|
Quỳnh Chi,
phóng viên RFA
Giới trẻ Hà Nội biểu t́nh phản đối TQ hôm 12/6/2011 |
Những căng thẳng trên biển Đông đă tạo nên một làn sóng phản đối Trung Quốc của người Việt Nam nhằm cất tiếng nói phản kháng và bảo vệ tổ quốc.
Nét đẹp của ḷng yêu nước
Điều đặc biệt là trong số những tiếng nói được cất
lên ấy, nhiều tiếng đến từ trái tim của những người
không hoạt động chính trị thậm chí chưa bao giờ quan tâm
đến xă hội.
Sau một loạt hành động gây hấn trên biển Đông của
Trung Quốc đối với Việt Nam bắt đầu từ cuối tháng 5, tại
Việt Nam đă xảy ra nhiều cuộc biểu t́nh phản ứng lại
hành động của nước láng giềng. Đặc biệt trong 7 tuần
liên tiếp, tại Hà Nội đều xảy ra các cuộc biểu t́nh gần
đại sứ quán Trung Quốc.
Bảy tuần, là bảy lần người ta thấy hàng trăm người
Việt Nam đội nắng gào thét để góp chút tiếng nói bảo vệ
lănh hải. H́nh ảnh những cụ già, những em bé lẫn trong
đoàn tuần hành đă trở nên đẹp đẽ một cách lạ kỳ. Đặc
biệt hơn, trong đoàn tuần hành đó, người ta nghe được
những tiếng nói yêu nước của những người chưa bao giờ
quan tâm đến t́nh h́nh đất nước. Từ khi cuộc biểu t́nh
lần thứ 2 xảy ra tại Hà Nội, người ta thấy có thêm cô
sinh viên vừa tṛn 22 tuổi Trịnh Kim Tiến, con gái ông
Trịnh Xuân Tùng, người bị một công an đánh chết chỉ v́
không đội mũ bảo hiểm.
“Thật ra từ trước đến giờ em chưa bao giờ tham gia
các các vấn đề chính trị, xă hội. Sau sự việc của bố th́
em bắt đầu đọc tin tức thời sự và để ư đến các vấn đề xă
hội.
Thật sự trước đây th́ em cũng có biết vấn đề về Hoàng
Sa, Trường Sa. Tuy nhiên lúc đó em nghĩ rằng hai nơi này
lại quá xa chỗ ở của em và cho dù có xảy ra việc ǵ th́
cũng sẽ không ảnh hưởng đến chỗ ở của em. Chính v́ thế
em chỉ tập trung học tập và làm những việc riêng của
ḿnh. Tuy nhiên, sau sự việc của bố th́ khi thấy ngư dân
bị ức hiếp, bị giết hại, em cảm thấy đau xót như chính
người thân ḿnh gặp nạn và cảm thấy là ḿnh cần bảo vệ
họ v́ họ là đồng bào của ḿnh”.
Một cô gái 22 tuổi, chỉ vừa ḥan thành chương tŕnh 3
năm cao đẳng với chút ít vốn kiến thức về chính trị, xă
hội, đă ḥa ḿnh vào đám đông tuần hành một cách lặng lẽ
đă làm nhiều người cảm phục. Thế nhưng ngạc nhiên hơn là
được nghe giọng ca sĩ Khánh Linh cất cao không phải để
hát mà để hô to khẩu hiệu “Nói một đằng làm một nẻo” để
phản đối Trung Quốc không thống nhất giữa hành động và
lời nói.
"Trước một t́nh h́nh căng thẳng đang diễn ra th́ mỗi một người dân với ḷng yêu nước th́ không ai có thể ngồi yên được cả. Có nhiều cách khác nhau để thể hiện ḷng yêu nước và đó chỉ là một trong những cách. Yêu nước bằng cách dùng hàng Việt, hát những bài hát Việt hoặc yêu nước bằng cách sống một cách tử tế nhất trên đất nước của ḿnh. Việc tham gia vào đoàn tuần hành cũng không phải là một việc ǵ đó quá kinh khủng”.
Ngày 12 tháng 6, người ta thấy ca sĩ Khánh Linh đơn
giản trong áo đen, quần Jeans bước theo ḍng người không
phân biệt danh phận. Đối với nhiều người, trong lúc này
điều duy nhất làm người này khác biệt với người kia
không phải ở nghề nghiệp mà chính là ở trái tim biết yêu
nước. Có lẽ chính v́ thế mà mặc dù có thể không gây sức
ảnh hưởng như Victo Jara ở Chile đầu thập niên 70 hay
Makarevich, Shevchuk ở Nga những năm cuối thập niên 80
khi cổ vũ cho phong trào dân chủ, nhưng rất nhiều người
đồng t́nh rằng h́nh ảnh Khánh Linh với chiếc áo thun đen
giản dị ngày 12 tháng 6 là đẹp nhất bởi nét đẹp ấy xuất
phát từ tâm hồn.
Biểu t́nh chống Trung Quốc ở Hà Nội sáng 17/7/2011. AFP photo |
Người Việt yêu nước Việt
Tuy nhiên, không phải lúc nào nét đẹp ấy cũng được
nh́n thấy. Sau khi cuộc biểu ôn ḥa liên tiếp diễn ra,
nhiều ư kiến xuất hiện cho rằng nhiều người tham gia
biểu t́nh v́ bị kích động. Thậm chí nhiều người không
muốn tin rằng trên thế gian này c̣n có cái gọi là “ḷng
yêu nước, thương dân” trong ḷng những ai đội nắng góp
tiếng bảo vệ tổ quốc. Là một trong những người bị nghi
ngờ động cơ biểu t́nh, bạn Nhật Quang, một sinh viên vừa
tốt nghiệp một trường đại học tại Sài G̣n được hơn một
năm cho biết:
“Đây là lần đầu tiên ḿnh tham gia biểu t́nh. Ḿnh nói
thật, nếu bị đảng phái hay tổ chức nào kích động th́ khi
biểu t́nh, chẳng ai mang h́nh bác Hồ, mang h́nh cụ Vơ
Nguyên Giáp hay mang cờ đỏ sao vàng ra làm ǵ. Và nếu mà
bị kích động mà tham gia biểu t́nh th́ khi ḥa vào ḍng
người tuần hành, họ cũng sẽ làm việc khác chứ cũng chẳng
nói đến vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa đâu. Cho nên ḿnh
nghĩ chuyện mọi người bị kích động th́ không có, hoặc có
cũng rất ít”.
Có lẽ hơn ai hết, chính những người đổ những giọt mồ
hôi yêu nước trong mùa hè rực lửa này hiểu được ư của
Nhật Quang. Bởi đối với họ, cái khẩu hiệu mang theo
trong cuộc biểu t́nh không phải để che nắng, mà chính là
thể hiện ư chí và niềm tin của họ. Chia sẻ với đài RFA,
Kim Tiến cho biết:
“Việc em đi tuần hành phản đối TQ là do ḷng nhiệt
huyết của tuổi trẻ, hoàn toàn không liên quan đến việc
của ba em. Em biết là tiếng nói của ḿnh rất nhỏ nhưng
ḿnh chỉ muốn góp một tiếng nói, dù là nhỏ, để bảo vệ
ngư dân Việt Nam.
Em nghĩ nếu ba em ở dưới Suối vàng biết em đi tuần
hành ôn ḥa th́ ông cũng sẽ ủng hộ em v́ khi ba em cần
tiếng nói công lư th́ mọi người đă ủng hộ. Nhiều người
nói em là phản động nhưng em không biết phản động là ǵ.
Em chỉ biết rằng em sinh ra trên đất nước này, em muốn
sống trên đất nước này và đất nước này rất quan trọng”.
Kim Tiến cho biết, từng mất đi người thân, cô thấu
hiểu được nỗi buồn của những gia đ́nh ngư dân khi bị tàu
nước ngoài chặn bắt. Chính v́ thế, 4 lần tham gia biểu
t́nh, là 4 lần cô giơ cao khẩu hiệu “Bảo vệ lănh thổ,
bảo vệ nhân dân”, “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”,
“Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”.
“Yêu nước” – đối với nhiều người, chỉ đơn giản là yêu
từng con người, từng cành cây ngọn cỏ trên đất nước và
họ ư thức được phải bảo vệ những điều đó mà không ngại
khó khăn. Nhật Quang cho biết, nếu không phải xuất phát
từ niềm tin và trái tim của ḿnh, chắc có lẽ anh cũng
đứng lại bên đường nh́n đoàn tuần hành đi qua. Nhưng anh
đă chọn cách bước đi cùng đoàn biểu t́nh và ư thức được
việc ḿnh làm. Anh nói:
“Ḿnh chả ngại rắc rối ǵ cả v́ đây là một biểu hiện hết sức b́nh thường của một công dân yêu nước, ḿnh không làm ǵ sai trái cả nên chẳng có ǵ phải ngại”.
Chọn cách bước đi cùng đoàn tuần hành là đă chọn con
đường cất tiếng cho đất nước, hẳn khó khăn không là vấn
đề bởi họ đă được ư chí của họ được nuôi dưỡng bởi thứ
t́nh cảm chân thành dành cho đất nước. Cái mà họ cần
chính là sự đồng hành. Kim Tiến nói:
“Em đă hỏi các chú công an là tại sao các chú lại làm
như thế ? Các chú có biết đồng bào ta đang bị bắt bớ ở
ngoài kia không. Khi em nói như thế th́ các chú cúi mặt
và im lặng. Lúc đó em hiểu là trừ một số không có trái
tim, tất cả đều có ḷng yêu nước và những chú công an ấy
đều hiểu những việc chúng em làm. Điều em không hiểu là
tại sao họ lại không đứng về phía chúng em?”
Họ - những người không hoạt động chính trị, thậm chí
không quan tâm đến chính trị - xă hội. Họ cất tiếng nói
chỉ đơn giản là để bảo vệ cái thuộc về ḿnh. Tiếng nói
của họ c̣n là tiếng nói của trái tim biết yêu thương dân
tộc luôn mong được sự đồng cảm. Chắc chắn đó là mong
muốn của không hẳn riêng Kim Tiến mà là của rất nhiều
người.
<<trở về đầu trang>>