Fax: +493046795841 Email: thongtinberlin@gmail.com Tel. +4917678132650
www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

Liên Hiệp Quốc cho phép quốc tế can thiệp quân sự vào Libya

Anh Vũ / Trọng Thành
                RFI


Phản ứng của cư dân thành phố Tobruk, miền đông Libya, 18/03/2011, sau khi Hội đồng Bảo an ra nghị quyết. REUTERS/Suhaib Salem

Theo AFP, sau ba ngày thương lượng căng thẳng, tối qua (17/3)B Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đă thông qua nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực quân sự tấn công quân đội của đại tá Moummar Kadhafi. Nghị quyết nói rơ, cho phép quốc tế dùng «mọi biện pháp cần thiết» để bảo vệ thường dân và để áp đặt lệnh ngừng bắn đối với quân đội Libya. Trong đó bao gồm cả việc không kích, nhưng không được phép chiếm đóng.
Mười trên tổng số 15 nước thành viên Hội đồng Bảo An đă bỏ phiếu thông qua quyết định. Không sử dụng quyền phủ quyết, Trung Quốc, Nga không tham dự bỏ phiếu. Ngoài ra, các nước Đức, Brasil và Ấn Độ cũng vắng mặt. Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đă được người dân và phe nổi dậy tại Benghazi đón mừng nồng nhiệt.

Trong khi đó, chính phủ của tổng thống Kadhafi đă phản ứng, gọi nghị quyết là một « một âm mưu » của cộng đồng quốc tế và là ư đồ của Anh, Pháp, Mỹ muốn chia cắt đất nước Libya. Tuy nhiên,  lănh đạo Libya cho biết sẵn sàng đàm phán tiến hành lệnh ngừng bắn.

Từ New York, thông tín viên Karim Lebhour cho biết thêm chi tiết về bản nghị quyết về Libya vừa được Liên Hiệp Quốc thông qua :

 

"Nghị quyết được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua có mục tiêu ngăn chặn cuộc tấn công của các lực lượng trung thành với đại tá Kadhafi. Như vậy, các quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an được quyền huy động « mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân », kể cả các biện pháp quân sự. Nghị quyết dự kiến việc thiết lập vùng cấm bay và, theo lời của ngoại trưởng Pháp Alain Juppé, đi kèm với việc tấn công vào các cơ sở quân sự của quân đội Libya.

 

Theo ngoại trưởng Pháp, việc thi hành lệnh cấm bay trên toàn bộ lănh thổ Libya là điều rất phức tạp và phải mất rất nhiều thời gian mới thực hiện được. Như vậy, thích hợp hơn trước mắt là xác định một vùng cấm bay nhỏ, ví dụ tại Benghazi, bên cạnh đó, đưa máy bay tấn công một số mục tiêu cụ thể.

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an tăng cường lệnh cấm vận đối với vũ khí và mở rộng lệnh phong tỏa các tài khoản của Ngân hàng trung ương Libya, và đồng thời của công ty dầu mỏ quốc gia Libya.

Phó đại diện của Libya tại Liên hiệp quốc, Ibrahim Dabbashi, tin rằng, các biện pháp này sẽ thay đổi tương quan lực lượng tại Libya, có lợi cho quân nổi dậy. Ông Ibrahim Dabbashi là một trong những nhà ngoại giao của Libya từ nhiệm sớm nhất để phản đối chế độ Kadhafi.

Phó đại diện Libya khẳng định, mục tiêu chính của nghị quyết Liên hiệp quốc là ngăn chặn việc tàn sát thường dân, nhưng với tư cách là người Libya, ông cho rằng mục tiêu của nhân dân Libya là lật đổ Kadhafi.

Liên quân tiến hành chiến dịch sẽ bao gồm chủ yếu Pháp, Anh và Mỹ. Hai nước Ả Rập, Qatar và các tiểu vương quốc Ả Rập, cũng sẽ tham gia vào các hoạt động này."

 

Tripoli tuyên bố ngưng bắn

Vài giờ sau khi nghị quyết của Hội Đồng Bảo An được thông qua, Libya thông báo đ́nh chỉ các hoạt động quân sự. Ngoại trưởng Libya, ông Mussa Kussa, tuyên bố Libya là thành viên của Liên Hiệp Quốc nên tuân thủ nghị quyết ngưng bắn của Hội Đồng Bảo An và sẽ « bảo vệ thường dân » theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc.

Tại Paris, phát ngôn viên chính phủ Pháp tuyên bố là chiến dịch quân sự sắp diễn ra.

Về phần Tổng thống Pháp, trong buổi lể khánh thành trụ sở Tổ Chức khối Pháp ngữ quốc tế OIF tại Paris, vào trưa nay (18/3/2011), ông Sarkozy giải thích thái độ «cứng rắn» của Pháp đối phó với Libya bắt nguồn từ t́nh trạng mà ông gọi là « ù ĺ » và « im lặng » nhân danh « ổn định » của cộng đồng quốc tế. Thái độ này, theo Tổng thống Pháp, đă đi quá xa, bỏ rơi các dân tộc ở Trung Đông và nhiều nơi khác đang đấu tranh đ̣i công lư. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế hảy tự đặt ḿnh vào vị trí của các dân tộc đang bị áp bức.


<<trở về đầu trang>>
free counters