|
Công an áp tải ông Phạm Minh Hoàng, nguyên giảng viên toán trường Đại học Bách khoa Sài G̣n, ra khỏi ṭa án ngày 10/8/2011 |
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 10/8 cho biết chính phủ Mỹ ngỡ
ngàng trước bản án 3 năm tù và 3 năm quản chế mà chính quyền
Việt Nam tuyên phạt cùng ngày đối với ông Phạm Minh Hoàng, giảng
viên toán trường Đại học Bách Khoa tại Sài G̣n, với tội danh
‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng không nên truy tố bất kỳ người nào v́
họ thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm và ư kiến. Bộ Ngoại
giao Mỹ nói việc Hà Nội truy tố các cá nhân chỉ v́ họ đă bày tỏ
quan điểm là đi ngược lại cam kết của Việt Nam với Tuyên ngôn
Quốc tế Nhân quyền, đồng thời nhấn mạnh nhân quyền sẽ tiếp tục
là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Pháp cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước bản án
của ông Minh Hoàng, người mang quốc tịch Pháp, c̣n được biết đến
với bút danh blogger Phan Kiến Quốc.
Bộ Ngoại giao Pháp đă gửi một số thông điệp tới chính quyền Việt
Nam kêu gọi xem xét lại trường hợp của ông Hoàng và sớm trả tự
do cho ông. Thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại giao Pháp
nêu rơ chính phủ Pháp coi trọng quyền tự do bày tỏ quan điểm và
tư tưởng, kể cả trên internet, và rất quan ngại trước thực trạng
các công dân tại Việt Nam bị tuyên án tù v́ đă kêu gọi thực thi
các quyền tự do của con người hơn nữa.
Cùng với Pháp và Mỹ, Liên hiệp Châu Âu (EU) lên tiếng yêu cầu
Việt Nam tôn trọng quyền tự do bày tỏ tư tưởng của công dân và
ngay lập tức phóng thích nhà hoạt động Phạm Minh Hoàng, một công
dân EU.
Bà Catherine Ashton, người đứng đầu ngành ngoại giao của EU, nói
bà hết sức quan ngại về trường hợp của ông Hoàng.
Bà Ashton nhấn mạnh bản án của ông Hoàng cùng với những bản án
của các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam trong vài tuần qua
không phù hợp với quyền căn bản của công dân trong việc bày tỏ ư
kiến một cách ôn ḥa, chiếu theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
và điều 19 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà
Việt Nam đă tham gia kư kết.
<<trở về đầu trang>>