|
Thanh Quang,
phóng viên RFA
Hai tàu Đài Loan với tên lửa trên vùng biển gần căn cứ hải quân ở miền nam Đài Loan vào ngày 18 tháng năm 2010. |
Thời gian gần đây, TQ ngày càng có hành động gây hấn đáng ngại tại biển Đông, tương phản với những tuyên bố của giới lănh đạo Bắc Kinh là sống chung ḥa b́nh với các nước láng giềng.
Tham vọng của Bắc Kinh
Báo mạng Asia Times số hôm mùng 9 tháng Sáu này có bài tựa đề tạm hiểu là “Chiến đấu hay rút khỏi biển Đông”, mở đầu rằng trong thời gian gần đây, TQ thể hiện triệu chứng bất nhất trong cách ứng phó với vấn đề gây go về chủ quyền biển Đông.
Bài báo trích dẫn lời Bộ trưởng Quốc pḥng TQ Lương Quang Liệt nhắc lại “câu thiệu” quen thuộc với các nhân vật tương nhiệm tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La mới đây ở Singapore rằng TQ không bao giờ có tham vọng bá quyền hay bành trướng quân sự; Bắc Kinh luôn cam kết duy tŕ hoà b́nh và ổn định qua hợp tác an ninh, luôn theo đuổi chính sách hữu nghị, giao hảo với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, cách đó chỉ vài ngày, các tàu tuần duyên
TQ thực hiện hành động ngang ngược chưa từng có đối với
những nước tranh chấp chủ quyền với Hoa Lục ở biển Đông
– hoạt động mà Bắc Kinh mô tả là họ chỉ thực thi luật
hàng hải thường lệ, giám sát vùng biển gọi là thuộc chủ
quyền của TQ.
Theo bài báo th́ sự lạc điệu nghiêm trọng giữa lời
nói và hành động của Hoa Lục khiến cho “câu thiệu” của
tướng Lương Quang Liệt tại Diễn đàn Singapore trở thành
giả dối.
Về vấn đề này, Giáo sư Trần Văn Đoàn thuộc Viện Đại Học
Quốc Lập Đài Loan và từng là giảng sư Đại học Bắc Kinh
nhận xét:
“Bộ trưởng Quốc pḥng Lương Quang Liệt trong bài
diễn thuyết tại Singapore đă nói tới 27 lần chữ “hoà
b́nh”. Đây chỉ là 1 bước lùi của TQ mà thôi…TQ đàm phán
cùng lúc lấn đất của nước khác. Khi mọi người phản đối,
họ có thể lùi 1 bước, nhưng thật ra họ đă chiếm được 1
bước rồi. Thành thử trong thế giới hôm nay họ sẽ ngồi
vào bàn hội nghị nhưng sẽ t́m cách để thắng. Đó là bản
chất của TQ.”
Bài tựa đề “Tham vọng Bắc Kinh làm tăng căng thẳng về
các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” đăng trong báo
AsiaNews hồi thứ Hai tuần này lưu ư rằng các hoạt động
bán quân sự của Hoa Lục trong lănh hải của VN thể hiện
trắng trợn ḷng tham của một nước vô thần và duy vật.
Lên tiếng nhân Hội nghị An ninh của ASEAN tại
Indonesia hồi trước đây trong tháng, giới lănh đạo Bắc
Kinh cũng lại đưa ra “câu thiệu” rằng Hoa Lục không muốn
đe doạ hay xâm chiếm bất kỳ nước nào, và muốn duy tŕ
ḥa b́nh tại vùng biển Hoa Nam, tức biển Đông – điều mà
bài báo vừa nói cho là không trung thực. Bài báo lưu ư
rằng những hoạt động quân sự hiện giờ của Bắc Kinh gây
nên quan ngại, âu lo cũng như đe doạ ḥa b́nh tại lănh
hải của những nước Đông Nam Á.
Vẫn theo báo AsiaNews, trong khi hứa là sẽ không sử
dụng vơ lực trong cuộc tranh chấp ở biển Đông, TQ cảnh
cáo “những nước không có liên hệ trực tiếp” đừng nhúng
tay vào – lời cảnh báo rơ ràng nhắm vào Hoa Kỳ giữa lúc
VN và cả Philippines tranh thủ sự trợ giúp của
Washington để ngăn chận tham vọng của Bắc Kinh.
Bài báo trích dẫn lời 1 học giả TQ cho rằng việc Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Thủ tướng TQ Chu Ân Lai hồi năm 1958 đă tạo thuận lợi cho tuyên bố chủ quyền của TQ ở biển Đông hiện giờ.
Một tàu lai dắt tàu USS Blue Ridge đến Cảng Nam Manila hôm 04 tháng 8 năm 2010. AFP photo |
Gây khó khăn trong khu vực
Báo mạng Asia Sentinel trụ sở chính tại Hồng Kông, qua bài “Những tuyên bố đáng ngại của TQ về biển Đông”, lưu ư rằng những thông tin không thấu đáo khiến gây ấn tượng là cuộc tranh chấp Việt-Trung mới đây nhất tại biển Đông bắt nguồn từ Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng thực ra vấn đề phát xuất từ tham vọng của Hoa Lục muốn chiếm trọn biển Đông, tới tận các vùng lănh hải không những của VN mà c̣n Malaysia, Brunei và Philippines.
Trong khi đó, những h́nh ảnh về các chiến hạm TQ hiện
diện tại khu vực giữa các đảo của Nhật Bản ở TBD khiến
Tokyo quan ngại đáng kể. Trong những tuần lễ gần đây, VN,
Philippines và Nhật Bản đă bày tỏ lo ngại hoặc chính
thức phản đối hoạt động của Bắc Kinh. Bộ Quốc Pḥng TQ
giải thích rằng những tàu của TQ được phát hiện giữa các
đảo Okinawa và Miyako của Nhật là trong khuôn khổ luật
quốc tế, thuộc kế hoạch thường niên của quân đội TQ.
Nhưng Tokyo cho biết các tàu của TQ gia tăng hoạt động
tại vùng biển gần Okinawa kể từ 3 năm nay.
Các phân tích gia lưu ư rằng những chiếc tàu dân sự
của TQ ngày càng hoạt động cho hải quân nước này nhằm
t́m cách xác định chủ quyền của Hoa Lục tại các vùng
biển tranh chấp.
Trong bối cảnh như vậy, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain
của đảng Cộng Hoà, cựu tù binh tại VN, lên tiếng tại hội
nghị do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc Tế ở
Washington hôm thứ Hai rằng hành động gây hấn cùng những
tuyên bố chủ quyền thiếu cơ sở của Bắc Kinh đă làm trầm
trọng thêm t́nh h́nh căng thẳng ở biển Đông. Và ông thúc
giục Hoa Kỳ giúp những nước Đông Nam Á giải quyết tranh
chấp với TQ, đồng thời giúp các nước này phát triển và
bố trí hệ thống pḥng thủ.
C̣n Thượng nghị sĩ Jim Webb của đảng Dân chủ Hoa Kỳ
cho biết Wasington cần bày tỏ bất b́nh về việc TQ sử
dụng vơ lực tại biển Đông, và xúc tiến phương cách đa
phương để giải quyết tranh chấp chủ quyền lănh hải ở
biển Đông.
Theo chuyên gia an ninh Michael Vatikiotis thuộc
Trung tâm Đối thoại Nhân đạo ở Singapore th́ 1 lư do
khiến tranh chấp biển Đông bùng phát trong những năm gần
đây là do thoả thuận về Quy tắc Hành xử ở biển Đông mà
Bắc Kinh kư kết với ASEAN hồi năm 2002 không có hiệu
quả.
Phân tích gia hàng hải Mark Valencia tại Hawaii và là chuyên gia về vấn đề tranh chấp biển Đông bày tỏ quan ngại rằng xem chừng như những rắc rối liên quan TQ và các nước tranh chấp chủ quyền ở biển Đông hiện ngày càng đáng ngại hơn.
<<trở về đầu trang>>