|
Khánh An,
phóng viên RFA
Giáo dân xứ Cồn Dầu - Đà Nẵng. |
Hôm 26-6, 150 hộ dân của Giáo xứ Cồn Dầu đă làm đơn kêu cứu gửi đến Giám mục Nguyễn Thái Hợp để xin cứu những hộ giáo dân đang bị chính quyền Đà Nẵng uy hiếp, buộc phải di dời bằng nhiều h́nh thức khác nhau.
Khánh An hỏi chuyện một số người dân tại Cồn Dầu và được biết t́nh h́nh hiện nay:
Hoảng sợ và lo lắng
Thật sự bây giờ người ta chỉ với tính cách vận động là chính, ngoài vận động th́ người ta có sự bắt buộc, bắt buộc phải nhận tiền nhà và phải đập nhà, giao mặt bằng. Người ta đă gửi giấy thông báo là nếu không đi đến cơ quan của Ban Dự án số 2 nhận tiền, người ta sẽ lấy số tiền đó đưa vào Ngân hàng Nhà Nước và người ta sẽ tính chuyện cưỡng chế. Tất cả chi phí về vấn đề cưỡng chế sau này người chủ nhà phải chịu trách nhiệm. Hiện nay, tất cả các thông báo đó người ta đă gửi cho toàn dân ở đây rồi.
Một trong số 150 hộ dân của Giáo xứ Cồn Dầu cho biết t́nh h́nh căng thẳng trên đă khiến cho các giáo dân ở đây rơi vào t́nh trạng hoảng sợ, lo lắng:
“Hắn làm cho người dân bây giờ rất hoảng sợ, thứ nhất là vấn đề áp lực, thứ hai là người ta cũng có một nguyện vọng rất chính đáng từ khi bắt đầu công việc giải tỏa. V́ đây là một giáo xứ tôn giáo (Công giáo) hết, có cuộc sống tổ tiên ở đây từ hơn 135 năm, họ có một ước muốn rất chính đáng mà tôi tin là tất cả những người có lương tâm, có tấm ḷng nhiệt huyết chắc chắn sẽ can thiệp giúp cho người dân ở đây, bởi v́ lư do chính đáng của người ta, thứ nhất là địa phương này từ 135 năm nay là người Công Giáo hoàn toàn.
Thứ hai, thánh đường này được tạo dựng lên bởi người Công Giáo ở đây cũng như những người Công Giáo ở khắp nơi quan tâm đến đă giúp xây dựng ngôi thánh đường này. Vậy tại sao giáo dân ở đây phải mất nhà, mất đất, mất đi đời sống kinh tế của họ, buộc họ phải đi nơi khác, không phải là quê hương của họ?
Hơn nữa, đi đến nơi khác th́ họ làm ǵ để sống? Mà nếu chấp nhận 2 điều kiện đó th́ ít ra người ta c̣n t́nh quê hương, tôn giáo của họ. Nếu buộc người dân phải đi nơi khác, không có nơi thờ phượng, mà đất này lại bán cho những người không tôn giáo được ở trên đất này, như vậy giáo xứ này có tồn tại được hay không?
Điều đó là một vấn đề quan tâm đối với họ, nhưng cái quan trọng nhất là người ta sống bằng cách nào và dùng phương tiện ǵ để đi nhà thờ nhà thánh? Khó cho các cụ già và rất khó khăn cho các em thơ.”
Sau khi vụ việc giáo dân giáo xứ Cồn Dầu quyết chôn một giáo dân trong nghĩa trang của giáo xứ vào tháng 5/2010 vừa qua, chính quyền Đà Nẵng đă ra tay đàn áp khiến cho 1 người thiệt mạng sau đó, 6 người bị truy tố và nhiều người dân phải bỏ trốn khỏi quê hương. Trong thời gian hơn 1 năm qua, giáo dân Cồn Dầu liên tục gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chính quyền và giáo hội Việt Nam để xin can thiệp hoặc có giải pháp khác để được ở lại xung quanh nhà thờ, nhưng tất cả mọi nỗ lực của họ đều không thành công.
Nguyện vọng của giáo dân
Những người kư tên trong các lá đơn kiến nghị, cầu cứu sau đó c̣n bị chính quyền mời lên làm việc hoặc gây khó dễ. Chính v́ vậy, trong số 400 hộ dân nay đă quá nửa chấp nhận nhận tiền và dời đi để được yên ổn, chỉ c̣n lại 150 hộ cương quyết bám trụ lại mảnh đất của tổ tiên.
Một chị giáo dân c̣n ở lại cho biết:
“Oan ức lắm chị ơi! Oan ức lắm, nuốt không được! Thấy
ép dân dễ sợ, ước nguyện xin được ở lại đây mà không
được. Họ cứ tới hù chừng chừng, rớt được ai th́ rớt. C̣n
đất nghĩa đây th́ không chôn được nhưng (giáo dân) cũng
có nguyện vọng là làm khu di tích mà chừ đến ngày 10/7
này là họ đến họ dời bàn thờ đi rồi họ kư, họ đập, mà
dân th́ chỉ dám đứng xa mà ngó thôi chứ không dám nói.
Buồn lắm chị ơi, thấy mà chẳng biết nói răng chi hết
trơn!”
Theo đơn kêu cứu hôm 26/6 của giáo dân Cồn Dầu, mục
đích chính của chính quyền trong việc giải tỏa, di dời
nghĩa trang và toàn bộ các hộ dân xung quanh nhà thờ Cồn
Dầu là nhằm xóa sổ giáo xứ. Người dân ở đây cho biết,
đất của họ được nhà nước đền bù với giá rẻ mạt, khác xa
với giá thị trường. Cụ thể, đất ruộng được bồi thường
với giá 50.000 đồng/m2, tức một sào ruộng 500m2 chỉ nhận
được 25 triệu tiền bồi thường, riêng đất thổ cư được bồi
thường với giá 350.000 đồng/m2. Nhưng điều vô lư là hiện
nay đất của những hộ đă di dời lại được rao bán lại trên
thị trường với giá 1 tỷ đồng/lô đất 100m2 và những người
dân của giáo xứ lại không được phép mua lại đất rao bán
trên:
“Ḿnh quê ở đây mà nói mua là họ không bán, họ không
cho ḿnh tái định cư tại đây. Chừ ḿnh nói bằng mọi giá
ḿnh mua mà họ không cho, họ cứ biểu ḿnh đi thôi chứ
không cho ḿnh ở lại. Quê ở Cồn Dầu là họ không cho ḿnh
mua.”
Với nguyện vọng chính là được ở lại xung quanh nhà
thờ, giữ lại giáo xứ nên các hộ giáo dân Cồn Dầu đă đề
nghị chính quyền cho tái định cư tại chỗ, tức là được
quyền mua lại chính mảnh đất của họ với giá mới, nhưng
đề nghị này cho đến nay vẫn chưa được chấp thuận. Một
trong các giáo dân cho biết:
“Chuyện đất đai th́ không phải chỉ tôi mà tất cả mọi người họ đều không đồng t́nh. Bây giờ từ đất đai, nhà cửa, nghĩa địa, nhà thờ th́ người dân đều không đồng t́nh, nhưng tiếng của người dân, họ thấp cổ bé miệng nói không thấu trời, cô ơi. Bây giờ nguyện vọng của người dân là cũng giống như cái đơn là họ xin được định cư tại chỗ, sau thời gian gửi th́ anh em tụi tui bị công an kêu lên kêu xuống nhiều lần lắm rồi, nhưng đâu có được ǵ đâu.”
Hiện nay, tất cả số hộ c̣n lại của giáo xứ Cồn Dầu đă
nhận được thong báo về hạn chót nhận tiền bồi thường và
giao mặt bằng. Tuy nhiên, nhiều hộ dân ở đây cho biết,
ngay cả khi chính quyền áp dụng lệnh cưỡng chế và xung
số tiền bồi thường vào kho bạc nhà nước, th́ họ vẫn
cương quyết bám trụ lại cho đến khi các yêu cầu được
thỏa măn.
“Nếu xảy ra th́ tiền họ dâng cho ngân hàng th́ họ
dâng thôi, chứ người dân đâu có quyền chi đâu, nhưng
chúng tôi là chúng tôi không chịu. Tôi vẫn giữ vững lập
trường là nếu cái chi thỏa măn dân th́ tôi nghe, c̣n
không th́ tụi tôi vẫn đứng nguyên. Riêng bản thân gia
đ́nh tôi là vậy đó, không thỏa măn th́ chúng tôi trụ tại
chỗ. Quyết tâm!”
Hoang mang, thất vọng
Vào ngày 19/6, sau khi Giám mục Giáo phận Đà Nẵng
Châu Ngọc Tri chính thức lên tiếng khuyên bảo giáo dân
nên hợp tác với chính quyền, chấp nhận tiền đền bù và
mau chóng di dời cũng như đưa mồ mả ông bà đi nơi khác
cho kịp tiến độ thi công th́ các hộ giáo dân c̣n lại của
giáo xứ rất hoang mang, thất vọng và bức xúc. Họ đă gửi
thư kêu cứu đến Hội đồng Giám mục Việt Nam và Ủy ban
Công lư và Ḥa B́nh như một nỗ lực cuối cùng để giữ lại
giáo xứ. Một giáo dân nói:
“Vấn đề áp lực chính quyền là một sự đau đớn. Chính
bản thân tôi và nhiều người khác rất đau đớn trong việc
này. Nhiều người bị bắt bớ, tù đày, đau khổ, rồi nhiều
phải bỏ quê hương, cha mẹ ở lại mà ly tán, không biết
ngày mai, ngày mốt của họ sẽ ra sao. Nhưng cái đau đớn
nữa là hôm nay, vị giám mục của giáo phận Đà Nẵng là
người tiếp tay trong việc này. Ngày 19/6, ông về đây và
nói với giáo dân nên giao mặt bằng sớm cho dự án để tiến
độ thi công tốt đẹp, đừng để người chết làm phiền người
sống, tức là ông muốn (giáo dân) hốt mả mồ để giao đất
chứ không để làm tŕ trệ.
Thật ra dân rất bức xúc, nguyện ước của họ là bao lá đơn gửi lên Trung ương, gửi đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, mà cũng không được giúp đỡ. Tất cả đều nằm trên giấy. Bây giờ vị giám mục này lại đem đến đau khổ cho dân, người ta rất bức xúc!”
Hiện vẫn chưa có câu trả lời từ phía Giáo hội Việt
Nam về lá đơn kêu cứu trên của các giáo dân Cồn Dầu,
nhưng trong các lần trả lời trước đây trên các phương
tiện truyền thông, quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam cho rằng việc khiếu kiện đất đai đang xảy ra ở khắp
nơi trên đất nước và để giải quyết vấn đề, nhà nước cần
phải thay đổi Luật đất đai.
Riêng trong vụ Cồn Dầu, trong một lần trả lời phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lư và Ḥa b́nh nói rằng có nhiều điểm chưa được sáng tỏ trong vấn đề giá cả đền bù và các chính sách liên quan đến việc thu hồi đất đai.
<<trở về đầu trang>>