![]() ![]()
Fax: +493046795841 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Về lại nhà tù lớn
The Economist
Một lần nữa, Aung San Suu
Kyi, lănh tụ đối lập Miến được trả tự do trên lí thuyết.
Đợt quản thúc mới nhất vừa kết thúc hôm nay, 13/11/2010,
khi bà vừa mới được trả tự do tại Yangon lại bị bắt lại
ngay v́ bà dám tiếp xúc ngay với hàng ngh́n người ủng hộ
bà. Những lần trước, gọi là trả tự do thực ra cũng chỉ
là nói mà chơi thôi. Nhà cầm quyền quân phiệt đă hết sức
hạn chế hoạt động của bà nên chỉ xem như là họ trả bà về
với nhà tù lớn thôi.
Lần này, bà Suu Kyi trở về trong một bối cảnh chính trị đă có phần thay đổi. Hôm 07/11/2010 vừa rồi, lănh đạo quân phiệt Miến tổ chức tuyển cử lần đầu sau 20 năm gián đoạn. Họ làm vậy chẳng phải là để giao quyền lại cho các chính khách dân sự đâu, mà thực ra chỉ là để cho đám quân phiệt tiếp tục giữ lại quyền lực. Thật thế, chính đảng của giới quân phiệt đă tuyên bố thắng lớn. Tuy nhiên, cuộc tuyển cử này ít ra cũng dè xẻn màu mè đa đảng trong một định chế toàn trị.
Câu hỏi đặt ra lúc này là bà Suu Kyi sẽ xoay xở thế nào trong bối cảnh chính trị mới này. Nếu dựa theo kinh nghiệm quá khứ th́ có lẽ bà phải ứng xử như một chính khách. Theo lời luật sư của bà th́ bà Suu Kyi sẽ không chấp nhận bất ḱ một hạn chế hoạt động nào trong thời gian tới. Bà đă hẹn với công chúng ủng hộ bà chiều nay rằng ngày mai, 14/11/2010, bà sẽ có lời tuyên bố chính thức với đồng bào.
Tuy vậy, chính đảng Liên Đoàn Quốc Gia V́ Dân Chủ
(National League for Democracy, NLD) nay đă chính thức
bị giải thể, và giới quân phiệt trước nay không hề nhân
nhượng với các hoạt động chính trị của bà. Họ rất căm
giận v́ bà có uy tín lớn với quốc tế – bà được giải
Nobel Hoà B́nh năm 1990 – nên đă ra sức trấn áp đối lập
chính trị tại quốc nội, họ lo sợ rằng tiếng tăm của bà
có thể đe doạ vị thế quyền lực của họ.
Ngay trước khi bà được trả tự do, hàng trăm người đă tụ
tập gần nhà bà và quanh trụ sở của Liên Đoàn Quốc Gia v́
Dân Chủ (NLD) trước kia. Đây là một sự kiện đáng chú ư
trong hoàn cảnh giới quân phiệt cố t́nh muốn thủ tiêu
h́nh ảnh bà trên hệ thống truyền thông đại chúng do
chính họ kiểm soát.
Nhưng bà Suu Kyi là một khuôn mặt đặc biệt. Sự kiện bà là con gái của Aung San, người anh hùng giải phóng cho độc lập quốc gia Myanmar, là một lợi điểm. Kế đó là vẻ duyên dáng của bà đă thu hút khối lớn công chúng khi bà từ Anh Quốc trở về nước năm 1988 để chăm nom thân mẫu bị yếu mệt. Ngay cả trong thời gian bị quản thúc tại gia, uy thế của bà đă giúp cho Liên Đoàn Quốc Gia V́ Dân Chủ thắng cử vang dội trong cuộc tuyển cử năm 1990, nhưng kết quả bầu cử không được tôn trọng. Và sự kiên tŕ sắt đá của bà trong suốt thời gian hai thập niên bị trấn áp càng khiến bà được công chúng quư trọng thêm.
Tuy vậy, không phải là bà không bị phê phán đâu. Đám quân phiệt xem ra quyết tâm giữ quyền lực, ngay cả sau khi đă tổ chức tṛn trịa một cuộc tuyển cử giả hiệu để lập một chính phủ dân sự. Người ta trách bà là đă từ chối thoả hiệp. Năm 1995, bà đă rút Liên Đoàn Quốc Gia V́ Dân Chủ ra khỏi “nghị hội quốc gia” để thảo ra hiến pháp mới. Cuối cùng th́, như đă đoán trước, đám quân phiệt đạt được toan tính ban đầu: họ tiếp tục nắm quyền lực. Cuộc trưng cầu ư dân gian lận tổ chức năm 2008 đă thông qua kết quả này.
Năm nay, bà Suu Kyi lại quyết định là Liên Đoàn tẩy chay cuộc tuyển cử. Điều này dẫn đến việc Liên Đoàn bị giải thể, rồi dẫn đến phân hoá, v́ một nhóm tách ra để tham gia tuyển cử. Có thể là họ có nguyên tắc, nhưng cả hai lần tẩy chay hẳn nhiên là sai lầm. Nói cho đúng, cả hai lần tẩy chay kia có thể tạo nên phần nào tính chính đáng nhưng cũng không tránh khỏi bị loại trừ.
Đây là lần thứ ba bà Suu Kyi được trả “tự do”, kể từ khi bà bị quản thúc năm 1989. Lần bà được trả tự do năm 1995 đă nhen chút hi vọng, khi giới quân phiệt cho phép thông tấn nước ngoài được gặp bà. Đă có lúc tưởng chừng bà được phép hoạt động chính trị. (Lần này th́ thông tấn nước ngoài bị cấm, như là họ bị cấm trong ngày tuyển cử vừa rồi, và các toà đại sứ và tổng lănh sự khá cực nhọc khi loại những kẻ thâm nhập dưới danh nghĩa “du khách”).
Giới quân phiệt chắc sẽ không cho bà đi lại thoải mái để gặp gỡ thành viên và những người cảm t́nh viên với Liên Đoàn. Năm 2000, bà đă bị giữ suốt 19 tháng. Mới được trả tự do vào tháng 12/2002, bà lại bị bắt lại năm 2003 v́ họ quy tội cho bà là đă can dự vào cuộc tàn sát khi đoàn xe bà đi cùng lại bị bọn đầu gấu do phe quân phiệt thuê tấn công. Họ lại c̣n kéo dài thêm hạn giam lỏng bà vào tháng Năm năm ngoái khi quy tội cho bà vốn chỉ là nạn nhân của một vụ đột nhập mà một người Mỹ hơi bất b́nh thường, bơi qua hồ gần nhà bà và bảo rằng ông đến thăm bà theo lệnh truyền của thượng đế!
Lần giam giữ này hết hạn vào ngày 13 tháng Mười Một. Giới quân phiệt vẫn tỏ ra kiên định với sự cứng rắn của họ khi họ thiết định luật lệ trán áp. Có lẽ v́ thế mà cuộc tuyển cử vừa qua đă được sắp xếp một tuần trước ngày trả tự do cho bà, cho đến ngay lúc này đây giới tướng lĩnh quân phiệt cũng chưa thể lường trước được là bà sẽ tác động đến công luận ra sao.
Đến đây, chúng tôi xin bày tỏ đôi ba ư kiến riêng. Chúng tôi đă hân hạnh được gặp bà vài lần vào những năm 1990, và vô cùng ngưỡng phục sự dũng cảm, vẻ nghiêm nghị và cả sự dí dỏm của bà. Người ta cứ vẽ ra h́nh ảnh của một Suu Kyi nguyên tắc nhưng cố chấp, chẳng biết nhân nhượng giới quân phiệt, quên rằng bà từng bị chính cánh đối lập chê trách. Lần bà được trả “tự do” năm 1995, lúc ấy ai ai cũng nghĩ tới thiện ư đối thoại và thoả hiệp với những người vẫn c̣n mơ tưởng rằng với thành quả tuyển cử vang dội năm 1990 th́ sẽ chẳng bao lâu có thể quét sạch bọn quân phiệt. Bà Suu Kyi thực sự vẫn bám chắc nguyên tắc của Gandhi. Bà dứt khoát loại trừ giải pháp bạo động mà một số người theo bà hi vọng bà sẽ lănh đạo để tạo ra cuộc cách mạng đối đầu giữa quần chúng và giới quân phiệt.
“Nên nhớ rằng sự linh hoạt và sự nhu nhược là hoàn toàn khác hẳn nhau”, bà đă nói với The Economist như thế vào lúc đó. Một sợi thép mạnh được là nhờ nó linh hoạt, chiếc đũa thuỷ tinh xem ra cứng cỏi đấy nhưng có thể găy dễ dàng. Trong ngần ấy năm, bọn quân phiệt đă làm đủ tṛ để mong bà trở thành chiếc que thuỷ tinh. Xem ra họ chưa thành công.
The Economist,
ngày 13/11/2010
Xuyến Như chuyển ngữ