Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Phật giáo quảng bá tại Đức

Phật giáo quảng bá tại Đức


by Senaka Weeraratna,

Lanka Daily News,
Colombo, Sri Lanka - Ngày 15, tháng 11, năm 2010

 

Das Buddhistische Haus - Berlin-Frohnau

Vào ngày 20 tháng hai, năm 1953, Asoka Weeraratna (người sáng lập và thư kư Hội Lanka Dhammaduta) rời Sri Lanka để đến Tây Đức. Ông được yêu cầu bởi hội mới thành lập này (sau này vào năm 1957 đổi tên là Hội German Dharmaduta) để điều tra và báo cáo về t́nh trạng của Phật giáo tại Đức và các cách thức cùng phương tiện cần được tiếp nhận để thành lập Sambuddha Sasana (Lời Phật Dạy) tại Đức. Ông cũng được khuyến khích truyền đạt thiện chí của hội đến các Phật tử của Đức.
Trong số những người đến sân bay Ratmalana tiễn Asoka có một số chư Tăng gồm Thượng tọa Pandit Akuretiye Amarawansa Thera và Thượng tọa Nyanaponika Thera. Thượng tọa Nyanaponika Thera đă nhờ chuyển giao một bức tượng Đức Phật và một quyển sách viết trên lá Ola như món quà của ḷng thiện chí và sự tri ân của hội Lanka Dhammaduta đối với Hội Phật Tử Đức.
Trong chuyến đi này Asoka đi rộng răi khắp nước Đức, gặp gỡ các nhà lănh đạo của các tổ chức Phật giáo ở nhiều thành phố khác nhau của Đức và ghi nhận sự hỗ trợ của họ cho việc thành lập Buddha Sasana tại Đức. Ông cũng được yêu cầu thẩm tra một địa điểm thích hợp cho một Trung tâm Phật giáo, tịnh xá và đạo tràng cho Phật tử.
Asoka đă viếng thăm một loạt các thành phố và các thị trấn của Đức như Hamburg, Munich, Berlin, Stuttgart, Bremen, Frankfurt, Bonn, Cologne. Tại Hamburg, ông đă gặp Tiến sĩ Helmut Palmie, Chủ tịch Hội Phật Giáo Hamburg. Tiến sĩ Palmie là một học giả Pali và Phật giáo và là một Phật tử thuận thành. Tiến sĩ Palmie đă triệu tập một cuộc họp đặc biệt của Hội Phật giáo Hamburg vào ngày 10 tháng ba 1953, nhân dịp chuyến thăm của Asoka. Khoảng 200 Phật tử người Đức đă tham dự. Asoka đă tặng quyển sách viết trên lá Ola về Phật Pháp đến Tiến sĩ Palmie như là một quà tặng của Hội Lanka Dhammaduta.
Tại Munich, Asoka đă gặp Tiến sĩ Von Meng, Chủ tịch Hội Phật Tử Munich và tham dự một cuộc họp của hội này. Asoka đă tặng tượng Phật đến Tiến sĩ Von Meng. Hội này xuất bản một nguyệt san dành riêng cho việc truyền bá đạo Phật gọi là Indische Welt (hoặc Thế Giới Ấn Độ)
Tại Berlin, đă có hai hội Phật giáovào năm 1953. Một được gọi là 'Gessellschaft Fur Freunde Des Buddhismus' hoặc 'Hội Thân Hữu Phật Tử.’ Herr F Knobloch hướng dẫn hội này. Hội khác được gọi là 'Buddhistische Gemeinde.’ Herr Lionel Stutzer là người đứng đầu. Asoka đă tham dự một cuộc họp của hội này được tổ chức tại tư gia của Stutzer. Tại Berlin, vua Asoka cũng đă gặp Tiến sĩ K Schmidt, một học giả tiếng Pali và giảng viên Phật giáo.
Ở Stuttgart, Asoka đă viếng thăm Georg Krauskopf, người lảnh đạo của nhóm Phật Tử và là bào đệ của cố Thượng tọa Nyanasiri Polgasduwa Thera. Krauskopf là tác giả của một tác phẩm Phật giáo nổi tiếng là Die Heilslehre Des Buddha. Ông bà Ankenbrand là hai Phật tử nổi bật khác mà Asoka đă gặp tại Stuttgart. Họ vô cùng sùng đạo và đa văn. Họ có một thư viện Phật giáo lớn nhất mà Asoka đă thấy ở Đức.
Tại Bremen, Asoka Weeraratna đă gặp Severloh Mohr và trú tại nhà của người này tại Hemelingen Bahnhofstr. 10. Severloh Mohr đă sống đời của một Tỳ kheo một thời gian đôi khi ở Xiêm (nay gọi là Thái Lan). Tại Đức, mặc dù Mohr chủ yếu mặc trang phục của một cư sĩ, ông vẫn sống cuộc đời của một tu sĩ. Nhà của ông Mohr có một bàn thờ Phật giống như bên trong của một ngôi chùa Phật giáo. Vua Xiêm La đă tặng ông một h́nh ảnh của Đức Phật. Ông Mohr hướng dẫn các lớp học về Phật giáo tại nhà ông.
Khi trở về Sri Lanka vào đầu tháng 5 năm 1953, Asoka Weeraratna chuẩn bị một báo cáo dưới tiêu đề Phật giáo tại Đức tŕnh bày các ấn tượng của ông về chuyến thăm Đức và các chi tiết của những cuộc họp của ông với Phật tử Đức. Báo cáo này sau đó đă được xuất bản bởi Hội bằng hai thứ tiếng, Anh ngữ và tiếng Sinhala và hàng ngàn ấn bản đă được phân phát cho công chúng trên toàn quốc.
Trong bản báo cáo này ông viết:   
Cái nh́n chung của người Đức đă thay đổi rất nhiều sau chiến tranh. Những kinh nghiệm cay đắng của hai cuộc thế chiến đă dạy cho họ một bài học duy nhất, đó là "Tất cả những ǵ có điều kiện đều là vô thường." Nếu bạn dừng lại để hỏi về cuộc chiến tranh vừa qua, một người Đức sẽ không có ǵ khác để nói ngoài hai chữ: ‘Alles kaput’ có nghĩa tất cả bị tiêu hoại. Phật giáo đă giải thích rơ ràng về Tứ Diệu Đế và Tam tướng: ‘vô thường, khổ năo và vô ngă’ là đặc tính chung của tất cả mọi sự vật, đối với họ là sự giảng dạy hoàn hảo nhất chưa từng được nhân loại biết đến.
Vào ngày 30 tháng Năm, năm 1953, một cuộc họp đại chúng đă được tổ chức tại trường đại học Ananda. Mục đích chính của cuộc họp này là giúp cho công chúng biết về cuộc khảo sát được thực hiện bởi Asoka Weeraratna về thực trạng của các hoạt động Phật giáo ở Đức và hy vọng có một phái đoàn Phật giáo đến Đức trước ngày lễ Phật Jayanthi vào năm 1956 và để thành lập hội viên
Nhiều chư đại đức Tăng đă tham dự buổi họp này. Asoka Weeraratna nghênh đón những người hiện diện, giải thích mục đích của cuộc họp và tŕnh bày chi tiết của cuộc điều tra của ông về hiện trạng Phật giáo tại Đức được thực hiện trong chuyến viếng thăm gần đây của ông. Ông đă nêu ra tầm quan trọng của Đức và sự đóng góp đặc thù của quốc gia này đối với sự làm phong phú thêm nền văn hóa châu Âu, tư tưởng và khoa học. Ông nói rằng Đức là mạch sống của châu Âu và một số lớn Phật tử Phật giáo Nguyên Thủy đă được t́m thấy ở Đức.
Khi kết thúc bài tŕnh bày chi tiết của Asoka, CWW Kannangara cùng một số Thượng toạ đă đúc kết buổi họp như sau:
- Nên hỗ trợ những nỗ lực của Hội Lanka Dhammaduta trong việc thành lập Sambuddhasasana ở Đức và truyền bá Phật giáo tại châu Âu.
- Nên thực hiện việc gởi phái đoàn Phật giáo đến Đức trước năm 1956 để tưởng niệm 2500 năm ngày sinh của Đức Phật và thành lập một Trung tâm Phật giáo thường trực ở Đức bao gồm một tịnh xá, pháp đường, Thư viện và đạo tràng cho Phật tử.
Các đề nghị này được chư Tăng đồng nhất hổ trợ, nhất là việc gởi phái đoàn Phật giáo đến Đức trước dịp lễ tưởng niệm 2500 ngày sanh của Đức Phật.
Một thông điệp đầy cảm hứng từ một Thượng tọa người Đức, ngài Nyanatiloka Maha Thera đă được tŕnh bày tại Hội nghị. Bản thông điệp đó như sau:
"Cách đây chỉ có 50 năm vào năm 1903, tôi đă đến ḥn đảo này lần đầu tiên đó, rồi kể từ khi đó, tôi đă coi đây là ngôi nhà tinh thần của ḿnh, v́ vậy tôi hoan hỷ khi được trở thành một công dân của Sri Lanka. Vậy, điều đó nên được ngầm hiểu rằng điều mong mỏi lớn lao nhất của trái tim tôi là được dâng hiến đến quê hương nguồn cội của tôi điều tốt nhất mà tôi sở hữu, đó là giáo pháp. Và để được như vậy, tôi đă cống hiến phần lớn nhất của 50 năm của tôi đến Tăng đoàn. Tôi đă làm như vậy trong niềm tin vững chăi rằng giáo pháp sẽ bám rể vào quê hương tôi, nước Đức, và ở đó giáo pháp sẽ có một tương lai rực rỡ.
Bây giờ tôi có được một niềm vui rất lớn khi nghe Weeraratna trở về từ Đức với cùng một ḷng tin như tôi, và đă có thể linh hoạt báo cáo về những sinh hoạt Phật giáo ở đó. Tôi tin rằng, cơ hội cho phái đoàn Phật giáo làm việc tại Đức hiện nay có triển vọng hơn bao giờ. V́ vậy tôi rất hoan hỷ khi Hội Lanka Dharmadutha đă thực hiện được tốt nhiệm vụ cử một phái đoàn đă được chuẩn bị chu đáo đến Đức và để hỗ trợ cho các Phật sự.
Tôi tri ân công tác khởi xướng đă được thực hiện bởi hội cho đến nay, và đặc biệt là sự hy sinh sức lao động, sự cống hiến và năng lượng được thể hiện bởi sáng lập viên và thư kư của Hội Lanka Dharmadutha, ông Asoka Weeraratna. Tôi coi đó như là tột đỉnh hạnh phúc của cuộc đời tôi nếu lễ Vesak 1956, tức là năm thứ 2500, tôi sẽ thấy một phái đoàn thành lập vững vàng tại Đức, nghĩa là không bị thất bại trong việc tạo ảnh hưởng sâu rộng đến các nước phương Tây khác. Tôi mong hội sẽ thành công trọn vẹn trong công tác cao quư của họ. Quên ḿnh nỗ lực để đem Giáo Pháp đến những người cần nhất sẽ là  phước lành cao thượng cho người thí và người nhận thí.


Nyanatiloka (May 25, 1953)


<<trở về đầu trang>>
free counters