Tại Việt Nam, trẻ vị thành niên bị bán làm nô lệ t́nh dục
John Boudreau
- San Jose Mercury News
(Thanh
Khiêm dịch)
Rạch Giá, Việt Nam- Sự đề
nghị đến với những gia đ́nh
đang ở bên bờ tuyệt vọng,
sống và làm việc quần quật
cả ngày trên những đống rác
mà mùi tanh hôi của nó thấm
sâu trong quần áo của họ.
Vào một ngày đầu Tháng 12,
cận Tết, một người đàn bà có
vẻ hiền mẫu đi cùng một
người đàn ông trông rất tử
tế đă đến xóm nghèo này. Nơi
đây, những người nghèo nhất
trong những người nghèo đang
mong mỏi kiếm chút tiền để
đón một cái Tết đạm bạc. Hai
người khách bảo rằng họ đang
t́m những cô gái có bề ngoài
hấp dẫn để làm việc tại một
quán cà phê tại thành phố Hồ
Chí Minh, và họ sẵn sàng trả
trước cho mỗi gia đ́nh một
số tiền là 60 mỹ kim – một
gia tài nhỏ cho những người
dù ráng hết sức cũng chỉ moi
ra được chưa tới vài đô la
một ngày.
Mắc dầu hai người cha phản
đối, ư kiến của họ chẳng hề
được quan tâm bởi vợ và con
gái, vốn là những người sẵn
sàng chấp nhận mọi rủi ro để
t́m cách giúp đỡ gia đ́nh
đang trong t́nh cảnh khó
khăn. Sau khi khám các cô
gái như lựa gia súc, người
đàn ông chọn năm cô gái dưới
hai mươi đẹp nhất, và chọn
thêm hai cô khác ở xóm bên
cạnh. Các cô gái vị thành
niên này nhanh chóng thu xếp
vài món đồ tùy thân rồi lên
đường.
Trương Thị Nhi Linh, 17 tuổi,
là một trong các cô bé được
chọn. Em bảo rằng đó là cơ
hội tốt nhất để giúp gia
đ́nh – một cơ hội kiếm tiền
đáng kể so với số tiền em
kiếm được nhờ bươi móc trong
đống rác từ 4 giờ chiều cho
đến 4 giờ sáng, lần ṃ trong
vũng bùn rác đến đầu gối
trong những đêm mưa, xung
quanh là gịi bọ và những
những người khác để t́m
những mănh vụn phế thải.
Em đă trấn an cha mẹ, những
người không muốn em ra đi.
“Không sao đâu. Con chỉ đi
làm thôi.” Cô bé bảo đă nói
với cha mẹ ḿnh như thế và
thêm: “Em muốn giúp đỡ gia
đ́nh.”
Vài giờ sau đó, một trong số
cha mẹ của các cô gái nhận
được cú phôn hoảng hốt từ
con ḿnh, cho hay chúng
không được đưa lên thành phố
Hồ Chí Minh mà đi Campuchia,
nơi mà các cô gái sẽ bị buộc
phải bán dâm.
Trẻ người non dạ
Đó là nỗi bất hạnh đă đổ lên
đầu nhiều cô gái trẻ vừa đẹp
vừa nghèo ở Đông Nam Á. Cũng
như các bậc cha mẹ, các em
thường thất học và thiếu
hiểu biết về những nguy hiểm
của đường dây buôn bán t́nh
dục quốc tế và cách thức kẻ
lạ mặt mê hoặc hay quyến rũ
các cô gái ngây thơ sa vào
con đường bán ḿnh cho các
kẻ mua dâm ngoại quốc. Sự
trinh trắng của các em là
điều được ham chuộng: Một số
đàn ông Á châu sẵn sàng trả
đến 600 mỹ kim để phá trinh
một cô gái v́ những kẻ này
tin rằng điều đó sẽ làm họ
hồi xuân, gặp may mắn và
ngay cả chữa được bịnh AIDS.
Việt Nam, vốn là xứ sở của
rất nhiều cô gái trẻ đẹp
đang sống trong t́nh trạng
tuyệt vọng, là thỏi nam châm
thu hút bọn buôn người.
Nhiều kẻ đă trả tiền cho các
gia đ́nh để họ cho con gái
lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan,
và Trung Quốc; một số khác
trực tiếp nằm trong đường
dây buôn người. Các bậc cha
mẹ thường bỏ qua những nguy
hiểm xảy đến với con gái họ
để mưu cầu một cuộc sống tốt
hơn.
“Các gia đ́nh này nghèo
quá”, theo lời bà Phan Thị
Quách, chủ tịch Hội Liên
hiệp Phụ nữ thị xă Rạch Giá,
tỉnh Kiên Giang, vốn là hội
tổ chức các chiến dịch giáo
dục chống nạn buôn người.
“Họ chỉ nghĩ đến việc t́m ra
tiền và làm thế nào để có
việc làm.”
Trong trường hợp của các cô
bé tại Rạch Giá, công an đă
có một cuộc bố ráp giải
thoát các em vào phút cuối ở
biên giới Campuchia sau khi
được báo bởi một người dân
địa phương, và một cách muộn
màng, từ ít nhất một phụ
huynh lo lắng cho con ḿnh.
Hầu hết sự kiện xảy ra không
được loan tải trong các bản
tin địa phương, bị đánh giá
thấp mối đe dọa thực sự hàng
ngày đến với những người
thuộc thành phần cùng khổ.
“Đó là sự toàn cầu hóa trong
h́nh thức tồi tệ nhất của nó”
theo lời bà Vương Diệp, chủ
tịch của Pacific Links
Foundation, một tổ chức bất
vụ lợi của người Mỹ gốc Việt
tại Milpitas, California. Tổ
chức này giúp pḥng ngừa nạn
buôn người bằng cách tạo cơ
hội hướng dẫn, giáo dục cho
các cô gái Việt có thể bị
nguy hiểm và cho các cô vừa
thoát khỏi cảnh buôn bán
t́nh dục.
“Nếu bạn không biết đọc
những thông cáo hoặc không
có tiền để mua báo hằng ngày
và bạn hiếm khi có đủ ăn,
làm thế nào bạn có thể hiểu
được những mối nguy hiểm này?”
bà Vương nói, “Thật dễ dàng
nh́n vấn đề ở phía khác. Tôi
đă gặp nhiều cô gái trẻ và
họ bảo rằng, ‘Em biết đó là
điều nguy hiểm, nhưng em
buộc phải liều bởi v́ chúng
em quá nghèo.’ Tôi đă bảo
các em: “Các em có nghĩ rằng
các em có sức để ngủ với 15
người đàn ông một ngày? Họ
hầu hết là nhũng kẻ ghê tởm
và kỳ quặc.” Các em đă ngây
thơ hỏi lại, “Cô đang nói
chuyện ǵ em không hiểu?”
Chống trả
Trên thế giới có khoảng
600,000 phụ nữ trẻ bị buôn
bán mỗi năm, theo ước tính
của Bô Ngoại giao Mỹ. Tại
Việt Nam, chính quyền mới
đây đă báo cáo rằng năm
ngoái có 6,684 nạn nhân của
nạn buôn người, trong số đó
2,578 người đă trở về nhà.
Họ cũng cho biết rằng có
21,038 người bị báo cáo là
mất tích, mà có thể đă bị
bán vào các động măi dâm.
Tuy vậy, các chuyên gia nghi
ngờ về độ chính xác của các
thống kê của chính quyền
Việt Nam và lo ngại rằng con
số sẽ cao hơn.
Các cơ quan hữu trách Việt
Nam trong những năm vừa qua
đă nỗ lực ngăn chận nạn buôn
bán t́nh dục. Ví dụ, công an
tại tỉnh nhà của 7 cô bé đă
có người hy sinh để ngăn
chận bọn buôn người. Tuy
vậy, trên b́nh diện tổng
quát, các chuyên gia cho
rằng cả chính quyền trung
ương lẫn địa phương đều
không có phương cách để giải
quyết vấn đề một cách thích
đáng.
Năm 2004, chương tŕnh
“Dateline” của đài truyền
h́nh NBC đă có một phóng sự
về nạn buôn bán t́nh dục tại
Campuchia. Trước sự bàng
hoàng của cộng đồng người Mỹ
gốc Việt, các cô gái bán dâm
c̣n rất trẻ đă nói tiếng
Việt. Từ phóng sự truyền
h́nh này, một số ngừời Việt
cư ngụ tại vùng Vịnh (San
Francisco) và nhiều nơi khác
bắt đầu thành lập các chương
tŕnh nhằm giúp ngăn ngừa
t́nh trạng khai thác t́nh
dục đó, ông Benjamin Lee,
chủ tịch của Tổ chức Trợ
giúp Trẻ em Không có Cha Mẹ
có trụ sở tại San Jose,
California (San Jose-based
Aid to Children Without
Parents), cho biết.
Họ thành lập tổ chức này
nhằm tạo cơ hội và hy vọng
cho những người cùng khổ và
giúp đỡ cho các em vừa thoát
khỏi các nhà chứa.
Tuy vậy, họ phải đối diện
với một nền văn hóa mà khiến
cho công việc trợ giúp của
họ gặp khó khăn; trong vài
trường hợp, cha mẹ các cô
gái bằng ḷng bán con gái
ḿnh cho bọn buôn người với
giá hàng ngàn mỹ kim. “Theo
cách suy nghĩ Á đông, con
cái phải vâng lời cha mẹ.
‘Tôi phải hy sinh thân ḿnh
cho gia đ́nh”, theo lời ông
Nguyễn Kim Thiện, giám đốc
của dự án “Mái ấm Hoa Hồng
Nhỏ” tại thành phố Hồ Chí
Minh, một dự án dành cho các
bé gái bị xâm phạm t́nh dục.
Chế độ nô lệ tân thời này
bắt rễ từ những vùng bị cô
lập bởi sự nghèo khó và gần
với các khu mại dâm phát
triển rầm rộ ở Campuchia,
chẳng hạn như vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Một ví dụ là
vùng ngoại ô của thị trấn
cảng xô bồ Rạch Giá, nơi mà
đa số là người gốc Khmer.
Thiếu thốn hằng ngày
Mặc dầu chính quyền Việt Nam
khoác lác rằng có đến 90%
dân chúng biết đọc viết,
nhiều người trong cộng đồng
này chỉ biết chút ít hoặc
hoàn toàn mù chữ. Họ quần
quật cả ngày lẫn đêm để nhặt
từ các đống rác các vật có
thể tái chế được, như bọc
nylon hay kim loại. Những
đứa trẻ chân đất, quần áo
rách rưới, chơi đùa trên
những đống rác tanh tưởi.
“Đây là cộng đồng mà chúng
tôi đă phải chỉ họ cách dùng
xà bông, nhà tắm- những điều
hết sức sơ đẳng.” Theo lời
bà Caroline Nguyen
Ticarro-Parker, đồng sáng
lập và là giám đốc hành
chánh của Catalyst
Foundation, một tổ chức có
trụ sở tại Mỹ. Tổ chức này
đă mở một trường học trong
vùng và đang làm việc với
“Habitat for Humanity” để
xây nhà cho người dân trong
vùng này.
“Cuộc sống qua ngày của họ
chỉ là ‘Hôm nay tôi phải làm
ǵ để có cái ăn? Hôm nay ai
sẽ trông coi con của tôi?’”
bà ta nói, “Cuộc sống thật
là quá vất vả cho họ. Họ
không thể nghĩ đến ngày mai”
Họ sống trong những túp lều
tranh dựng kế bên hay ngay
trên các đống rác đầy ruồi
muỗi. Sáng hôm rồi, chị Kim
Thị Màu, 23 tuổi, ngồi lựa
các bao nylon dơ bẩn. Năm
qua, Lâm, đứa con 4 tuổi của
chị chết đuối v́ té vào con
rạch ngập nước trong khi vợ
chồng chị làm việc kế bên.
Chị c̣n hai đứa con khác,
một đứa 20 tháng và đứa kia
mới 4 tháng.
“Tôi mong có một ngôi trường
cho các con tôi đi học – một
nơi không dơ dáy như nơi
đây,” chi Kim nói. Cả chị và
người chồng 28 tuổi đều mù
chữ.
Bởi những khó khăn như vậy,
thật là khó có thể cưỡng lại
lời hứa hẹn về các việc làm
với thù lao khá của những kẻ
lạ mặt vào trong làng. Nhiều
gia đ́nh trong số họ sống
lây lất chỉ với 1 hay 2 mỹ
kim một ngày. Trong trường
hợp của 7 cô bé nói trên,
bọn buôn người nói rằng
chúng có thể trả cho mỗi em
120 mỹ kim một tháng khi làm
việc trong quán cà phê tại
thành phố.
Tuyển lựa tại nhà
Vào buổi sáng Tháng 12 đó,
một gia đ́nh ở thôn Vĩnh
Quang, Rạch Giá đă vô t́nh
loan báo về việc tuyển dụng
nhân công. Hơn một tá các cô
gái cùng với gia đ́nh đă tụ
tập đến.
“Ông ta nh́n vào mặt chúng
em và nói ‘Con bé này được.
Con bé kia được’” Danh Thị
Anh, một cô gái nhút nhát
với giọng nói nhỏ nhẹ cho
biết như thế. Danh Thị Anh,
20 tuổi, là một trong các cô
gái được chọn, khi đó em 19.
Việc tuyển lựa bắt đầu từ 11
giờ sáng. Đến 1 giờ chiều,
các cô bé vị thành niên đă
lên đường. Chẳng bao lâu sau
đó, một nhân viên của
Catalyst, người mà đă cố
gắng khuyên các em đừng đi,
bảo một người dân trong vùng
gọi báo cho công an.
Hầu hết các cô gái trẻ này
chưa từng đi xa nhà một
ḿnh. Vài giờ sau đó, một em
đă phát giác ra là các em
không trên đường đến thành
phố Hồ Chí Minh, em Trương
Nhi Linh và hai em khác nhớ
lại.
Nhờ một cô bé có cell phone,
các em bắt đầu gọi cho gia
đ́nh biết, và cuối cùng một
bà mẹ đă gọi cho công an.
Vài em bắt đầu khóc. Chúng
được đưa đến thị trấn An
Biên, phía nam Rạch Giá và
là nơi các em sẽ được đưa ra
bờ biển, xuống tàu đánh cá
sang Campuchia.
“Chúng em sợ quá, chúng em
không biết ḿnh đang ở đâu”
Trương Nhi Linh nói.
Nhưng công an phụ trách theo
dơi bọn buôn người đă đi
đúng tuyến và t́m ra được
các em lúc 10 giờ đêm. NgườI
đàn bà đưa các em đi bị bắt.
Người đàn ông trốn thoát.
Khoảng 4 giờ sáng ngày hôm
sau, các em được đưa trở lại
Rạch Giá.
“Không rơ người dân trong
vùng sẽ rút được kinh nghiệm
ǵ từ vụ thoát nạn trong
đường tơ kẻ tóc này. Các đại
diện của Caytalyst
Foundation đă tổ chức một
cuộc họp sau đó. “Chúng tôi
bảo họ. Đây là những điều sẽ
xảy ra. Con gái của bà con
sẽ bị hăm hiếp, không chỉ
bởi một người, mà bởi nhiều
người,” bà Caroline
NguyenTicarro-Parker cho
biết. Nhưng bà ta không chắc
là việc đó sẽ không tái diễn.
Đối với những ai sống trong
hoàn cảnh cực kỳ khó khăn,
bà Nguyễn nói, “Đó quả là
một số tiền rất lớn.”
Cô bé 17 tuổI Trương Thi Nhi
Linh, người sống trong cái
cḥi chen chúc trên mặt nước
với gia đ́nh chín người, nói
rằng em đă không suy xét
nhiều đến những ǵ có thể
xảy tới cho bản thân em nếu
em bị đưa đến Campuchia.
“Em không nghĩ về điều đó,”
cô ta nói với giọng buồn
buồn, “Nếu điều bất hạnh xảy
đến, đó có lẽ là phần số của
em. Đó là cuộc đời!”