Vụ hối lộ 10 triệu đô la Úc in tiền polymer “dính” cả chính quyền và công an VN
MELBOURNE (NV) - Một
bài trên báo The Age của Úc
hôm 30 Tháng Mười cho hay, ông Lương
Ngọc Anh, tổng giám đốc của công ty
Phát Triển Công Nghệ (CFTD) tại Hà
Nội, được báo này nêu ra như một
trong những con bài làm trung gian
của vụ ăn hối lộ 10 triệu đô la Úc
để in tiền polymer tại Việt Nam.
Trong đó, ông Lương Ngọc Anh c̣n có
dấu hiệu liên quan đến guồng máy
công an.
Nói một cách khác, vụ chia chác tiền
ăn hối lộ để nhập cảng máy móc, mực
in và giấy nhựa polymer in tiền,
không phải chỉ có bố con ông Lê Đức
Thúy (cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà
Nước VN) mà c̣n dính tới nhiều người
và cơ quan khác nhau.
Cho một vụ tham nhũng lớn, người ta
hiểu rằng, không một quan chức nào
của chế độ lại bạo phổi ăn một ḿnh.
Thế nào cũng phải chia chác trong
một liên minh quyền lực để bảo vệ
lẫn nhau nếu có chuyện ǵ xảy ra.
Đây là một trong những lư do tại sao
ai cũng biết tham nhũng là quốc nạn
tại Việt Nam, từ trên xuống dưới, mà
tỉ lệ vụ việc lại rất nhỏ, rất ít
khi bị truy tố.
* Lương Ngọc Anh là ai?
Mới ngày 10 Tháng Mười, 2009, báo
điện tử “Đảng Cộng Sản Việt Nam” (ĐCSVN)
có một bài viết dài ca ngợi cuộc đời
“ái t́nh và sự nghiệp” của Lương
Ngọc Anh, 47 tuổi. Nay báo The Age ở
bên Úc vạch ra cho người ta thấy một
Lương Ngọc Anh không mấy lương hảo.
Nhưng ít nhất, bản tin của báo điện
tử ĐCSVN cho thấy công ty CFTD làm
đầu mối mua sắm cho nhiều cơ quan
khác nhau của chế độ Hà Nội gồm
“cung cấp hàng hóa dịch vụ công nghệ
cao phục vụ các lực lượng vũ trang;
Tin học viễn thông phục vụ ngành
ngân hàng, tài chính, thanh toán
điện tử; Máy rút tiền tự động (ATM);
Giải pháp quản lư tiền mặt...; Tự
động hóa trong ngành điện và công
nghiệp; Nghiên cứu và phát triển các
sản phẩm phục vụ công tác chiến đấu
của lực lượng an ninh, khoa học h́nh
sự; Đại lư cho các hăng, nhà sản
xuất lớn trên thế giới trong ngành
năng lượng; Giao thông vận tải;
Thiết bị đặc chủng...”
* Hối lộ
Công ty CFTD do Lương Ngọc Anh làm
tổng giám đốc, theo báo ĐCSVN, có
120 người góp vốn (400 tỉ đồng) và
doanh thu hàng năm khoảng $30 triệu
đô la. Nếu danh sách cổ đông của
CFTD được công bố công khai cho mọi
người biết, ít nhất, người ta có thể
hiểu được phần nào và tại sao một
công ty như CFTD lại trúng những món
thầu béo bở.
Bài báo trên tờ The Age ngày 30
Tháng Mười, 2009 nói Lương Ngọc Anh
từng du học ở Úc (Monash
University), đậu cử nhân và làm nhân
viên cho một công ty cung cấp trang
bị an ninh ở Victoria.
Người Úc không thể ngờ con người này
chỉ một thời gian sau lại trở nên vô
cùng giầu có và thế lực ở Việt Nam.
Họ lại càng không thể ngờ, một ngày
kia, ông ta lại là một trong những
nhân vật chính yếu của vụ tai tiếng
hối lộ in giấy bạc ở Việt Nam.
Theo cuộc điều tra của báo The Age,
3 cơ quan của chính phủ Úc nghi ngờ
Lương Ngọc Anh đóng vai tṛ trung
gian chính yếu mua sắm trang bị máy
móc cho Bộ Công An, từ kiểm soát an
ninh đến t́nh báo.
Ông Anh và công ty CFTD đang bị Cảnh
Sát Liên Bang Úc điều tra về những
cáo buộc làm trung gian nhận tiền
hối lộ từ công ty cung cấp giấy nhựa
polymer, công ty Securency (liên
doanh Úc-Anh Quốc trong đó Ngân Hàng
Trung Ương Úc nắm 50% phần hùn)
chuyển lại cho Lê Đức Thúy và nhiều
quan chức khác.
Những ǵ được tiết lộ trong cuộc
điều tra cho thấy Securency đă
chuyển hơn $5 triệu Úc kim đến một
số trương mục ở ngoại quốc dính tới
Lương Ngọc Anh. Đây là một trong
những bằng cớ nghiêm trọng đă làm
bốc lửa ṭa nhà Ngân Hàng Trung Ương
Úc. CFTD đồng thời cũng đă nhận được
nhiều triệu đô la từ Securency như
một phần của thỏa thuận mua bán mà
từ đó, nhà cầm quyền Việt Nam đă đổi
từ tiền giấy sang tiền giấy nhựa.
Cái khôn khéo của đám tham nhũng ở
Việt Nam là, họ luôn luôn ngụy trang
tất cả những hành động tham nhũng và
ăn hối lộ dưới những cái b́nh phong
vô cùng tử tế. Riêng trong vụ này,
ông Lê Đức Thúy từng họp báo ca ngợi
tiền giấy nhựa sẽ giúp Việt Nam đối
phó lại nạn tiền giả (tiền giấy) vô
cùng phổ biến.
V́ nghi ngờ có mối quan hệ đặc biệt
với nhà cầm quyền trung ương của
Lương Ngọc Anh với công ty CFTD mà
ông làm tổng giám đốc, cả Securency
và Ngân Hàng Trung Ương Úc đang bị
áp lực phải giải thích các số tiền
nói trên. Theo Luật H́nh Sự của Úc,
các công ty Úc bị cấm trả tiền cho
các viên chức chính phủ ngoại quốc
hoặc các công ty ngoại quốc nằm
trong sự kiểm soát của nhà cầm quyền
nước đó. Mục đích là ngăn chặn các
sự mua chuộc để chiếm ưu thế kinh
doanh.
Tuy nhiên, các số tiền chi trả nhiều
nghi vấn nói trên vượt ra ngoài cả
Securency và Ngân Hàng Trung Ương
Úc. Nó c̣n dính cả tới Bộ Ngoại
Giao, Bộ Thương Mại của nước này.
Mấy năm trước, vụ bán kỹ thuật và
trang bị cho Việt Nam in tiền giấy
nhựa từng được mô tả là câu chuyện
xuất cảng thành công đáng ca ngợi,
nay nó hiện ra thành một vụ tai
tiếng tham nhũng có tầm vóc quốc tế
với những hệ quả liên quan đến tất
cả mọi người tham dự..
* Điều tra hay bao che?
Câu hỏi được đặt ra và cần có câu
trả lời là ai biết những ǵ, tầm vóc
nó tới đâu. Richard Broinowski,
nguyên đại sứ Úc tại Việt Nam lên
tiếng, “Dựa trên những ǵ được tiết
lộ, theo tôi có vẻ như Bộ Ngoại Giao
có thể biết có cái ǵ đang diễn
ra...”
Khi Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
chuẩn bị đổi từ hệ thống tiền giấy
sang tiền giấy nhựa 10 năm trước
đây, cả nhà cầm quyền Việt Nam lẫn
chính phủ Úc đều muốn có sự tham dự
của Securency và công ty CFTD trong
các cuộc thương thuyết.
Sự hợp tác này lại c̣n được “bật mí”
cho Securency biết là viên chức của
công ty CFTD (ám chỉ Lê Đức Minh,
con trai ông Lê Đức Thúy, làm giám
đốc một trong những công ty con của
CFTD) có nhiều ngơ ngách để thành
công.
Mối liên hệ gia đ́nh này tự nó dẫn
đến âu lo tham nhũng hối lộ ở Việt
Nam. Báo chí ở Việt Nam từng đặt dấu
hỏi về vai tṛ của Lê Đức Minh trong
vụ in tiền Polymer. Ông Thúy từng
lên mặt báo phủ nhận các nghi vấn mờ
ám rồi sau đó, mọi chuyện “ch́m
xuồng.”
Bản kết luận điều tra của Tổng Thanh
Tra Nhà Nước Việt Nam nói có thấy
những điều bất thường và thiếu minh
bạch trong các bản hợp đồng in tiền
polymer. Tuy ông Thúy bị khiển trách
“kiểm điểm” và mất chức, nhưng vụ in
tiền giấy polymer qua các bản hợp
đồng kư với Securency vẫn tiếp tục.
Việt Nam chính thức phát hành một số
tiền giấy nhựa polymer từ năm 2002.
Theo cuộc điều tra của báo The Age,
viên chức chính phủ Úc đă can dự
chặt chẽ (ở đằng sau) trong các cuộc
thương thuyết in tiền cho Việt Nam,
kể cả chuyện công ty Securency hợp
tác với CFTD.
Câu hỏi chính yếu ở đây, the Age
viết, là có ai ở Securency, Ngân
Hàng Trung Ương Úc, Bộ Ngoại Giao
Úc, hay Bộ Thương Mại Úc biết Lương
Ngọc Anh và công ty CFTD quan hệ
chặt chẽ với Bộ Công An và các cơ
quan khác của Việt Nam hay không?
Điều này khiến người ta đặt nghi
vấn, có thể, CFTD chính là một công
ty tư nhân thành lập với tiền của Bộ
Công An và nhiều viên chức quyền thế
của chế độ.
Báo The Age nói không thể tin là Bộ
Ngoại Giao và Bộ Thương Mại của Úc
không biết điều này. Bởi v́, các tài
liệu của công ty CFTD và các công ty
con của nó cho thấy, ngoài Lương
Ngọc Anh, nhiều đại diện, các chức
giám đốc, và người nắm cổ phần của
các công ty này là viên chức nhà cầm
quyền Việt Nam.
Theo cựu Đại Sứ Broinowski, tiền hối
lộ cho những cá nhân quan hệ chặt
chẽ với Bộ Công An Việt Nam là vi
phạm đạo đức và cũng có thể vi phạm
luật lệ h́nh sự mà bản án có thể lên
đến 10 năm tù. (T.N)