Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Vụ Cù Huy Hà Vũ:
Hà Nội vi phạm điều 19 Công ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị
Tú Anh, phóng viên RFI
Các Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế chỉ trích chính quyền Việt Nam vi phạm điều Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. RFI đặt câu hỏi với ông Vũ Quốc Dụng, Tổng thư kư hiệp Hội Quốc Tế Nhân quyền.
Trong một lá đơn đề ngày 21/11/2010 gởi bộ trưởng Lê Hồng Anh, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tố cáo “Thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra bộ Công An” vi phạm luật h́nh sự. Trong khi đó, các Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế chỉ trích chính quyền Việt Nam vi phạm điều Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.
Từ Frankfurt, trụ sở của Hiệp Hội Quốc Tế Nhân Quyền, Tổng thư kư Vũ Quốc Dụng phân tích thêm qua bài phỏng vấn sau đây.
Trước hết, ông nhận định về việc bắt giam và cáo buộc luật gia Hà Vũ những tội danh thay đổi từ «quan hệ với gái măi dâm trở thành chống nhà nước và bôi nhọ lănh đạo».
1) Xin ông nhận định về việc bắt giam Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ!
- Đọc những bản tin của báo chí tại Việt Nam th́ chúng tôi thấy rơ ràng rằng vụ bắt giữ Ts Cù Huy Hà Vũ là một sự dàn dựng để triệt hạ đối thủ chính trị bằng những thủ đoạn trái pháp luật và đạo lư. Việc dàn dựng tại khách sạn đă có mục đích dùng báo chí để đánh vào thanh danh của ông. Và nó đă xúc phạm nặng nề đến nhân phẩm của bà Quỳnh là một người vô can.
Tôi khẳng định rằng việc bắt giữ Ts Hà Vũ đă vi phạm Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (CƯQTQDS&CT) mà Việt Nam là thành viên từ năm 1982. Không ai bắt buộc Việt Nam phải tham gia vào công ước này, nhưng nếu Việt Nam đă tự nguyện tham gia vào th́ quốc tế chờ đợi Việt Nam phải tuân thủ 100% công ước này. Trong vụ bắt giữ này chính quyền Việt Nam đă vi phạm một loạt các điều khoản của công ước liên quan đến quyền không bị bắt giữ độc đoán, quyền bất khả xâm phạm tư gia, quyền được xem là vô tội, quyền được có luật sư và nhất là các quyền tự do có quan điểm và quyền tự do được phát biểu quan điểm của ông Hà Vũ. Cần biết rằng công ước này chỉ cấm việc tuyên truyền chiến tranh mà thôi cho nên những phát biểu, bài viết của ông Hà Vũ không vi phạm bất cứ một điều khoản cấm hay hạn chế nào. Do đó Hiệp hội nhân quyền Quốc tế đă đ̣i hỏi chính quyền Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho ông Hà Vũ. Hiện các tổ chức nhân quyền quốc tế xem ông Hà Vũ là một tù nhân chính trị.
2) Tại sao vụ này đặc biệt vi phạm Điều 19 Công Ước Quốc Tế Quyền Dân Ssự &Chính Trị về quyền tự do ngôn luận?
-Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền quan trọng nhất trong CƯQTQDS&CT v́ nó là một phần không thể thiếu được của các nhân quyền quan trọng khác như quyền tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập hội, quyền tham gia điều hành công việc quốc gia, v.v… Ủy Ban Nhân quyền của LHQ, là cơ quan giám sát việc thực hiện công ước này, đă đưa ra phần diễn giải rất chi tiết về quyền tự do ngôn luận để cho thấy họ quan tâm đặc biệt đến nó.
Việc cáo buộc Ts Hà Vũ tội tuyên truyền cho thấy chính quyền Việt Nam không tôn trọng quyền tự do có quan điểm và quyền tự do phát biểu quan điểm của ông như được qui định bởi công ước. Việc tôn trọng hai quyền này được luật quốc tế xem là điều kiện tất yếu để con người có thể phát triển một cách đầy đủ. LHQ cho rằng 2 quyền này cần thiết cho mọi thể chế xă hội và là ḥn đá tảng của mọi xă hội tự do và dân chủ. Hai quyền tự do này có liên hệ mật thiết với nhau, trong đó quyền tự do phát biểu là phương tiện để trao đổi và phát triển quan điểm cá nhân hay tập thể. Trong những tháng qua chính quyền Việt Nam đă bắt và bỏ tù nhiều người bất đồng chính kiến, nhà báo, luật sư, người viết blog v́ tội tuyên truyền do đó đă bị thế giới xem là vi phạm quyền tự do ngôn luận.
3) Công an Việt Nam cáo buộc ông CHHV tội vi phạm Điều 88 của Bộ luật H́nh sự Việt Nam (BLHS), cụ thể là đă “làm ra nhiều tài liệu có nội dung chống Nhà nước”. Luật quốc tế có qui định như thế nào về vấn đề này?
-Điều 88 giống như cái c̣ng khóa miệng người dân Việt Nam. Trong khi đó, CƯQTQDS&CT qui định rằng quyền tự do có quan điểm là một nhân quyền tuyệt đối (nhấn mạnh) và không chấp nhận cho chính quyền được cấm đoán hoặc ngăn trở quyền này bằng bất cứ biện pháp nào cũng như trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chúng ta cần biết luật Việt Nam được đặt nằm dưới luật quốc tế kể từ khi Việt Nam kư kết hoặc tham gia vào các điều ước quốc tế và từ khi Việt Nam cho ban hành đạo luật thực hiện điều ước quốc tế hồi năm 2005. Như thế theo luật quốc tế, ông Hà Vũ có quyền có bất cứ quan điểm riêng nào chứ không chỉ là quan điểm chính trị. Mọi hành vi ngăn cản, cấm đoán hoặc trừng phạt ông liên quan đến quan điểm của ông là vi phạm nặng nề CƯQTQDS&CT.
Những bài viết hoặc phát biểu của Ts Hà Vũ về “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30-4”, “Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam cộng hoà”, “Đa đảng hay là chết”, “Phải đa đảng mới chống được lạm quyền” hay “Bàn về đa đảng” thể hiện quan điểm riêng của ông Hà Vũ. Ai dù không đồng ư với ông th́ cũng vẫn phải tôn trọng quyền tự do này của ông. Ngoài ra quyền này cũng được đạo luật cao nhất của nước CHXHCNVN là Hiến pháp bảo đảm bằng điều 69 do đó tôi không đồng ư với những luật sư cho rằng ông Hà Vũ đă phạm luật Việt Nam. Nếu Điều 88 của BLHS có bị vênh với các luật Việt Nam khác và với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đă tham gia th́ ṭa án Việt Nam phải đ̣i chính quyền Việt Nam sửa đổi các chỗ vênh chứ không thể nhắm mắt mà xử ông Hà Vũ theo riêng điều 88 mà không cần biết đến các luật khác được. Khi phát hiện ra những điểm vênh này, ṭa án Hà Nội có đủ lư do chính đáng để băi nại vụ án ông Hà Vũ.
4) Báo Công An viết rằng ông CHHV đă “trả lời 20 cuộc phỏng vấn của các đối tượng, đài báo phản động chống Việt Nam ở nước ngoài”. Quyền tự do ngôn luận có cho phép làm việc này không?
-Theo CƯQTQDS&CT th́ quyền tự do ngôn luận bao gồm : quyền tự do phát biểu quan điểm, trong đó có quyền tự do t́m kiếm, thu nhận và quảng bá thông tin và ư kiến qua mọi phương tiện truyền thông và bất kể biên giới quốc gia. Như thế ông Hà Vũ có quyền trao đổi với bất cứ ai và trả lời phỏng vấn của bất cứ đài báo nào, dù ở trong hay ngoài nước. Ủy Ban Nhân quyền của LHQ đă giải thích rằng h́nh thức phát biểu bao gồm cả các bài diễn văn chính trị, bài phê b́nh hoạt động của các cơ quan nhà nước, tranh luận về vấn đề nhân quyền, v.v… Ủy Ban này cho biết chính quyền phải chấp nhận cả những lời phê b́nh dù chúng có được phát biểu cách mạnh bạo chăng nữa. Ư kiến mà ông Hà Vũ nêu ra luôn luôn dựa sát trên thực tế và luật pháp nên phải được xem là cơ sở để thảo luận về một quan điểm và như thế không vi phạm vào bất cứ giới hạn nào của luật quốc tế. Theo tôi công an không nên hàm hồ gọi các đài phát thanh nước ngoài như BBC, VOA, RFA là các đài phản động chống Việt Nam.
5) Phía công an c̣n cho rằng ông Hà Vũ đă “xúc phạm đến các đồng chí lănh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền Việt Nam”. Vậy các cơ quan nhân quyền của LHQ nhận định ra sao về việc xúc phạm danh dự của những người lănh đạo quốc gia?
-Trước hết tôi thấy phía công an Việt Nam đă liệt kê các đơn khiếu nại chính quyền và đơn khởi kiện thủ tướng của Ts luật Cù Huy Hà Vũ như là bằng chứng phạm tội. Ở đây Ts luật Hà Vũ đă dùng thủ tục rất hợp pháp nên không thể bắt bẻ ông được. C̣n về mặt nội dung Ts luật Hà Vũ đă nêu những cơ sở để chứng minh việc làm sai của viên chức nhà nước nên không thể nói ông đă xúc phạm ai. Công an Việt Nam không thể bắt mọi người dân phải tôn thờ các lănh tụ cộng sản như vua chúa và không được phép phạm thượng. Các cơ quan nhân quyền LHQ đă hướng dẫn rằng nhân viên chính quyền, kể cả những người giữ chức vụ cao nhất, phải chấp nhận ḿnh sẽ đương nhiên là đối tượng của mọi sự phê b́nh, kể cả lời chỉ trích của những người đối lập. LHQ lên án các loại qui định phạt về tội phạm thượng (lese majeste), tội không tôn trọng chính quyền (desacato), tội xuyên tạc cấp lănh đạo nhà nước và tội xúc phạm danh dự của nhân viên nhà nước. Nếu luật pháp có qui định về tội phỉ báng th́ không được phép phân biệt thanh danh của nhà lănh đạo với thanh danh của thường dân để rồi xóa bỏ cả quyền tự do phát biểu quan điểm. Nói chung việc bỏ tù những nhà báo, nhà nghiên cứu, luật gia, nhà hoạt động nhân quyền v́ tội xúc phạm đến những người lănh đạo quốc gia đă nhiều lần bị Ủy Ban Nhân quyền của LHQ lên án trước dư luận quốc tế.
Nguồn: RFI