|
Gia Minh,
biên tập viên
![]() |
Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam ở quận Ba Đ́nh, Hà Nội |
Theo kế hoạch hôm nay 13-7, đại diện Bộ Ngọai giao sẽ có cuộc gặp với các nhân sĩ kư tên vào bản kiến nghị yêu cầu Bộ Ngọai giao cung cấp thông tin về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.
Như nội dung thư Văn pḥng Luật sư Trần Vũ Hải gửi cho
Bộ Ngọai giao hôm ngày 11 tháng 7 vừa qua, phía cơ quan
này của chính phủ Việt Nam có kế họach vào sáng ngày 13
tháng 7 tổ chức cuộc gặp với những người kư tên trong
kiến nghị hồi ngày 2 tháng 7 yêu cầu Bộ Ngọai giao cung
cấp thông tin về quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.
Hôm chủ nhật vừa qua sau được văn pḥng Luật Sư Trần Vũ
Hải thông tin Bộ Ngọai giao muốn gặp gỡ các vị nhân sĩ
trí thức kư tên trong bản kiến nghị, th́ một số vị đă có
ư kiến.
Một số ư kiến được nêu ra do yêu cầu làm rơ về vấn đề
ngọai giao nên cần phải có lănh đạo Bộ Ngọai giao phụ
trách vấn đề quan hệ Việt –Trung gặp để tŕnh bày thông
tin cần làm rơ chứ không thể để một vị phụ trách về biên
giới làm việc.
Điểm nữa người trực tiếp sang Trung Quốc làm việc trở về
là thứ trưởng Bộ Ngọai giao Hồ Xuân Sơn nên làm việc với
những người kiến nghị là tốt nhất. Ng̣ai ra Bộ Ngọai
giao cần có thư mời đến tất cả mọi người để đến tham dự.
Dù có ư kiến như thế nhưng các vị nhân sĩ trí thức gồm
các giáo sư Ḥang Tụy, giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư
Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ Nguyễn Quang A, tiến sĩ Nguyễn
Xuân Diện và luật sư Trần Vũ Hải vào sáng ngày 13 tháng
7 đă tập trung để chuẩn bị cho cuộc gặp với Bộ Ngọai
giao.
Tuy nhiên có một số diễn tiến đáng chú ư như tŕnh bày
của giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết như sau:
"Chỉ có 4 người được gọi điện thọai mời mà thôi đó là
tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, lăo thành cách mạng, giáo sư
Phạm Duy Hiển, chuyên gia hạt nhân, nhà văn Nguyên Ngọc
và tôi.
Theo giáo sư Nguyễn Huệ Chi như thế về mặt chính danh
không tiện v́ chỉ có một số nguời được mời mà 18 người
kư và lại mời bằng miệng không có giá trị pháp lư. Do
vậy nhóm có mặt trong sáng hôm nay nhờ
Luật sư Trần Vũ Hải và tiến sĩ Nguyễn Quang A sang Bộ
nói phải có nguời sang mời chính thức.
![]() |
Nhà văn Phạm Xuân Nguyên (trái) và Tiến sĩ Nguyễn Quang A ngồi trong quán caphê trên đường Điện Biên Phủ. Source blog chhv |
Nhưng họ nói sang quán cà phê không thích hợp, các vị
sang đến cổng để được tiếp.Sau đó hai nguời trở về nói
Bộ mở cửa chính ra mời mọi nguời sang, nhưng nguời tiếp
là phó ban biên giới của Bộ. Chúng tôi lại chỉ muốn
nguời trực tiếp sang kư kết v́ đó là quyền thiêng liêng
của công dân.
V́ lư do đó ba giáo sư không sang. Những nguời khác nói
ba giáo sư không sang th́ không ai sang cả. Sau đó chúng
tôi lại cử tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện sang truyền đạt ư
của chúng tôi. Chúng tôi yêu cầu đích thân ông Hồ Xuân
Sơn phải ra tiếp chúng tôi để giải thích v́ sao hai phía
có những ư kiến chéo nhau như thế.
Một lư do nữa chúng tôi thấy có những công dân đáng
kính như giáo sư Ḥang Tụy phải đạp xe đến rất sớm mà Bộ
vẫn không cử nguời sang mời nên chúng tôi không sang".
Như thông tin mà giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết th́ một
trong số bốn vị được nhân viên Bộ Ngọai giao gọi điện
mời có thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt
Nam tại Trung Quốc, và ông này đựợc Bộ đưa xe đón đến
trụ sở của Bộ để làm việc trong sáng ngày 13 tháng 7.
Kết quả được ông cho biết như sau:
"Cuộc họp hôm nay cuộc họp không thành v́ không có giấy
mời. Các vị khác không đến nên tôi không nghe. Họ định
thông báo riêng cho tôi và luật sư Trần Vũ Hải nên tôi
không nghe, họ không hứa hẹn ǵ và như thế cuộc họp bất
thành."
Dư luận vừa qua tỏ ra phấn khởi trước phản hồi nhanh
chóng của Bộ Ngọai giao đối với kiến nghị yêu cầu thông
tin liên quan về quan hệ ngọai giao Việt Nam- Trung Quốc
mà 18 vị nhân sĩ trí thức kư tên trong đó có những tên
tuổi như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Ḥang Tụy,
giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn
Nguyên Ngọc, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt
trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh…
Chưa nói đến những điểm được nêu ra trong kiến nghị, mà
những yêu cầu tối thiểu trong quan hệ giao tiếp như có
thư mời và đúng người làm việc đă chưa được đáp ứng
khiến cho cuộc gặp dự kiến đầu tiên đă thất bại.
Xin nhắc lại ba điểm chính được yêu cầu trong bản kiến
nghị đó là Bộ Ngọai giao Việt Nam cần xác nhận thông tin
mà Tân Hoa Xă loan đi nói Việt Nam và Trung Quốc đạt
được đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển
Đông.
Rồi quan điểm của phía chính phủ Việt Nam về công hàm
của thủ tướng Phạm Văn Đồng mà Trung Quốc cho là Hà Nội
đồng ư về chủ quyền của Trung Quốc tại các quần đảo ở
Biển Nam Trung Hoa.
Và điểm cuối là thứ trưởng Hồ Xuân Sơn có thỏa thuận ǵ
với phía Trung Quốc hay không? Nếu có cần công khai văn
bản đó ra.
<<trở về đầu trang>>