Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Trung Quốc đồng ư thả
toàn bộ số ngư dân Quảng Ngãi bị nước này bắt giữ.
BBC
Ông Lê
Dũng, người phát ngôn
Bộ ngoại giao Việt Nam,
hôm thứ Ba 11/08 nói
rằng sứ quán Việt Nam
tại Bắc Kinh đă được
thông báo là "phía Trung
Quốc đă thả tàu cá QNg
95031 và toàn bộ ngư dân
Việt Nam, bao gồm cả 12
ngư dân của 02 tàu cá
Quảng Ngăi mà họ đă tạm
giữ trước đó".
Tổng cộng 25 ngư dân
Việt Nam đã bị giữ
trên đảo Phú Lâm thuộc
quần đảo Hoàng Sa mà
nay Trung Quốc chiếm
toàn bộ.
Số ngư dân trên tàu
QNg 95031 bị bắt giữ
hôm 01/08 là 13 người,
trong khi 12 người kia
đã bị bắt giam từ
ngày 16/06.
Tất cả đều bị cáo
buộc vi phạm hải phận
Trung Quốc khi bị bắt
tại gần quần đảo
Hoàng Sa.
Người phát ngôn Lê
Dũng nói thêm: "Dự kiến
tàu cá QNg 95031 và số
ngư dân nói trên sẽ trở
về trong một vài ngày
tới."
Trong thông cáo ngắn
đăng trên website Bộ
Ngoại giao Việt Nam,
bộ này cho hay "các cơ
quan chức năng của Việt
Nam đang tiếp tục làm
việc với phía Trung Quốc
để giải quyết các vấn đề
c̣n tồn tại".
Kênh ngoại giao
Theo lịch tŕnh, trong
tháng Tám tại Đà Nẵng sẽ
diễn ra cuộc họp trù bị
của Ủy ban Liên hiệp
Nghề cá Việt – Trung lần
thứ Sáu.
Ông
Chu Tiến Vĩnh, Cục
trưởng cục Khai thác và
bảo vệ nguồn thủy sản
Việt Nam cũng là chủ
tịch Ủy Ban Liên Hiệp
nghề cá Việt Trung, đă
cảnh báo sẽ bỏ họp
nếu Trung Quốc không thả
ngư dân Việt Nam.
Trung Quốc chính thức
cấm đánh bắt cá tại
Biển Đông từ 16/05
tới 01/08 năm nay và
đã điều tám tàu
tuần tra để theo dõi
giám sát khu vực
rộng 128.000 km2 tại
đây.
Diễn biến này được giới
quan sát nhận định là sự
khẳng định cứng rắn của
Trung Quốc tại một vùng
biển c̣n đang tranh
chấp.
Sau một thời gian im
lặng th́ những ngày gần
đây Việt Nam đă đẩy mạnh
nỗ lực ngoại giao, đơn
cử qua công hàm hôm
03/08 gửi Đại sứ quán
Trung Quốc tại Hà Nội
yêu cầu thả ngư dân.
Việc Trung Quốc cấm đánh
cá ở Biển Đông, cùng
phản ứng của Việt Nam,
vừa liên quan tranh chấp
chủ quyền lănh thổ,
nhưng cũng được nhiều
người lồng vào câu hỏi
về vị trí thực sự của
Việt Nam trong mối quan
hệ với Trung Quốc.
Ở trong nước cũng xuất
hiện một nguồn dư luận
yêu cầu ban lănh đạo
hiện nay phải lên tiếng
mạnh hơn trước điều mà
họ xem là "sức ép" của
Trung Quốc đối với chủ
quyền lănh thổ.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng
Vĩnh, cựu đại sứ Việt
Nam ở Bắc Kinh từ 1974
tới 1989, gần đây gửi
thư cho Bộ Chính trị,
nói "hữu nghị cũng phải
đấu tranh thích hợp để
bảo vệ lợi ích chính
đáng của Tổ Quốc."
Mới nhất, hồi tháng Bảy,
một nhóm hàng chục
nhà cách mạng lão
thành và cựu chiến
binh cũng gửi tâm thư
cho Bộ Chính trị yêu
cầu "đặt lên bàn nghị sự
tất cả những vấn đề về
thực trạng trong tổ chức
Đảng và mối quan hệ quốc
tế, nhất là Việt Nam –
Trung Quốc".