|
Ngọc Lan,
thông tín viên RFA
Đại hội lần thứ 10 Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức vào tối thứ sáu 21 tháng 10, tại Little Saigon, Nam California. |
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và cô Đỗ Thị Minh Hạnh được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, trụ sở tại California, Hoa Kỳ, chọn trao giải nhân quyền Việt Nam 2011 “v́ sự can đảm và dấn thân của họ.”
Thông báo trên được công bố tại lễ khai mạc đại hội
lần thứ 10 Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức vào tối
thứ sáu 21 tháng 10, tại Little Saigon, Nam California.
Giải Nhân Quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt
Nam thành lập năm 2002 nhằm tuyên dương thành tích tranh
đấu bất bạo động cho lư tưởng nhân quyền tại Việt Nam.
Giải nhân quyền Việt Nam c̣n nhằm vào mục đích xa hơn
nữa là bày tỏ sự liên đới của người Việt khắp nơi đối
với những cá nhân và đoàn thể đă và đang dấn thân bảo vệ
quyền làm người của người dân Việt trong nước.
Trong 9 năm qua, mạng lưới nhân quyền Việt Nam đă vinh danh 23 cá nhân và một tổ chức có nhiều thành tích nổi bật và gây được ảnh hưởng tích cực.
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức, đại diện Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, cho biết:
“Giải nhân quyền Việt Nam năm nay được trao cho hai vị tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và cô Đỗ Thị Minh Hạnh. Mỗi giải gồm một bằng tuyên dương và số hiện kim là $3,000.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và cô Đỗ Thị Minh Hạnh được ban tuyển chọn mạng lưới nhân quyền Việt Nam quyết định trao giải trong số 10 ứng viên được các cá nhân và đoàn thể ngoài cũng như trong nước đề cử hợp lệ. Cả hai vị này đều đang trong lao tù cộng sản.”
Công an áp giải TS Cù Huy Hà Vũ đến ṭa án nhân dân thành phố Hà Nội sáng ngày 4-4-2011. |
Bảo vệ quyền làm người
Nhận xét về hai nhân vật được chọn trao giải Nhân Quyền Việt Nam 2011, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền cho rằng:
“Luật sư Cù Huy Hà Vũ như chị biết vẫn c̣n đang ở tù. Người thứ hai cũng đang ở tù là chị Đỗ Thị Minh Hạnh. Hai người ở hai lănh vực khác nhau. Luật sư Cù Huy Hà Vũ là một trí thức tranh đấu, dám nói lên tiếng nói v́ nhân quyền, v́ quyền tự do ngôn luận của người dân. Đặc biệt là ông tranh đấu trong một t́nh h́nh mà Trung Quốc muốn xâm chiếm Việt Nam, th́ ông đă mạnh dạn nói lên điều đó. Nhưng không phải v́ điều đó mà ḿnh vinh danh, mà Mạng Lưới Nhân Quyền vinh danh là chính ông đă dám thể hiện quyền tự do ngôn luận của ḿnh, đ̣i hỏi mọi người dân đều có quyền thể hiện quan điểm của ḿnh. Đó là quyền căn bản mà tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đă thừa nhận.
Người thứ hai là chị Đỗ Thị Minh Hạnh là người đấu tranh cho quyền lợi của người công nhân, là môt trong những người đấu tranh cho quyền lợi của người lao động ở Việt Nam. Như chị biết, quyền lợi của người lao động mà bấy lâu nay ít người nhắc đến, mặc dù họ là thành phần mà đảng cộng sản gọi là tiên phong, là thành phần cốt cán của đảng cộng sản nhưng mà thành phần lao động thực sự đă bị đàn áp nhiều nhất."
Theo Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Tiến sĩ luật Cù
Huy Hà Vũ, sinh năm 1957, là người tích cực bảo vệ các
quyền con người trong lănh vực dân sự cũng như chính
trị, điển h́nh như các vụ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
v́ đă ban hành nghị định cấm công dân khiếu nại tập thể.
Kiện trung tướng công an Vũ Hải Triều v́ đă tiêu diệt
quyền tự do ngôn luận qua việc đánh sập 300 trang mạng
điện tử. Đồng thời tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đă yêu cầu
xóa bỏ điều 4 hiến pháp 1992 giành độc quyền cai trị cho
Đảng cộng sản VN. Ông tham gia tích cực vào nhiều vụ án
nhằm bảo vệ các quyền con người trong lănh vực dân sự
lẫn tôn giáo. Ông thường xuyên viết bài và tham gia trả
lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông quốc tế để cổ xúy
cho tự do dân chủ và nhân quyền Việt Nam. Hậu quả là ông
đă bị nhà cầm quyền bắt giữ và xét xử 7 năm tù giam và 3
năm quản chế.
Tranh đấu cho dân oan, công nhân
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh. |
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, đă tham gia tranh đấu từ khi mới 18 tuổi. Khi c̣n ở Lâm Đồng, cô đă giúp những người dân oan thảo các đơn kiện đ̣i đất và bị nhà cầm quyền đối xử bất công. Sau khi về Sài G̣n học Cao Đẳng Kinh Tế, cô vẫn tiếp tục tham gia tranh đấu, cô đă bị bắt một lần tại Hà Nội năm 2005 khi giúp đỡ những dân oan khiếu kiện, bị giam 3 tháng. Gia đ́nh phải t́m mọi cách để cô được tha. Sau đó gia đ́nh cấm cô hoạt động nên cô đă thuê nhà ở riêng để theo đuổi mục đích của ḿnh.
Khi được tin nhà cầm quyền Việt Nam cho phép các công ty Việt Nam khai thác các bauxite ở Tây Nguyên, cô đă cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bí mật đến tận nơi chụp nhiều h́nh ảnh về khu khai thác và chuyển lên mạng Internet làm chứng cứ để tranh đấu với nhà cầm quyền. Từ năm 2007, cô đă tích cực tham gia giúp đỡ phong trào công nhân, đến các nhà máy t́m hiểu hướng dẫn công nhân trong việc tranh đấu với giới chủ nhân, cô đă nhiều lần cùng với các người khác tổ chức các cuộc đ́nh công ở nhiều xí nghiệp.
Cô đă bí mật đi bằng đường bộ từ Việt Nam qua Cambodia, Thái Lan để đến Mă Lai tham dự Đại Hội Kỳ 2 của Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam vào cuối tháng 12 năm 2009.
Trong chiến dịch rải truyền đơn kêu gọi 1000 năm Thăng Long của ủy ban phối hợp hành động v́ dân chủ, cô đă tổ chức rải thành công ở nhiều nơi. Đặc biệt với vai tṛ phát ngôn viên của Ủy Ban Hành Động V́ Dân Chủ tại Việt Nam, với bí danh Hải Yến, cô đă trả lời phỏng vấn của nhiều đài ngoại quốc như đài VOA, RFI, RFA, BBC.
Chững chạc và tự tin cô đă khích lệ được tinh thần sinh viên và giới trẻ nói chung dấy lên phong trào viết khẩu hiệu “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam” tại nhiều tỉnh trong cả nước.
Cô bị bắt và bị tuyên án 7 năm tù giam với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo Điều 89 Bộ Luật H́nh sự.
Ngay sau khi kết quả được công bố, chúng tôi đă gọi điện thoại liên lạc với gia đ́nh tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và cô Đỗ Thị Minh Hạnh để muốn nghe cảm nghĩ từ phía gia đ́nh, nhưng các cuộc gọi đều không thành. Có lẽ như Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền, đă nói, “Thời gian này gia đ́nh họ bị công an theo dơi và giám sát rất gắt gao.”
Năm nay, lễ phát giải Nhân Quyền Việt Nam 2011 sẽ được tổ chức vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền 12 tháng 12, 2011, tại Úc Châu.
<<trở về đầu trang>>