải quyết song phương, một khi đă nói đến công ước quốc tế th́ Việt Nam phải dựa vào những nước khác trong và ngoài khu vực, chứ không thể chỉ hai bên (Việt Nam, Trung Quốc) nói chuyện với nhau, nếu gặp nhau song phương, thế nào Trung Quốc cũng sẽ ép Việt Nam. Chuyến đi của ông Trương Tấn Sang sang thăm Ấn Độ là để lấy sự ủng hộ của nước thứ ba.

Cần quốc tế hóa vấn đề biển Đông

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Quốc vụ viện TQ Đới Bỉnh Quốc gặp nhau tại Hà Nội hôm 07/9/2011. AFP

Đỗ Hiếu: Thưa giáo sư, ông vừa mới nói tới chủ trương đi dây của Việt Nam, theo kinh nghiệm nghiên cứu về lịch sử Á Đông, việc nhà lănh đạo đảng và nhà nước, một bên đi Bắc Kinh, một bên đi New Delhi, th́ quan hệ giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam sẽ phát triển hay là gặp ít nhiều trở ngại?

GS Ngô Vĩnh Long: Đây là tùy theo bản lănh của giới lănh đạo Việt Nam, như tôi nói lúc năy, thật ra đây không phải chỉ là vấn đề giữa Ấn Độ với Trung Quốc, mà Việt Nam cần phải vận động sự ủng hộ của các nước trong khu vực, các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có dính líu tới vấn đề Biển Đông, ngoài ra c̣n cần sự ủng hộ của Mỹ, là một cường quốc cộng sinh với Trung Quốc, v́ Bắc Kinh đang nhờ Mỹ rất nhiều, nhưng lại muốn lấn Mỹ, nhưng nếu không có sự can thiệp của Mỹ trong khu vực, th́ Trung Quốc không những lấn Mỹ, mà c̣n lấn các nước khác nữa. Đây không phải là chuyện chỉ đi dây giữa hai nước, mà Việt Nam cần vận động nhiều nước khác trên thế giới, tất nhiên là quốc tế hóa và đa phương hóa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc.

Trong tạm thời, việc phái hai ông Chủ tịch nước và lănh đạo Đảng sang thăm hai nước lớn như vậy, tôi nghĩ là tốt thôi. Đây là tiến tŕnh t́m kiếm giải pháp, nếu căn cứ vào những kư kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, cứ theo đó mà làm th́ Việt Nam sẽ bị thiệt hại rất lớn.


Đỗ Hiếu: Giáo sư vừa mới nói đến một sự t́m kiếm, với một thái độ khôn khéo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, trở lại chuyện thời cuộc ở Việt Nam được dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm, đó là các cuộc biểu t́nh chống Bắc Kinh, ở Hà Nội và Saigon, tại Hà Nội th́ liên tục suốt mười mấy tuần lễ, chuyến đi này của ông Trọng có dính dấp ít nhiều ǵ tới vấn đề đi biểu t́nh rồi ngưng biểu t́nh, sang đó để xoa dịu hay t́m lại sự nồng ấm giữa Hà Nội với Bắc Kinh không?

GS Ngô Vĩnh Long: Trước hết là chánh phủ Việt Nam đă nhượng bộ Trung Quốc rất lớn trong việc hạn chế biểu t́nh ở Việt Nam, thật ra nếu chánh phủ Việt Nam không hạn chế biểu t́nh th́ đă có hàng ngàn người đi biểu t́nh chứ không phải chỉ vài trăm người đâu. Hạn chế biểu t́nh là để cho Trung Quốc biết là đă nhượng bộ lắm, nhưng khi nhượng bộ Bắc Kinh như vậy, th́ chánh phủ Việt Nam mất ḷng dân, khi mất ḷng dân th́ tính chính danh sẽ yếu đi.

Thành ra chuyến sang Trung Quốc lần này (của ông Trọng), cũng cho họ biết rằng, chúng tôi đă nhượng bộ các anh nhiều rồi, theo tôi, nếu ông Nguyễn Phú Trọng có bản lĩnh th́ cần nói rằng, các anh không nên làm quá, bởi v́ làm vậy sẽ khó cho chúng tôi, nên nỗ lực tăng cường sự hợp tác giữa đôi bên, t́m kiếm cách giải quyết tranh chấp không những trên Biển Đông thôi, mà c̣n trên các lănh vực khác, để Việt Nam được ổn dịnh, bởi v́ nếu Việt Nam không ổn định th́ Trung Quốc cũng sẽ không ổn định.


Đỗ Hiếu: Xin cám ơn Giáo sư Ngô Vĩnh Long đă dành cho Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc trao đổi hôm nay về vấn đề thời sự Châu Á.


<<trở về đầu trang>>
free counters