|
André de Nesnera
![]() |
Cựu chỉ huy quân đội Serbia ở Bosnia, Tướng Ratko Mladic |
Cựu chỉ huy quân đội Serbia ở Bosnia, Tướng Ratko Mladic đă bị câu lưu sau nhiều năm trốn tránh bị bắt giữ về các cáo trạng tội phạm chiến tranh. Trong bài tường thuật từ Washington, thông tín viên VOA André de Nesnera ghi nhận một số chi tiết tiểu sử của tướng Mladic, người đă bị ṭa án tội ác chiến tranh của Liên Hiệp Quốc truy tố về các tội diệt chủng và tội ác chiến tranh phát xuất từ cuộc chiến tranh ở Bosnia từ năm 1992 đến năm 1995. Trong tư cách chỉ huy lực lượng Serbia ở Bosnia trong thời gian 3 năm nội chiến Bosnia, Ratko Mladic đă chịu trách nhiệm về điều bị coi là hành động tàn ác tệ hại nhất ở châu Âu kể từ sau Thế chiến thứ Hai – đó là vụ tàn sát hàng ngàn thường dân Hồi giáo tại khu vực Svebrenica được Liên Hiệp Quốc bảo vệ.
Ông này cũng là thủ phạm vụ pháo kích kéo dài 43 tháng từ 1992
đến 1996 nhắm vào thủ phủ Sarajevo của Bosnia – vụ vây hăm dài
nhất trong lịch sử chiến tranh cận đại. Hết ngày này qua ngày
khác, những người dân ở Sarajevo đă là mục tiêu của lực lượng
Serbia ở Bosnia dưới quyền chỉ huy của Tướng Mladic. Tin tin
phát đi trên khắp thế giới cho thấy sự tàn phá thấm sâu trong
dân chúng ở địa phương.
Ratko Mladic sinh ra ở Bosnia vào ngày 12 tháng 3 năm 1942 tại
ngôi làng Kalinovik.
Ông Mladic lớn lên ở nước Nam Tư của Tito và được đào tạo tại
học viện quân sự của Quân đội Nhân dân Nam Tư ở Belgrade. Ông ta
lên đến quân hàm đại tá.
Ông Daniel Serwer, thuộc Học viện Ḥa b́nh Hoa Kỳ, nói rằng
Mladic đă làm hoen ố quân hàm ấy.
Ông Serwer nói: "Thực khó cho tôi phải dùng cấp bậc quân đội
trước tên ông ta, bởi lẽ hành vi của ông ta không những rất
thiếu chuyên nghiệp mà c̣n cực kỳ tàn ác.”
Khi Liên bang Nam Tư bắt đầu tan ră vào năm 1991, Mladic được
điều tới thị trấn Knin, địa điểm diễn ra cuộc nổi dậy của người
Serbia ở Bosnia chống lại việc Croatia tuyên bố độc lập tách
khỏi Nam Tư.
Một năm sau, Mladic được thăng cấp tướng và đảm nhận quyền chỉ
hủy toàn bộ lực lượng quân đội Serbia ở Bosnia, khối người bắt
đầu chiến đấu cho một quốc gia Serbia riêng rẽ sau khi
Bosnia-Herzegovina tuyên bố độc lập tách khỏi Nam Tư.
Các chuyên gia phân tích cho rằng Tướng Mladic sẽ được nhớ đến
nhiều nhất v́ vụ tấn công người Serbia ở Bosnia vào khu vực
Srebenica của người Hồi giáo.
Chuyên gia về vùng Balkan Edward Joseph nói rằng lực lượng
Serbia ở Bosnia thoạt đầu đă vây hăm Srebrenica, ở đông bộ
Bosnia, nơi hàng chục ngàn thường dân đi trốn tránh các cuộc tấn
công của người Serbia ở Bosnia tại các nơi khác.
Ông Joseph cho biết: “Tại Srebrenica, vào tháng 7 năm 1995, rút
cuộc họ đă bị khống chế bởi lực lượng Serbia, bất kể sự kiện họ
đang ở trong một khu vực an toàn của Liên Hiệp Quốc – có binh sĩ
Hà Lan ỏ đó, và có khả năng huy động các cuộc không kích của
NATO. Nhưng thay v́ thế, chỉ có những vụ không kích lấy lệ, và
binh sĩ Hà Lan ở đó đă không bảo vệ hữu hiệu được khu vực an
toàn hay thường dân. Phụ nữ phần lớn được đưa ra khỏi khu vực
bằng xe buưt – c̣n đàn ông, kể cả một số bé trai, đă bị bắt bớ
và tàn sát trong thời gian mấy ngày ở đó. Và con số ít nhất lên
đến 7.000, theo số liệu của Hội chữ thập Đỏ Quốc tế – và đó là
con số ước lượng thấp nhất của cuộc tàn sát ở Srebrenica.”
Kư giả Dusko Doder ở bên ngoài Srebrenica vào lúc đó, và nhớ lại
lúc đầu được nghe về vụ thảm sát qua một phụ nữ lớn tuổi từ thị
trấn đó.
Ông Doder nói: “Tôi lái xe chở bà ấy và bà ấy kể lại cho chúng
tôi nghe rằng họ đang giết hại hàng ngàn người – và họ đang lùa
người ta vào sân vận động. Tôi không thể tin được. Tôi nghĩ chắc
hẳn bà già này đă thổi phồng chuyện một chút. Trong những câu
chuyện đầu tiên tôi viết tôi nói con số chừng vài trăm, bởi v́
tôi không thể tin được một chuyện như thế có thể xảy ra.”
Vào năm 1995, Ṭa án Tội phạm Quốc tế về Nam Tư cũ đặt ở La Haye
đă truy tố Tướng Mladic và lănh tụ thời chiến Radovan Karadzic
của người Serbia ở Bosnia về các tội ác chiến tranh, tội diệt
chủng và các tội ác chống lại nhân loại. Trong cuộc nội chiến
Bosnia từ 1992 đến 1995, có chừng 100.000 người đă bị giết hại
và hơn triệu người bị bất hết nhà cửa.
Sau khi chiến tranh chấm dứt, Tướng Mladic đă trở lại Belgrade,
nơi một số chuyên gia tin là ông ta đă được sự hỗ trợ và bảo vệ
của Tổng thống Serbia Slobodan Milosevic. Nhưng sau khi ông
Milosevic bị bắt và chuyển đến ṭa án ở La Haye th́ ông Mladic
đă đi trốn.
Chuyên gia về Balkan ông Edward Joseph nói Tướng Mladic chắc hẳn
phải có sự hỗ trợ trong quân đội Serbia và mật vụ th́ mới không
bị bắt trong thời gian nhiều năm như thế.
Ông Joseph nói tiếp: “Rơ ràng, không thể đào tẩu được nếu tiếng
tăm lừng lẫy như thế mà không có sự giúp đỡ nào đó. Và điểm thứ
nh́ ta cần phải nêu ra là trong tư cách chỉ huy quân đội, tướng
Mladic đă có một số đồng minh và một sự hỗ trợ rất vững chắc và
sâu xa trong dân chúng, rộng răi và sâu xa hơn cả ông Radovan
Karadzic.”
Các chuyên gia như Charles Kupchan, thuộc Hội đồng Đối ngoại,
nói rằng vụ bắt giữ các tội phạm chiến tranh bị truy tố là bước
đầu trong tiến tŕnh ḥa giải và hàn gắn giữa các nhóm sắc tộc
khác nhau trong vùng.
Ông Kupchan nói: “Nếu ta xét về một tương lai xa hơn một chút,
và nói về loại sự kiện nào là quan trọng cho sự hàn gắn chung,
sự hàn gắn tập thể, th́ những vụ bắt giữ này, những vụ xét xử
này, những vụ truy tố này thực sự đóng một vai tṛ quan trọng
cho dù trên cơ sở cá nhân, bởi v́ có một ư nghĩa là công lư đă
được phục vụ, có một ư nghĩa là các thủ phạm can dự vào những
tội ác chống nhân loại đang phải nhận lănh trách nhiệm.”
Ông Kupchan và những người khác cho rằng với sự kiện Mladic bị
câu lưu, tiếp theo vụ bắt giữ Karadzic, một trở ngại chính đă
được khắc phục trong việc Serbia cố gắng xin được làm thành viên
đầy đủ của Liên hiệp châu Âu.
Tội phạm chiến tranh Ratko Mladic bị bắt on Dipity. (Xin bấm vào các ô có dấu '+' trên các năm và vào những tấm h́nh để xem thêm chi tiết) |
<<trở về đầu trang>>