Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

VN càng phá giá đồng tiền, càng sa lầy

VN càng phá giá đồng tiền, càng sa lầy


HÀ NỘI (TH) - Chữa bệnh đằng ngọn, thay v́ chữa bệnh ở gốc, hành động của chính phủ Việt Nam phá giá đồng tiền tuy giúp chống đỡ tạm thời nhưng sẽ hại cả nền kinh tế và tạo áp lực để tiếp tục phải phá giá nhiều hơn cho đồng tiền những tháng sắp tới.
Đây là sự nhận định của giới chuyên gia tài chính quốc tế khi nhà cầm quyền Hà Nội loan báo phá giá đồng tiền 3.3% ngày 11 tháng 2, 2010 so với đồng đô la Mỹ.
Tháng 11, 2009, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đă phá đồng bạc 5.5%. Bây giờ, phá giá tiếp nhưng bản thông cáo của họ nói một cách mơ hồ là “nhằm cân đối hài ḥa cung-cầu ngoại tệ, tăng cường sự lưu thông trên thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát nhập siêu và ổn định kinh tế vĩ mô.”
Hành động này xảy ra chỉ 3 ngày trước tết nguyên đán cho thấy sự khẩn thiết chẳng đặng đừng của vấn đề mà tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (TBKTVN) gọi là “quyết định bất đắc dĩ của chính phủ.”
Khi phá giá tiền như vậy, lại càng làm cho người ta sợ ôm tiền đồng. Lại càng kích thích để người ta t́m mua đô la và vàng để tránh thua thiệt.
Ngay sau khi tin phá giá tiền bắn ra, báo điện tử TBKTVN cho hay, “Giá vàng trong nước sáng nay đội thêm 500,000 đồng/chỉ so với sáng qua, chủ yếu do tỷ giá USD/VND tăng mạnh trên cả hai thị trường ngân hàng và tự do sau quyết định điều chỉnh tỷ giá ngày 10 tháng 2 của Ngân Hàng Nhà Nước.”
Trên tỉ giá chính thức, một đô la bây giờ ăn 18,544 đồng so với 17,941 đồng của tuần trước, trong khi giá trên thị trường chợ đen là khoảng 19,450 đồng.
Giới chuyên gia tài chính quốc tế nhận định hành động phá giá tiền liên tiếp của Hà Nội ra sao?
“Trừ phi chúng ta nh́n thấy (nhà cầm quyền Hà Nội) có những hành động giải quyết được nạn lạm phát và thâm hụt mậu dịch, nhiều phần chúng ta sẽ thấy áp lực phá giá tiếp tục.” Daniel Hui, chiến lược gia kinh doanh tiền tệ của ngân hàng HSBC ở Hongkong phát biểu.
Lạm phát trong tháng 1, 2010, ở Việt Nam là 7.62%, nhà cầm quyền nhiều lần tuyên truyền sẽ cố kềm chế để lạm phát chỉ ở 7% hoặc thấp hơn. Nhưng giới chuyên gia quốc tế tin rằng lạm phát ở nước này sẽ lên hai con số năm nay, có thể là 12%.
Nhằm đối phó với lạm phát, Hà Nội sẽ tăng lăi suất căn bản liên ngân hàng. Ông Hui cho rằng tuy tăng lăi suất sẽ khiến người ta thấy cầm đồng tiền nội tệ có vẻ có lư hơn. Nhưng khi tăng lăi suất, lại cũng đồng nghĩa làm tắt phụt khả năng phục hồi kinh tế.
Kinh tế gia ở tổ chức kinh doanh tài chính DBS ở Singapore tiên đoán Ngân Hàng Nhà Nước CSVN sẽ phá giá thêm 5.9% từ nay đến cuối năm.
Lần phá giá trước, Hà Nội tăng lăi suất 8% thêm 1% để tạo sự hấp dẫn cho đồng bạc.
Theo sự phân tích của chuyên viên tổ hợp ngân hàng Úc-Tân Tây Lan (ANZ) hành động phá giá sẽ không giảm giảm ngay được thâm thủng mậu dịch v́ không hấp dẫn nhanh được ngoại tệ.
“Các biện pháp (phá giá, tăng lăi suất) khó ḷng giúp Việt Nam giải quyết khó khăn ngay trước mặt về chi trả nợ ngoại quốc.” Paul Gruenwald, kinh tế gia trưởng khu vực Á Châu của ANZ ở Singapore phổ biến một bản nhận định được Reuters trích thuật. “Ngoại tệ mong mỏi đến từ ngoại quốc cần phải có để tài trợ cho mức độ thâm thủng mậu dịch hiện nay sẽ không thấy đến trong hoàn cảnh kinh tế thế giới hiện nay.”
Thâm thủng mậu dịch năm ngoái của Việt Nam là $12.25 tỉ và tháng 1, 2010, thâm thủng $1.3 tỉ USD v́ nhập cảng gia tăng tới 87% trong khi xuất cảng chỉ tăng có 28%.
“Họ phải kềm chế để thâm thủng mậu dịch ở mức ổn định.” Gruenwald nói qua điện thoại với Reuters từ Singapore. “Họ phải kéo thâm thủng mậu dịch xuống ở khoảng $1 tỉ một tháng cho nửa đầu năm và đồng thời cũng phải giới hạn chậm lại tín dụng đầu tư và nhập cảng.”
Theo nhận định của Gruenwald, tăng lăi suất sẽ làm tăng trưởng kinh tế chậm lại và giảm nhập cảng là hai biện pháp tốt hơn cho nền kinh tế tài chính Việt Nam thay v́ phá giá đồng tiền. Ông cho rằng Hà Nội “đă không sử dụng công cụ hiệu quả nhất” để điều hành nền kinh tế tài chính ở lúc khó khăn.
Để tài trợ cho chương tŕnh kích thích tăng trưởng kinh tế vào lúc xuất cảng vẫn c̣n sút giảm, nhà cầm quyền trung ương Hà Nội phải quay qua vay tiền từ bên ngoài. Ngân Hàng Thế Giới cam đoan cho vay $1 tỉ hồi tháng 12, 2009 và trong tháng này, cũng vay tư bản ngoại quốc trên thị trường tài chính Wall Street $1 tỉ. Hiện Hà Nội đang dàn xếp vay thêm $500 triệu từ Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cũng như các nguồn chính phủ Nhật và Pháp.
Việc phá giá đồng bạc cộng với lạm phát tiếp tục gia tăng sẽ làm cho Việt Nam khó khăn hơn để trả nợ ngoại quốc khi giá trị đồng tiền cứ bị bào ṃn măi, cho dù chưa có dấu hiệu không trả nổi, theo sự phân tích của HSBC.
Theo giới chuyên gia quốc tế, những lần phá giá mạnh đồng nội tệ trước đây đă không có bao nhiêu tác dụng tốt ngoài sự xấu hơn. Kiểm soát được lạm phát và giảm thiểu thâm thủng mậu dịch mới đem tới hiệu quả.


<< trở về đầu trang >>
free counters