Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

“Ngăn ngừa cuộc tấn công chống các Nhà đấu tranh Bảo vệ Nhân quyền”, hội luận của Phong trào Dân chủ Thế giới tại Bộ Ngoại giao Pháp

*********************************************************************************************
& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam

Que Me : Action for Democracy in Vietnam & Vietnam Committee on Human Rights
Que Me : Action pour la Démocratie au Vietnam & Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l’Homme
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail :
queme@free.fr - Web : http://www.queme.net
**********************************************************************************************

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 10.11.2010

“Ngăn ngừa cuộc tấn công chống các Nhà đấu tranh Bảo vệ Nhân quyền”,

hội luận của Phong trào Dân chủ Thế giới tại Bộ Ngoại giao Pháp

 

PARIS, ngày 10.11.2010 (QUÊ MẸ) - Thứ năm tuần trước, Ban Thường vụ Phong trào Dân chủ Thế giới đă mở cuộc Hội luận dưới tiêu đề “Ngăn ngừa cuộc tấn công chống các Nhà đấu tranh bảo vệ Nhân quyền”. Phóng viên Ỷ Lan của Đài Á châu Tự do có bài tường tŕnh dưới đây. Bài đă được Đài phát về Việt Nam trong chương tŕnh sáng thứ tư ngày 10.11.2010, nguyên văn như sau :

“Ngăn ngừa cuộc tấn công chống các Nhà đấu tranh bảo vệ Nhân quyền”, phỏng vấn Ông Carl Gershman và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Bernard Kouchner

Hội luận của Ban Thường vụ Phong trào Dân chủ Thế giới tại Bộ Ngoại giao Pháp. Hàng đầu từ trái sang phải : Bà cựu Thủ tướng Canada Kim Campbell, Bộ trưởng Ngoại giao Bernard Kouchner, ông Vơ Văn Ái

Thứ năm vừa qua, dưới đề tài “Ngăn ngừa những cuộc tấn công chống lại các Nhà đấu tranh Bảo vệ Nhân quyền”, Ban Thường vụ của Phong trào Dân chủ Thế giới có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn đă mở cuộc hội luận trong khuôn viên Bộ Ngoại giao Pháp và dưới sự chủ tŕ của ông Bộ trưởng Bernard Kouchner.

Bà Kim Campbell, cựu Thủ tướng Canada và ông François Zimeray, Đặc sứ Nhân quyền của Pháp chủ tọa sáu khóa hội thảo khai triển đề tài nói trên. Các thuyết tŕnh viên đến từ các nước Pháp, Indonesia, Mexico, Bosnia, Gambia, Tiệp, Venezuela, Iran, Nga, Ḥa Lan, Ba Lan, và Việt Nam.

Qua đề tài tham luận “Hậu thuẫn các thông điệp dân chủ đồng thời với việc ngăn ngừa cuộc tấn công nhắm vào người mang thông điệp”, ông Vơ Văn Ái, Chủ tịch Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, nhấn mạnh rằng “Thông điệp và người mang thông điệp là một, cho nên cần bảo vệ lời nói và người nói trước các cuộc tấn công đàn áp hiện nay”. Nhắc tới sự kiện bản thân ông bị ngăn cấm sang Bangkok công bố Hồ sơ Nhân quyền Việt Nam hồi tháng 9 vừa qua, ông Ái nhận định rằng : “Việt Nam không chỉ đàn áp các tự do cơ bản trên đất nước ḿnh, mà đă thành công xuất cảng cuộc đàn áp của họ sang nước khác. Chúng ta biết tới các tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới, Phóng Viên Không Biên Giới, th́ nay vừa có thêm Độc Tài Không Biên Giới !”.

Phê phán sự thiếu quan tâm của các nước Âu Mỹ trên lĩnh vực nhân quyền và dân chủ tại các quốc gia độc tài, ông Ái nhận xét : “Hôm nay chúng ta gặp gỡ nhau tại Paris, dưới sự đỡ đầu của Bộ Ngoại giao Pháp, tôi muốn nhắc lại một nguyên lư được đưa ra trước đây của một nhà hoạt động cho xă hội dân sự, nay trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Bernard Kouchner. Thời đó đó ông kêu gọi cho “Quyền can thiệp” - Right to interference / le droit d’ingérence. Tức bổn phận nếu không là quyền của các quốc gia dân chủ nhằm bảo vệ cho những ai bị mất tự do. Đây chính là phản đề của nguyên tắc “không can thiệp” rất thân thiết của các quốc gia độc tài. Các quốc gia Âu Mỹ hăy luôn nhớ tới tinh thần dấn thân của hiệp ước Helsinki để đẩy mạnh “quyền can thiệp” trong các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ các xă hội dân sự” (hết lời dẫn).

 

Lần đầu tiên mới có một cuộc họp tại Pháp của Ban Thường vụ Phong trào Dân chủ Thế giới bao gồm 112 quốc gia trên năm châu, mà lại tổ chức trong khuôn viên Bộ Ngoại giao Pháp.

Để hiểu rơ sự kiện mới mẻ và quan trọng này, chúng tôi phỏng vấn ông Carl Gershman, người đại diện Phong trào Dân chủ Thế giới, và ông Bernard Khouchner, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp. Xin mời quư thính giả theo dơi hai cuộc phỏng vấn ấy sau đây.

 

Phỏng vấn ông Carl Gershman

Ông Carl Gershman tại cuộc hội luận ở Bộ Ngoại giao Pháp

Y Lan : Thưa ông Carl Gershman, ông đến Paris tổ chức cuộc họp Ban Thường vụ của Phong trào Dân chủ Thế giới, dưới sự chủ tŕ của ông Bernard Kouchner, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp, về đề tài “Ngăn ngừa những cuộc tấn công chống lại các Nhà đấu tranh bảo vệ Nhân quyền”. Xin ông cho biết v́ sao Phong trào đă chọn nước Pháp làm nơi tổ chức ?

Carl Gershman : Pháp có vai tṛ rất quan trọng trong thế giới. Trước đây, chúng tôi ít có dịp cộng tác với nước Pháp. Do vậy chúng tôi nỗ lực dựng xây mối liên hệ đối tác. Là một tổ chức Phi chính phủ, nhưng chúng tôi đă mở được cuộc hội nghị nơi pḥng ốc tráng lệ của Bộ Ngoại giao Pháp, và được Bộ trưởng Bernard Kouchner đến nói về quan điểm nhân quyền của ông với Ban Thường vụ chúng tôi, đồng thời với sự có mặt của 3 thành viên Ban Thường vụ của chúng tôi ở Paris, th́ đây là một bước tiến lớn. Tôi tin rằng nước Pháp sẽ đóng vai tṛ quan trọng trong Phong trào Dân chủ Thế giới.

 

Y Lan : Ông cảm nhận cuộc họp hôm nay như thế nào?

Carl Gershman : Cuộc thảo luận rất hữu ích. Một bước tiến mới cho Ban Thường vụ của Phong trào Dân chủ Thế giới. Thay v́ đề cập suông những vấn đề tổ chức nội bộ, th́ một nhóm người cao cấp bao gồm các nhà hành động đến từ khắp thế giới, cùng nhau gặp gỡ, cùng nhau suy nghĩ làm sao giải quyết những vấn đề cơ bản, th́ đây quả là bước tiến mới cho Phong trào Dân chủ Thế giới.

 

Người thứ ba từ trái sang, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, Bernard Kouchner, đang phát biểu

Phỏng vấn ông Bernard Kouchner

Y Lan : Xin chào ông Bộ trưởng Bernard Kouchner. Ông đă mở rộng cửa Bộ Ngoại giao Pháp để tiếp đón Phong trào Dân chủ Thế giới đến thảo luận những phương cách hậu thuẫn các xă hội dân sự trong thế giới. Theo ông việc làm của Phong trào Dân chủ Thế giới có ǵ quan trọng ?

Bernard Kouchner : Xă hội dân sự là ưu tư thường trực của tôi. Nhưng điều chúng tôi bảo vệ hôm nay không riêng cho các xă hội dân sự, mà nhất là cho một nhà nước pháp quyền và nhân quyền. Đây là cuộc chiến đấu thường trực của chúng tôi. Trong tư thế một chính phủ, chúng tôi không chiến đấu theo cung cách của các nhả hoạt động nhân quyền, nhưng chúng tôi cùng chung lư tưởng.

 

Y Lan : Ngày trước ông từng tham gia với cơ sở Quê Mẹ trong chiến dịch Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam ra Biển Đông vớt Người Vượt Biển. Ông sẽ nói ǵ hôm nay về cuộc đấu tranh của người Việt Nam cho tự do và nhân quyền?

Bernard Kouchner : Tôi sẽ nói rằng người Việt đang có may mắn lên tiếng dễ dàng hơn xưa, khi ta thấy sự tiến triển trên xứ sở, nhưng điều không may mắn cho họ là họ đang c̣n phải chiến đấu cam go. Nhưng đây là điều đang xẩy ra khắp nơi trên thế giới. Ngay cả tại nước Pháp chúng tôi.

 

Dưới tiêu đề “Hậu thuẫn các thông điệp dân chủ đồng thời với việc ngăn ngừa cuộc tấn công nhắm vào người mang thông điệp”, bài tham luận của ông Vơ Văn Ái tại Bộ Ngoại giao Pháp :

 

Thưa quư liệt vị và các bạn,

Nhắc đến các Người mang Thông điệp, tôi có một trải nghiệm vừa qua xin tŕnh bày cùng các bạn. Chuyện xẩy ra mới tháng trước đây, khi nhà cầm quyền Hà Nội ngăn cấm tôi công bố một thông điệp về t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Đa số các bạn có mặt hôm nay đă biết v́ đă kư tên trong bản lên tiếng phản đối của Phong trào Dân chủ Thế giới, Penelope Faulkner và tôi đă bị cấm đến Bangkok công bố bản Báo cáo về t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam mà chúng tôi cùng soạn thảo với đối tác của chúng tôi là Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền.

Năm nay Việt Nam làm chủ tịch luân phiên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và cũng là chủ tịch cơ cấu nhân quyền mới gọi là Ủy hội Nhân quyền liên chính phủ ASEAN. Thái Lan là chủ tịch luân phiên của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đây là cơ hội thích hợp cho chúng tôi công bố bản báo cáo nói trên ở Bangkok. Tuy nhiên, trước ngày lên đường, Sứ quán Thái Lan hủy bỏ chiếu khán của tôi. Chị Penelope th́ bị ngăn cản không cho lên máy bay tại Paris. Nhà cầm quyền Thái Lan cho biết có sự kêu ca chính thức của nhà nước Việt Nam.

Kịch bản này c̣n lập lại vào tháng 10, khi tôi được mời thuyết tŕnh tại Hội nghị Quốc tế đầu tiên về Nhân quyền Đông Nam Á do Đại học Mahidol tổ chức tại Bangkok. Hội nghị bao gồm các học giả đại học để trao đổi các công tŕnh nghiên cứu. Chứ không là nơi dành cho các hoạt động chính trị. Bài thuyết tŕnh của tôi có tựa đề “Tính phổ quát và tính cá biệt trên lĩnh vực Nhân quyền, trong bối cảnh của đạo Phật Việt Nam”. Thoạt đầu sứ quán Thái Lan hứa cấp chiếu khán cho tôi sang Bangkok với điều kiện bài thuyết tŕnh của tôi không nhắc đến Việt Nam. Nhưng cuối cùng họ đă ngăn cản không cho tôi đến Thái.

Thật khủng khiếp cho những sự kiện như thế, bởi qua đó chúng ta thấy các khả năng của những quốc gia phi dân chủ. Ngay cả một nước nhỏ bé như Việt Nam. Việt Nam không chỉ đàn áp các tự do cơ bản trên đất nước ḿnh, mà đă thành công xuất cảng cuộc đàn áp của họ sang nước khác. Chúng ta từng nghe danh các tổ chức như “Y Sĩ Không Biên Giới”, “Phóng Viên Không Biên Giới”… th́ nay lại có thêm “Độc Tài Không Biên Giới !”.

Như ta đă thấy, việc bắn “người mang thông điệp” của Hà Nội hoàn toàn thất bại. Cuộc tấn công vào tự do ngôn luận của Hà Nội đă gây nỗi bất b́nh trong các cơ quan truyền thông thế giới. Rất nhiều bài báo viết trên các báo chí lớn của Thái Lan và trong khắp thế giới làm cho công luận càng chú tâm hơn đến bản Báo cáo của chúng tôi về t́nh trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

Dù sao đi nữa, những sự kiện này bắt chúng ta phải suy nghĩ. Trong thế giới ngày nay, các xă hội dân sự lớn mạnh hơn bao giờ. Dù các xă hội dân sự đang đóng những vai tṛ quan trọng, nhưng các chính phủ trong thế giới chẳng quan tâm bao nhiêu đến họ.

Ở thập niên 70, thời của Hiệp ước Helsinki, các xă hội dân sự tại Liên Xô cũ rất yếu và bị đàn áp. Thế nhưng thời ấy các chính phủ dân chủ liên hiệp với những tiếng nói bị bao vây, phong tỏa ấy. Nhờ sự can thiệp của các chính phủ dân chủ, truyền h́nh và truyền thông, các nhà ly khai được tiếp cứu, những cuộc đàn áp được phơi phong, những quần đảo ngục tù bị lên án. Sakharov, Solzhenitsyne, Bukovsky là những tên tuổi quen thuộc với mọi người.

C̣n hôm nay, các chính phủ dân chủ không c̣n đóng vai tṛ tích cực ấy nữa. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, thứ đạo đức “cứ làm ăn như chẳng có chi” đă nối kết các quốc gia dân chủ với các quốc gia độc tài, bỏ rơi các xă hội dân sự trong cuộc chiến đấu lẻ loi. Các chính phủ dân chủ chỉ đăi bôi với xă hội dân sự, tuy có đối thoại với các tổ chức Phi chính phủ đấy, nhưng thường khi chỉ là kiểu cách “cứ nói đi cho hả” — cause toujours / just keep talking — mà chẳng có sự hỗ trợ cụ thể nào cho những nhà hoạt động đang phải đương đầu với hiểm nguy hằng ngày.

Hôm nay chúng ta gặp gỡ nhau tại Paris, dưới sự đỡ đầu của Bộ Ngoại giao Pháp, tôi muốn nhắc lại một nguyên lư được đưa ra trước đây của một nhà hoạt động cho xă hội dân sự, nay trở thành Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Bernard Kouchner. Thời đó đó ông kêu gọi cho “Quyền can thiệp” - Right to interference / le droit d’ingérence. Tức bổn phận nếu không là quyền của các quốc gia dân chủ nhằm bảo vệ cho những ai bị mất tự do. Đây chính là phản đề của nguyên tắc “không can thiệp” rất thân thiết của các quốc gia độc tài. Xin các quốc gia Âu Mỹ hăy luôn nhớ tới tinh thần dấn thân của hiệp ước Helsinki để đẩy mạnh “quyền can thiệp” trong các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ các xă hội dân sự.

Bước đầu, tôi xin đề nghị Phong trào Dân chủ Thế giới hăy tổ chức một Nghị hội quy tụ các Đại biểu Quốc hội trong thế giới - Quốc hội Hoa Kỳ, Quốc hội Châu Âu, các Quốc hội ở Á châu, Phi châu, Châu Mỹ La tinh - đễ vạch đường hướng cho các quốc gia trong thế giới cùng chung bảo vệ và thăng tiến các xă hội dân sự.

Đây là phương cách bảo vệ các Thông điệp Người mang thông điệp. Bởi cả hai là một. Bảo vệ tiếng nói của những người mang thông điệp là bước đầu cho việc phổ biến các thông điệp ra khắp năm châu.


<<trở về đầu trang>>
free counters