|
về việc các Linh mục ứng cử đại biểu Quốc hội Cộng sản 22-05-2011
Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền
-----
Việt Nam, ngày 07-04-2011
Kính gởi:
- Đức Hồng y Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài G̣n.
- Đức Giám mục Giáo phận Ban Mê Thuột.
- Đức Giám mục Giáo phận Bùi Chu.
Đồng kính gởi :
- Các Đức Tổng Giám mục và Giám mục Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Kính thưa Đức Hồng y cùng Quư Đức Cha,
1- Chúng con được biết trong cuộc bầu cử Quốc hội Cộng sản khóa 13 ngày 22-05-2011 sắp tới, các Vị Bản quyền đã cho phép 3 Linh mục ứng cử đại biểu : Phan Khắc Từ Tổng Giáo phận Sài G̣n, Trần Mạnh Cường Giáo phận Ban Mê Thuột và Lê Ngọc Hoàn Giáo phận Bùi Chu. (Mỗi Linh mục coi như được phân bổ để đại diện cho một Giáo tỉnh). Hai Linh mục Cường và Hoàn đang là đại biểu Quốc hội CS khóa 12 (2007-2011).
Các Linh mục và rất nhiều Tu sĩ, Giáo dân đều biết rằng:
a- Giáo luật 1983, điều 285 § 3 nói rơ : “Cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền có kèm theo việc hành sử quyền bính dân sự” và điều 287 § 2: “Các giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, hoặc dự phần lănh đạo trong các nghiệp đoàn, trừ khi nào, theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo hội và cổ vơ công ích đ̣i hỏi như vậy”.
Việt Nam đang được cai trị bởi đảng Cộng sản vô thần, độc tài và toàn trị. Không có tam quyền phân lập mà chỉ có tam quyền phân công, dưới sự điều khiển của Bộ Chính trị (BCT) và Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản. Ai cũng biết Quốc hội này gồm đa số là đảng viên, đồng thời là công cụ trong tay lănh đạo đảng. Vậy các Linh mục vào đó có thể bảo vệ quyền lợi của Giáo hội và cổ vơ công ích như thế nào? Trong các khóa Quốc hội trước đây, hầu như khóa nào đảng CS cũng sắp đặt để có vài Linh mục đại biểu, các vị này đă làm được ǵ cho công ích và các quyền lợi tinh thần - vật chất của Giáo hội ? Chưa hề thấy ngay cả báo chí CS nêu lên được mảy may thành tích nào của các Linh mục đại biểu. Các vị này đă phải hi sinh bao thời giờ và công sức thay v́ để loan báo Tin Mừng và làm chứng cho Sự thật Công lý, thì lại để làm tay sai nô bộc cho đảng hay vật trang trí tuyên truyền cho chế độ!
b- Ngày 20-05-1992, Đức Hồng y Angelo Sodano, Quốc vụ khanh Ṭa Thánh, đã gởi Đức Cha Phaolô Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam lúc ấy, bức thư mang số 4708/92/RS nói về vấn đề các linh mục tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo. Trong thư, Đức Hồng y Quốc vụ khanh nhắc lại 2 điều Giáo luật nói trên, đồng thời cũng khẳng định rằng Tuyên ngôn của Bộ Giáo sĩ (Des associations ou mouvements interdits à tous les clercs, tạm dịch: Các hiệp hội hay phong trào bị cấm đối với mọi giáo sĩ) ngày 08-03-1982 vẫn c̣n nguyên giá trị. (Về Tuyên ngôn này, xin xem Documentation Catholique, 18 Avril 1982, No 1828, p. 409-410).
Theo Hiến pháp Việt Nam hiện hành, Quốc hội là Cơ quan Quyền lực thuộc cơ cấu Nhà nước CS, cao hơn Ủy ban Đoàn kết Công giáo rất nhiều và hoàn toàn mang tính thuần túy chính trị chuyên nghiệp. Với việc 3 linh mục trên đây được phép Bản quyền cho ứng cử Quốc hội, phải chăng các bản văn chính thức của Giáo hội hoàn vũ nói trên đă lỗi thời hoặc không được áp dụng cho Việt Nam? Hay Giáo hội Công giáo Việt Nam (GHCGVN) có riêng một Bộ Giáo luật và quy chế đặc biệt ?
2- Chúng con, như mọi người, đều hiểu rằng Quốc hội khóa 13 tới, như các khóa trước, vẫn chỉ là Quốc hội độc đảng. Việc bầu cử vừa là h́nh thức, “đảng cử dân bầu”, vì thế mang tính dối trá, vừa là bó buộc đối với mọi công dân (ai không đi sẽ phải gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống), vì thế mang tính bạo lực. Quốc hội lại gồm đảng viên Cộng sản (đa số) và cảm t́nh viên của đảng (thiểu số), được Mặt trận Tổ quốc là cơ cấu ngoại vi của đảng chọn lựa. Thành ra họ không phải và không thể là Đại biểu của Dân, phục vụ quyền lợi cho Dân và chịu trách nhiệm trước Dân. Trong thực tế, Quốc hội mọi khóa đều bị lănh đạo đảng Cộng sản (BCT) chỉ đạo thao túng, nên đă trở thành con dấu cao su đóng lên mọi quyết định độc đoán (đa phần là tác hại) của BCT.
Mấy khóa gần đây, theo lời chiêu dụ của đảng, có người ngoài đảng tự ứng cử do thiện ư muốn phục vụ nhân dân và đất nước trong tư cách độc lập, thì hầu hết đã bị gạt ngay từ địa phương -bởi những tṛ đấu tố phê bình đầy gian trá, lưu manh, vô luật- trong các cuộc gặp gỡ để lấy tín nhiệm từ tổ dân phố, nơi đương sự sinh sống hay từ cơ quan, nơi đương sự làm việc. Điển h́nh là trường hợp Luật sư Công giáo Lê Quốc Quân tại Hà Nội vừa rồi : ông là nạn nhân của những tṛ bất công phi pháp đểu giả đó sau khi đã nộp đơn tự ứng cử Quốc hội khóa 13. Mới đây, sáng và tối ngày 4-4-2011, ông lại còn bị bắt giữ, khám xét nhà và tịch thu đồ đạc chỉ vì đă cùng với hàng ngàn người dân muốn tham dự phiên tòa xử sơ thẩm Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội. Vị Tiến sĩ Luật gia anh hùng vừa bị kết án bất công 7 năm tù giam 3 năm tù giữ này cũng là nạn nhân tương tự hồi khóa 12 Quốc hội năm 2007. Vậy nếu một linh mục được Mặt trận Tổ quốc và Ủy ban Đoàn kết sốt sắng giới thiệu và rồi được trúng cử “vẻ vang” vào Quốc hội th́ điều ấy có nghĩa là ǵ?
Thành ra, như đă tỏ thái độ kể từ năm 2002, chúng con thấy ḿnh chưa thể hành xử quyền lợi và nghĩa vụ bầu cử trong chế độ Cộng sản “đảng cử dân bầu” này. Lương tâm của một mục tử chăm sóc các linh hồn không cho phép chúng con làm công việc vừa gian trá vừa cưỡng buộc đó. Đồng thời, cùng với bao Tổ chức và cá nhân tâm huyết vì một nền Dân chủ Đa nguyên Đa đảng cho Đất nước, chúng con tiếp tục kêu gọi mọi công dân tại Việt Nam tẩy chay các cuộc bầu cử Quốc hội độc đảng dân chủ giả hiệu (2002, 2007, 2011…).
Có người cho rằng như thế là thực hiện một hành vi chính trị. Nhưng thực chất, đi bầu cũng là một hành vi chính trị. Lương tâm Kitô hữu và nhiệm vụ linh mục buộc chúng con chọn lựa hành vi chính trị làm suy yếu một chế độ độc tài áp bức, phi dân chủ phản nhân quyền hơn là hành vi chính trị củng cố chế độ đó. Hơn nữa, chúng con quyết dấn thân ngày càng tích cực và trọn vẹn hơn cho nghĩa vụ chính trị công dân để đấu tranh cho Chân lư, Công b́nh, Tình thương và Tự do mà Đức Cố Giáo hoàng Gioan-Phaolô II và Đức Cố TGM Philipphê Nguyễn Kim Điền là 2 tấm gương sáng chói tiêu biểu.
3- Chúng con cũng biết chắc rằng tại nhiều Giáo phận, gần đây có những giáo dân gia nhập đảng Cộng sản, sau đó vẫn tham dự đời sống đạo b́nh thường, thậm chí c̣n giữ hay tiếp tục giữ những chức vụ trong Giáo xứ hay Giáo phận (bên cạnh chức vụ mật báo viên cho đảng).
Trước sự kiện này, chúng con xin phép trích lại một đoạn trong Thư Chung của các Giám mục Đông Dương năm 1951 (được dẫn lại trong Thư Chung Mùa Chay 02-03-1960 của các Giám mục Miền Nam):
“Chủ nghĩa Cộng sản bác bỏ Thiên Chúa, bác bỏ mọi tôn giáo, bác bỏ thuyết linh hồn hằng sống, bác bỏ tất cả quyền lợi của nhân vị và gia đ́nh. Chủ nghĩa Cộng sản xung khắc tuyệt đối với công giáo đến nỗi Đức Thánh Cha (Piô XI) đă tuyên bố rằng : không bao giờ có thể vừa theo Cộng sản vừa theo Công giáo, và người Công giáo nào gia nhập đảng Cộng sản th́ lập tức bị khai trừ ngay khỏi Giáo hội. Chẳng những không được nhập đảng Cộng sản, mà lại anh em không thể cộng tác bất kỳ dưới h́nh thức nào có thể giúp đỡ họ nắm chính quyền. Nỗi nguy cơ Cộng sản rất trầm trọng, tai họa do Cộng sản gây ra rất ghê gớm, đến nỗi chúng tôi c̣n có bổn phận phải báo cho anh em biết đề pḥng những mưu mô và mánh khoé xảo quyệt Cộng sản dám dùng để lường gạt dân chúng, những mánh khoé trơ tráo đến nỗi chỉ có Cộng sản mới dám dùng để đạt tới đích”.
Kính xin Quư Hồng y và Giám mục chỉ cho chúng con biết đoạn Thư Chung trên đây c̣n có giá trị và hiệu lực hoặc đă sai lạc và lỗi thời ? Các Linh mục quản xứ hiện nay có thể thản nhiên cho phép giáo dân của ḿnh gia nhập đảng Cộng sản chăng ? Đang khi mọi người đều biết: mãi đến hôm nay, về triết lư, Cộng sản Việt Nam (CSVN) vẫn duy vật vô thần (vô thần đấu tranh, chống lại tôn giáo); về chính trị, CSVN vẫn độc tài độc đảng (đàn áp tự do dân chủ, chà đạp nhân phẩm nhân quyền); về đạo đức, CSVN vẫn gian tà bạo lực (gieo rắc dối trá, kích động hận thù)…
Vì các lý do trên đây, chúng con khẩn thiết kiến nghị các Thẩm quyền liên quan trong Giáo hội Công giáo Việt Nam:
1. Chỉ thị cho 3 Linh mục nêu trên rút tên không ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13 ngày 22-5-2011 nữa. Riêng với 3 vị này, trong tinh thần hiệp thông linh mục, chúng tôi tha thiết kêu mời quư Cha hãy xem lại tấm gương của các Linh mục đàn anh từng là đại biểu Quốc hội CS: họ đã phụng sự Thiên Chúa hay phục vụ đảng CS ? Hiện nay giáo dân, bằng hữu, quyến thuộc của họ tự hào hay xấu hổ về họ?
2. Có lập trường công khai, dứt khoát, rơ ràng về việc các Giáo dân được phép hay không được phép tham gia đảng CS. Phần chúng con, nếu là quản xứ, chúng con chỉ cho con chiên của ḿnh một lựa chọn: đảng hoặc đạo!
3. Chúng con cũng tha thiết nài xin hàng Giáo phẩm và hàng Giáo sĩ -là những nhà giáo dục lương tâm- làm gương tốt cho hàng Giáo dân trước tṛ hề bầu cử Quốc hội tháng 5-2011.
Chúng con nguyện xin Thánh Thần Chân Lư ban đầy ơn thiêng cho Đức Hồng y cùng quư Đức Cha. Kính xin Đức Hồng y cùng Quư Đức Cha ban phép lành và cầu nguyện cho chúng con.
Làm tại Việt Nam ngày 07-04-2011, lễ Thánh Gioan Lasan, bổn mạng các nhà giáo dục.
Kính bái,
Đại diện Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền đồng kư tên :
- Têphanô Chân Tín, Ḍng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
- Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo phận Huế.
- Tađêô Nguyễn Văn Lư, Tổng Giáo phận Huế.
- Phêrô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh, Tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu.
PHỤ LỤC
NHÓM LINH MỤC NGUYỄN KIM ĐIỀN
TỪNG TẨY CHAY BẦU CỬ QUỐC HỘI
Tôi không đi bầu
Lm Chân Tín, 19-05-2002
Hôm nay, ngày 19 tháng 05 năm 2002, Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam tổ chức cái gọi là bầu cử quốc hội thứ 11.
Cách đây hơn một tháng, hai anh công an của Quận 3 và của Phường 9 đến “thăm” tôi và đề cập đến việc bầu quốc hội.
Tôi cho hai anh biết tôi sẽ không đi bầu, tôi nói ngay với họ: pḥng phiếu đừng chờ tôi đến hết giờ. Tôi biết dân chúng sẽ kết thúc vào khoảng trưa, v́ họ muốn đi bầu cho xong chuyện, chẳng có ǵ phấn khởi như trong các nước tự do dân chủ, ứng cử và bầu cử tự do. Họ biết toàn là đảng viên cộng sản, chẳng có ǵ mới, chẳng có ǵ thay đổi.
- Sao linh mục không đi bầu ?
- Có bầu cử ǵ đâu, đây chỉ là một tṛ chơi xổ số cho mấy ông đảng cộng sản, mà Đảng và Nhà Nước cùng mấy ông Mặt Trận đă chọn rồi, một tṛ xổ số tốn kém, bắt buộc mọi người phải tham gia, trăm phần trăm. Muốn có bầu cử phải có tự do ứng cử và tự do bầu cử. Ở cái đất nước xă hội chủ nghĩa, dân chủ hơn môït trăm lần các nước tư bản, th́ Đảng và Nhà Nước đă chọn sẵn rồi, giới thiệu để được bầu theo ư Đản; nếu có một số nhỏ “tự ứng cử” th́ cũng là người Đảng chọn qua Mặt Trận Tổ Quốc, có đi nhiều hay ít cũng vậy thôi. Đàng khác, quốc hội này không phải là quốc hội của toàn thể 80 triệu dân. Đảng viên cộng sản chỉ chừng khoảng 2 triệu, mà chiếm trọn quốc hội 500 ghế, c̣n 78 triệu dân gồm bao nhiêu tài năng đức độ là con số không ? Hai triệu đảng viên có được mấy người tài năng đức độ ? Đa số vào đảng để có chỗ đứng, để có bàn đạp tiến thân, để vinh thân ph́ da. Những người được bầu vào quốc hội không phải là dân biểu, nhưng là đảng biểu, đảng biểu sao làm vậy. Mấy năm gần đây cũng có căi cọ, trao đổi, chất vấn người nhà nước th́ cũng là trên những chuyện nhỏ, chứ đâu dám đụng những chuyện lớn của đất nước, như chuyện bỏ điều 4 hiến pháp, là điều buộc 78 triệu dân không cộng sản phải theo học thuyết Mác-Lênin, chuyện xóa bỏ hiến pháp 1992 là hiến pháp của Cộng sản Việt Nam chứ không phải của toàn dân, chuyện vi phạm nhân quyền và dân quyền, v.v... Đó là những vấn đề cấm kỵ, quốc hội không được đề cập tới.
Cả năm nay, từ trung ương đến tỉnh thành, quận huyện, phường xă, người ta tổ chức bao nhiêu hội nghị, bao nhiêu cuộc họp mặt giới thiệu ứng cử viên, tất cả là h́nh thức, vừa tốn kém vừa mất th́ giờ. Như trong giới Công Giáo thành phố, có một linh mục ứng cử đại biểu quốc hội thay cho đại biểu cũ, số dân công giaó trên 500 ngàn người chẳng hay biết ǵ. Một buổi sáng đẹp trời, có tên một ứng cử viên mới, Đảng và Mặt Trận đă chọn để làm đại biểu cho giới công giáo, họ chẳng cần hỏi ư kiến trên 500.000 giáo dân. Chế độ xă hội chủ nghĩa dân chủ hơn cả triệu lần chế độ tư bản ! Thật mỉa mai. Và t́nh h́nh này chung cho các giới.
Mấy ông dân biểu là những bù nh́n, chẳng dám nói những sai trái tày trời của Đảng và Nhà Nước, như trong các năm 2000-2001, Đảng CSVN đă kư tặng 700 cây số vuông lănh thổ VN và 9% lănh hải Bắc Việt cho Trung Quốc, thế mà chẳng có dân biểu nào lên tiếng phản đối việc bán nước đó, họ đă ém nhẹm cái nhục nhă ấy đối với nhân dân Việt Nam.
Chỉ nói đến Nhà Nước CS làm lễ cắm mốc mới, lùi biên giới cho Trung Quốc, không hổ thẹn với Tổ Tiên và Dân Tộc VN, khi ngày nay đất nước VN không c̣n bắt đầu tại ải Nam Quan anh dũng, mà lại bắt đầu từ cọc mốc số không nhục nhă kia, thế mà có dân biểu nào lên tiếng phản đối ? Ông Nông Đức Mạnh, chủ tịch quốc hội thời bấy giờ đă lén lút kư nhượng đất và biển cho Trung Cộng. Để khỏa lấp cái nhục nhă đó, Đảng và Nhà Nước năm nay ồn ào tổ chức lễ giỗ tổ Hùng Vương hơn các năm trước, tại đền Hùng ngoài bắc cũng như trong nam. Riêng tại thành phố này, người ta long trọng khởi công xây dựng khu tưởng niệm các vua Hùng Thật là trái khuấy, thật trơ trẽn, khi họ can tâm nhường đất của vua Hùng, tổ tiên ta cho Trung Quốc.
Ngày19/05/02 là ngày bầu cử quốc hội khoá 11, ngày này cũng là ngày Đảng CSVN mừng sinh nhật ông Hồ, đó cũng là ngày đau buồn của gia đ́nh tôi. Năm 1954, cũng vào ngày này, Việt Cộng đă dâng cho ông Hồ một món quà sinh nhật đẫm máu. Việt Cộng đă cho nổ ḿn chiếc tàu chợ Huế-Đà Nẵng, bao nhiêu hành khách vô tội đă chết, trong đó có người anh cả của tôi, ông Nguyễn Văn Quy, đang phục vụ trên chiếc tàu ấy.
Hôm nay ngày 19/05/2002, tôi tưởng nhớ đến anh tôi, đến hàng triệu người đă chết một cách oan uổng trong cuộc chiến tranh anh em nam bắc tương tàn, để đưa tới một chế độ độc tài đảng trị hôm nay.
Lm. Chân Tín,
Saigon, ngày 19-05-2002
Kháng thư về việc bầu cử Quốc hội
Linh mục Phan Văn Lợi, 15-05-2002
Kính gởi:
- Ông Phan Văn Khải, Thủ tướng nước CHXHCNVN
- Ông Trần Đức Lương, Chủ tịch nước CHXHCNVN
- Ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN
- Ông Nguyễn Văn Mễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế
Kính thưa Quư Ông,
Tôi là Phan Văn Lợi, linh mục Giáo hội Công giáo, thường trú tại 90/13 Phan Chu Trinh, thành phố Huế, xin được mượn diễn đàn internet để gởi đến Quư Ông kháng thư này, v́ tôi không biết hết mọi địa chỉ thông thường của Quư Ông. Xin Quư Ông vui ḷng thông cảm.
Tôi đă bị quản chế tại gia, không xét xử, không án lệnh, từ hơn một năm nay (chẳng biết do khoản luật nào?) v́ đă cùng linh mục Nguyễn Văn Lư tranh đấu cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền. Từ 12 tháng nay, tôi đă thực sự bị chính quyền tước bỏ tư cách công dân, v́ (1) không thể đi làm việc để sinh nhai theo quyền lợi của một con người tự do b́nh thường, (2) không thể chu toàn phận sự của một người con đang phải nuôi cha mẹ già trên 80 tuổi, (3) không thể thi hành chức năng của một kitô hữu là hiệp thông, tham dự vào các sinh hoạt của đạo, (4) không thể thực hiện vai tṛ một linh mục là phục vụ cộng đoàn Công giáo. Thậm chí tôi cũng đă không thể đi thăm hàng xóm lân cận -chưa nói bà con xa- trong những ngày tết thiêng liêng của dân tộc dịp Tết Nhâm Ngọ mới rồi.
Nay tôi đang cầm trên tay thẻ cử tri mang số 68 do UBND phường Phước Vĩnh, thành phố Huế cấp ngày 01-05-2002 để được đi bầu Quốc hội ngày 19-05-2002 sắp tới. Vậy tôi xem ra vẫn c̣n một trong những “quyền công dân” là được bầu cử.
Nhưng với hiện trạng “quản chế tại gia” của tôi, có thể có 3 t́nh huống: một là tôi sẽ bị công an chặn ngay ngoài ngơ không đi bầu được (từ cả năm nay, có khoảng 2 đến 10 công an trẻ nằm phục ở các nhà chung quanh để canh giữ chặn đường tôi và khủng bố khách khứa của tôi 24g/24g, thậm chí trong ba ngày Tết), hai là tôi sẽ đến pḥng phiếu dưới sự áp tải hay bám sát của công an như một phạm nhân (Quư Ông hăy h́nh dung cảnh tượng “dân chủ” này!), ba là tôi phải “xin phép” để được đi thi hành quyền bầu cử (như hôm Tết, viên công an tôn giáo tỉnh là Phạm Đức Thuận đă nhắn với tôi hăy làm đơn để được đi thăm hàng xóm).
Nhưng chẳng lẽ tôi lại viết đơn xin phép Quư Ông? Tôi chẳng có ǵ để xin với Quư Ông và Quư Ông chẳng có ǵ để cho tôi trong những ǵ thuộc quyền con người và quyền công dân cả! Chẳng lẽ tôi lại coi việc đi bầu này như một cơ hội quư hóa để hít thở ít không khí tự do trong ṿng nửa giờ, như một ân huệ lớn lao nhà nước ban cho sau cả một năm trời -và sẽ c̣n không biết bao năm nữa- bị tù túng giam hăm? Nên tôi xin khẳng định ngay với Quư Ông là tôi sẽ không đi bầu Quốc hội lần này.
Tôi cũng xin tự truất quyền bầu cử những lần sau nữa, cho đến khi:
1- Có tự do bầu cử và tự do ứng cử thật sự. Chấm dứt cái cảnh “Đảng cử dân bầu”, “Hội nghị hiệp thương” để chọn những người vừa ư đảng Cộng sản và loại bỏ những kẻ mất ḷng đảng trong số các ứng viên tự do; hết c̣n nghe tỷ lệ 90%, 100% “nhân dân tự động đi bầu” không ai tin nổi như hiện nay.
2- Quốc hội thực sự là đại biểu của nhân dân chứ không phải là công cụ của đảng cộng sản. Chấm dứt cái cảnh đa số đại biểu là đảng viên, chỉ biết làm theo lệnh đảng, câm miệng như hến trong vấn đề trọng đại sinh tử mới đây đối với vận mệnh dân tộc là hai hiệp ước về lănh thổ và lănh hải kư với Trung Quốc.
3- Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất, độc lập với ṭa án và chính quyền theo cơ chế “Tam quyền phân lập” trong nền dân chủ đích thực của nhân loại văn minh. Chấm dứt cái cảnh dân biểu chủ yếu làm công việc “vỗ tay, nhất trí, tán đồng ư muốn, chỉ thị, luật lệ ra sẵn của lănh đạo đảng cộng sản”.
Có thể Quư Ông cho rằng như thế là tôi -một linh mục- đă nhảy vào làm chính trị, chính trị phá hoại, phá hoại “chính sách đoàn kết quốc gia”. Thật ra tôi chỉ hành động
a- Theo lương tâm của một con người, không thể chấp nhận sự lường gạt gian dối, nhất là khi sự lường gạt gian dối này đă kéo dài quá lâu, được thể chế hóa bằng pháp luật và mang bộ mặt dân chủ giả hiệu.
b- Theo trách nhiệm của một công dân, không thể chấp nhận ách toàn trị độc tài, không thể góp phần củng cố một cơ chế áp bức bóc lột, khiến người dân bị khống chế mọi mặt và đau khổ tứ bề mà vẫn phải nói “độc lập, tự do, hạnh phúc!”
c- Theo sứ mạng của một linh mục, không thể để cho các cơ chế gian dối và tàn bạo tiếp tục lộng hành, chà đạp những quyền Thiên Chúa đă ban cho mỗi cá nhân, tàn phá đất nước và con người Việt Nam, hủy hoại các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và ngăn chận các giá trị của văn minh loài người như tự do, dân chủ. Ngoài ra, trong tư cách lănh đạo tinh thần, tôi không được phép nêu gương về sự giả h́nh và ḷng nhát đảm khi sử dụng lá phiếu.
Nói thật mất ḷng. Tôi biết việc nêu ra những điều trên đây sẽ chỉ mang lại cho tôi nhiều thiệt tḥi lẫn tai họa lúc này và cả trong tương lai nữa. Nhưng lương tâm tôi không cho phép tôi im tiếng. Thành thử tôi chờ đợi các biện pháp trừng phạt, dù ghê gớm đến đâu, của Quư Ông, với một tâm hồn thanh thản, không oán thán, không hận thù.
Tôi nguyện xin Thiên Chúa là Cha mọi người soi ḷng mở trí cho Quư Ông, những người đang nắm vận mệnh đất nước và phải trả lẽ trước Đấng Tối Cao. Xin Thiên Chúa dẫn Quư Ông về lại con đường t́nh thương và sự thật đúng nghĩa, hành động trung thực và tôn trọng nhân dân. V́ chỉ có những nhà lănh đạo biết quư chuộng sự thật và t́nh thương, tôn trọng công lư và nhân phẩm, thực thi dân chủ và b́nh đẳng mới thực sự đem lại tự do hạnh phúc cho đồng bào và hưng thịnh độc lập cho dân tộc.
Xin trân trọng kính chào Quư Ông.
Viết tại Huế ngày 15-05-2002
Kính thư
Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi
Lời Kêu gọi bầu cử Quốc hội Đa đảng
và tẩy chay bầu cử Quốc hội Độc đảng năm 2007
Lm Têphanô Chân Tín, Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải,
Lm Tađêô Nguyễn Văn Lư, Lm Phêrô Phan Văn Lợi.
17-10-2005
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước,
Năm 2006 đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ họp đại hội X, năm 2007 ĐCSVN và Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội.
Chúng tôi, một số nhà đấu tranh cho Dân chủ tại Việt Nam, xét rằng:
1. Bầu cử và ứng cử Quốc hội là nghĩa vụ và quyền lợi hết sức quan trọng của mọi Công dân, v́ nhắm chọn ra những người thay mặt cho ḿnh tại “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất… cơ quan duy nhất có quyền lực lập hiến và lập pháp... thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước” (Điều 83, Hiến pháp năm 1992 của Nước CHXHCNVN). Thế nhưng điều 4 Hiến pháp ấy lại xác định: “ĐCSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả Dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lănh đạo Nhà nước và Xă hội”. Rơ ràng hai điều 4 và 83 nầy mâu thuẫn nhau trong cùng một Hiến pháp.
2. Trong thực tế, từ năm 1945 đến năm 2002, 11 lần bầu cử Quốc hội do ĐCSVN tổ chức đều áp dụng nguyên tắc “đảng cử dân bầu”, nghĩa là những ứng viên được đưa ra cho Dân bầu đều là đảng viên hoặc đă được đảng chọn. V́ vậy, khi đắc cử, họ không phải là những Đại biểu của Dân (Dân biểu) mà là đại diện của đảng (đảng biểu), chỉ làm kẻ thừa hành của đảng (thường rất đáng hổ thẹn) thay v́ làm Đại diện vinh quang của Dân. Do đó, Quốc hội Việt Nam đă luôn là công cụ của ĐCSVN, không phải là Tổ chức của Quyền Lập pháp độc lập và là “Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”.
3. Cũng trong thực tế, 60 năm qua, dưới chế độ Cộng sản, việc đi bầu đă luôn là điều bó buộc gượng ép đối với mọi người Dân Việt, qua các h́nh thức đe dọa, cưỡng chế, buộc các thân nhân bỏ phiếu thay, đặc biệt là các thủ đoạn trừng phạt rất độc đoán vô lư đối với những ai khước từ bỏ phiếu v́ lương tri và lương tâm thấy rằng nghĩa vụ rất cao cả và quyền lợi rất cơ bản đó đă bị ĐCSVN làm biến chất và lạm dụng để duy tŕ và củng cố ách độc tài của đảng.
4. Điều 4 của Hiến pháp và những thực tế nêu trên đă làm vô nghĩa và vô hiệu điều 6 và điều 7 Hiến pháp: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân là những cơ quan đại diện cho ư chí và nguyện vọng của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân.... Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, b́nh đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.
5. Thực trạng bầu cử Quốc hội tại Việt Nam cho tới nay đă không đem đến một nền Pháp chế công minh, một nền Dân chủ đúng nghĩa, một nền Tự do đích thực cho Tổ quốc, đă không tạo ra những Đại biểu chỉ một ḷng thực thi ư muốn của Dân, chỉ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Dân và chỉ dựa vào sức mạnh, niềm kính trọng, ḷng tin yêu của Dân để hành xử, để tạo ra Pháp luật. Bởi thế Việt Nam vẫn đầy dẫy dối trá, tệ nạn, bất công, cường quyền, suy đồi, tụt hậu, mất hết các Quyền tự do rất cơ bản như Tự do Tôn giáo, Tự do Ngôn luận, Tự do Báo chí, Tự do Ứng cử và Bầu cử,… không thể vươn tới tầm cao phát triển nhân sinh nhân quyền như mọi Quốc gia Dân chủ Văn minh.
V́ thế
1. Chúng tôi yêu cầu ĐCSVN, v́ một nền Dân chủ và Văn minh chân chính của Tổ quốc, hăy cho phép Quốc hội bù nh́n đương quyền xóa bỏ điều 4 của Hiến pháp năm 1992, nguồn gốc mọi quốc nhục và quốc nạn thê thảm hiện thời của Đất nước.
2. Chúng tôi yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội năm 2007 theo nguyên tắc Đa đảng, Tự do Ứng cử, Tự do Bầu cử như tại các Nước văn minh, có Quốc tế giám sát công khai minh bạch.
3. Nếu từ đây cho đến ngay sau Đại hội X ĐCSVN 2006, nền Dân chủ Đa đảng không xuất hiện, không có Tự do Bầu cử, Tự do Ứng cử thực sự, mà vẫn chỉ như 11 lần Bầu cử Quốc hội trước đây, th́ chúng tôi kêu gọi toàn thể Đồng bào trong Nước thuộc mọi giới, mọi ngành nghề, mọi chức vụ, mọi bậc sống đang thao thức về Dân chủ và Văn minh cho Tổ quốc, HĂY TẨY CHAY CUỘC BẦU CỬ ĐỘC ĐẢNG GIẢ HIỆU 2007. Phẩm giá con người và ư thức công dân không cho phép chúng ta tham gia công việc gian trá và miễn cưỡng măi như thế. Việc tẩy chay bầu cử giả tạo ấy chính là hành vi cơ bản nhất và hữu hiệu nhất giúp chấm dứt ách độc tài toàn trị nặng nề của ĐCSVN lên cả Dân tộc.
4. Chúng tôi kêu gọi các đảng viên và những người sẽ được ĐCSVN chọn ra ứng cử đại biểu Quốc hội Độc đảng man trá năm 2007 tới đây, hăy v́ lương tâm và danh dự mà khước từ việc ứng cử giả tạo đó, việc đắc cử bất công đó, việc trở thành công cụ dễ bảo của ĐCS đó, vốn chỉ giúp kéo dài thêm nỗi khổ nhục suốt 60 năm qua của toàn Dân chứ chẳng mở ra chút tương lai tươi sáng nào.
5. Kính xin toàn thể Đồng bào Hải ngoại, các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế, các Quốc hội và Chính phủ toàn cầu, nhất là Liên Hiệp Quốc hăy nhiệt t́nh làm mọi cách phù hợp và hữu hiệu để Việt Nam có được cuộc Bầu cử Quốc hội Đa đảng, Tự do, Dân chủ theo tiêu chuẩn của thế giới văn minh.
Xin cảm ơn toàn thể Đồng bào và tất cả mọi người thiện chí.
Kêu gọi tại Việt Nam, ngày 17 tháng 10 năm 2005
Đại diện Một số nhà Đấu tranh cho Dân Chủ Việt Nam
Lm Têphanô Chân Tín
Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải
Lm Tađêô Nguyễn Văn Lư
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
Tâm thư ngỏ
gởi hàng Lănh đạo Giáo hội Công giáo Việt Nam
về chuyện bầu cử Quốc hội 20-5-2007
Lm Têphanô Chân Tín, Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải,
Lm Tađêô Nguyễn Văn Lư, Lm Phêrô Phan Văn Lợi.
20-04-2007
Kính thưa Quư Đức Hồng y, Tổng Giám mục và Giám mục
Kính thưa Quư Anh em trong hàng Linh mục
Chúng con là 4 linh mục tại Việt Nam, đại diện cho Nhóm Linh mục (tinh thần) Nguyễn Kim Điền, xin phép thưa đôi lời với Quư Đức Cha trong hàng Giáo phẩm và Quư Cha trong hàng Giáo sĩ tại Việt Nam nhân cuộc bầu cử Quốc hội tổ chức vào ngày 20-5-2007 sắp tới.
Kính thưa Quư Đức Cha và Quư Cha,
Chỉ c̣n một tháng nữa là cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 12 sẽ diễn ra. Như trong 11 lần trước từ năm 1945 đến năm 2002, lần bầu cử này vẫn do Đảng Cộng sản tổ chức thao túng và vẫn áp dụng nguyên tắc “đảng cử dân bầu”, nghĩa là những ứng viên được đưa ra cho Dân bỏ phiếu đều là đảng viên hoặc đă được đảng chọn kỹ lưỡng, và tỷ lệ đại biểu đảng viên đă được ấn định trước vẫn là 90%, đại diện cho hơn 2 triệu đảng viên c̣n 10% đại diện cho hơn 80 triệu đồng bào. Năm nay, cho có vẻ dân chủ, nhà nước có kêu mời nhân dân tự ứng cử. Nhưng mỉa mai thay, từ con số 238 người tự ứng cử vào Quốc hội khóa 12 tại Hà Nội và Sài G̣n, th́ qua hiệp thương lần cuối của Mặt trận Tổ quốc, chỉ c̣n vỏn vẹn... 13 người. Theo báo chí và đài phát thanh trong lẫn ngoài nước, nhiều người tự ứng cử đă bị ép buộc rút đơn, hay đă bị loại ra sau một cuộc lấy ư kiến cử tri mang h́nh thức đấu tố thời Cải cách ruộng đất. Nay th́ mọi lời kêu gọi hay đóng góp ư kiến đầy tâm huyết cho một cuộc bầu cử tự do, công bằng, dân chủ, đa đảng đă hoàn toàn thất bại.
Chính v́ thế, thay v́ làm thành một cơ quan quyền lực cao nhất, đại diện thực sự cho toàn dân (như Hiến pháp điều 83 nói), th́ Quốc hội tới sẽ vẫn chỉ là một công cụ của đảng Cộng sản, một con dấu cao su (cách gọi của báo giới quốc tế) đóng lên các quyết định của đảng, cụ thể là của nhúm người trong Bộ Chính trị. Các kẻ trúng cử sẽ chẳng là những Dân biểu (Đại biểu của Dân) nhưng là những Đảng biểu (Đại diện cho đảng, thừa hành của đảng, đảng biểu ǵ làm nấy!). Chính v́ thế mà qua bao thập niên, Quốc hội này đă đưa ra hay đă chuẩn nhận vô số bộ luật phục vụ cho quyền lợi của đảng Cộng sản hơn là phục vụ quyền lợi của nhân dân và đất nước, bởi lẽ đấy chỉ là một thành tố trong cơ chế tam quyền phân công (dưới sự lănh đạo lèo lái của đảng CS) chứ không phải là tam quyền phân lập như trong các quốc gia dân chủ văn minh.
Cũng chính v́ thế, trong hơn 60 năm qua, dưới chế độ Cộng sản, việc đi bầu đă luôn là điều gượng ép đối với mọi người Dân Việt. Đảng và nhà nước đă dùng nhiều biện pháp để lùa dân tới pḥng phiếu, nhẹ th́ buộc các thân nhân bầu thay, nặng tay hơn là cưỡng bức bằng cách bằng cách đe dọa gây khó dễ về sau trong công việc làm ăn, xin chứng nhận giấy tờ..., đặc biệt thô bạo là trừng phạt những ai khước từ bỏ phiếu v́ lương tâm xét thấy nghĩa vụ rất cao cả và quyền lợi rất cơ bản đó đă bị Đảng CS biến thành phương tiện để duy tŕ và củng cố ách độc tài của đảng.
Hậu quả là cho tới nay, những cuộc bầu cử Quốc hội tại Việt Nam đă không đem đến một nền Pháp chế công minh, một nền Dân chủ đúng nghĩa, một nền Tự do đích thực cho Tổ quốc, đă không tạo ra những Đại biểu chỉ một ḷng thực thi ư muốn của Dân, chỉ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Dân và chỉ dựa vào sức mạnh, niềm kính trọng, ḷng tin yêu của Dân để hành xử, để soạn ra Pháp luật. Bởi thế Việt Nam vẫn đầy dẫy dối trá và bạo hành, thảm cảnh và tệ nạn, tụt hậu và suy đồi, không có các Quyền tự do cơ bản như Tự do Tôn giáo, Tự do Ngôn luận, Tự do Lập hội, Tự do Ứng cử và Bầu cử,… không thể vươn tới tầm cao phát triển nhân sinh nhân quyền như mọi Quốc gia Dân chủ Văn minh.
V́ những lư do đó,
- dựa vào truyền thống của các Hội đồng Giám mục năm châu luôn có ư kiến để hướng dẫn dân Chúa trong các cuộc bầu cử tổng thống hay quốc hội (ví dụ cụ thể là Thông điệp của Hội đồng Giám mục Pháp ngày 18-10-2006 về các cuộc bầu cử sắp diễn ra tại Pháp. Xin xem Documentation Catholique số 2368, 19-11-2006);
- dựa vào sứ mạng của Quư Đức Cha và Quư Cha là giảng dạy và nêu gương cho giáo dân về tính chân thực, sự công bằng và ḷng dũng cảm (2 trong 4 nhân đức cơ bản), vừa trong tư cách con người và tư cách công dân, vừa trong tư cách kitô hữu và tư cách lănh đạo Giáo đoàn;
- dựa vào Thư Mục vụ năm 2006 của Quư Đức Cha (số 7): “Để xây dựng một xă hội công bằng, ngoài việc giáo dục để biết tôn trọng những quyền căn bản của con người, cũng cần có một cơ chế thích hợp bảo đảm thực hiện được quyền này. Công việc này đ̣i hỏi sự đóng góp từ nhiều phía... Sự công bằng cần phải đi đôi với ḷng tôn trọng sự thật, v́ tôn trọng sự thật là điều kiện để xây dựng một cộng đoàn yêu thương”,
Chúng con tha thiết thỉnh cầu Quư Đức Cha và Quư Cha tham gia cuộc tẩy chay bầu cử Quốc hội lần thứ 12 này (phương cách duy nhất để ngăn chận sự h́nh thành một cơ chế bù nh́n tai hại) cùng với Khối 8406 (Lời kêu gọi ngày 08-01-2007), với Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam (Lời Kêu gọi ngày 27-01-2007), với hơn 60 đoàn thể, tổ chức của đồng bào hải ngoại (Lời Kêu gọi ngày 08-04-2007) và với hàng chục triệu đồng bào trong nước vốn đă chán ngấy đến tận cổ các cuộc bầu cử giả tạo. Đây chẳng phải là “làm chính trị” theo nghĩa hẹp (chính trị đảng phái) nhưng làm chính trị theo nghĩa rộng (chính trị công dân), đúng tinh thần của Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II trong lời tuyên bố đăng trên nhật báo La Stampa ở Ư tháng 3-1991: “Tôi nghĩ rằng không thể hiểu chính trị theo nghĩa hẹp. Nhiệm vụ của Giáo Hoàng là rao giảng Phúc âm, nhưng trong Phúc âm có con người, sự tôn trọng đối với con người, tức là Nhân quyền, sự tự do lương tâm và tất cả những ǵ thuộc về con người. Nếu tât cả những điều đó có một giá trị chính trị, th́ đúng Giáo Hoàng có làm chính trị. Giáo Hoàng luôn đề cập đến con người. Giáo Hoàng bênh vực con người”.
Với tư cách những lănh đạo tinh thần có uy tín, quyền bính và hậu thuẫn mạnh mẽ của giáo dân, hành vi tẩy chay bầu cử của Quư Đức Cha và Quư Cha (bằng tuyên bố công khai và hành động rơ ràng) sẽ tác động tốt đẹp lên hiện t́nh mất dân chủ của đất nước, sẽ làm sáng tỏ khuôn mặt của Giáo hội như chứng nhân can trường cho sự thật và chiến sĩ nhiệt thành của lẽ phải, sẽ thúc đẩy hàng ngũ giáo dân xông ḿnh vào trần thế để thực hiện điều mà Hội Đồng Giám Mục Á Châu khi họp ở Tokyo, Nhật Bản hồi 1986 đă nói: “Trước hết chính trị phải trở thành một hoạt động chung, toàn thể dân Chúa được mời gọi dấn thân vào hoạt động chính trị ấy, v́ Phúc Âm đ̣i hỏi Kitô hữu đưa Phúc Âm và những giá trị Nước Trời -là t́nh thương và công b́nh- xâm nhập vào những lănh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, và xă hội của Châu Á. Ai tuyệt đối khước từ đ̣i hỏi thay đổi chính trị ở Châu Á, ắt là một cách nào đó, cũng phủ nhận căn tính Kitô của ḿnh”.
Chúng con nguyện xin Chúa Thánh Thần đổ xuống trên Quư Đức Cha và Quư Cha muôn vàn hồng ân để biến Quư Đức Cha và Quư Cha thành lửa và gió của Người, hầu góp phần canh tân bộ mặt trái đất và biến đổi hoàn cảnh xă hội Việt Nam.
Việt Nam mùa Phục sinh, ngày 20-04-2007
Đại diện Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền
Chúng con đồng kư tên
- Têphanô Chân Tín, Ḍng Chúa Cứu Thế.
- Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo phận Huế.
- Tađêô Nguyễn Văn Lư, Tổng Giáo phận Huế.
- Phêrô Phan Văn Lợi, Tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Chú thích:
Tuy linh mục Nguyễn Văn Lư đă bị vào tù ngày 30-03-2007, nhưng v́ đă đồng thuận trước với các anh em c̣n lại trong Nhóm, nên cũng được đặt tên vào đây.
Hai thẻ cử tri của Lm Phan Văn Lợi (bầu cử Quốc hội 2002 và 2007) c̣n nguyên,
không có con dấu xác nhận “đă đi bầu” của ủy ban bầu cử.
<<trở về đầu trang>>