Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Quan hệ Việt - Mỹ và vấn đề nhân quyền tại Việt Nam

 

Thanh Quang,

phóng viên RFA
 

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (ngồi giữa) tại cuộc hội thảo đánh dấu kỷ niệm 15 năm b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ tổ chức tại Washington

Trong cuộc hội thảo tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 14/9 đánh dấu kỷ niệm 15 năm ngày Washington và Hà Nội thiết lập bang giao, nhiều diễn giả đă đề cập tới sự tiến bộ đáng kể trong mối quan hệ Mỹ-Việt.

Nhưng có lẽ bên cạnh những mặt tích cực ấy, mối quan hệ tiếp tục gặp trở ngại không nhỏ về vấn đề dân chủ, nhân quyền, và cái nh́n chưa thật sự tín nhiệm nhau giữa Hà Nội và cộng đồng người Việt tự do hải ngoại.

 

Nhân quyền - vấn đề muôn thưở

Qua cuộc trao đổi với một trong những diễn giả tại buổi hội thảo vừa nói, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng giảng dạy tại Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ, Thanh Quang nêu lên câu hỏi trước tiên là vấn đề nhân quyền có vai tṛ quan trọng như thế nào, có thể ảnh hưởng ra sao tới mối bang giao Mỹ-Việt, GS Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét:

"Nhân quyền là vấn đề không bỏ được. Bang giao Việt-Mỹ bao gồm nhiều quyền lợi lắm, từ quyền lợi kinh tế, chiến lược đến nhân quyền. Những quyền lợi đó biến chuyển tuỳ theo thời điểm. Nếu quyền lợi kinh tế, chiến lược lớn th́ quyền lợi nhân quyền bị bớt đi. Nhưng vấn đề nhân quyền không thể nào bỏ được v́ nhiều lư do:

Thứ nhất chính phủ Mỹ nào cũng phải có chính sách thích hợp mới được người dân ủng hộ, mà trong đó, nhân quyền là niềm tin cốt lơi của dân Mỹ. Thứ hai là Việt Nam hiện chưa đủ tầm quan trọng chiến lược để có thể làm mờ ảo vấn đề nhân quyền. Và thứ ba là có những cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu tại VN, họ cũng muốn Việt Nam có dân chủ, tự do để chứng tỏ sự hy sinh của họ cùng đồng đội không trở thành vô ích.

Thí dụ Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu chiến binh, rất ủng hộ mối bang giao Mỹ-Việt và tuyên bố hồi tháng 7 vừa qua là ông mong rằng một ngày kia, Việt Nam sẽ cho phép việc chống đối ôn ḥa và tại Việt Nam, sẽ có sự cai trị của chính quyền dựa trên sự đồng thuận của nhân dân.

Ông cũng hy vọng sự cộng tác giữa 2 nước trên quyền lợi chung được đặt căn bản trên giá trị chung. Ngoài ra, chính chính phủ VN cũng nói rằng muốn xây dựng một nước giàu, dân mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Thật ra mục tiêu tối hậu của nhân dân hai nước không có ǵ khác nhau. Điều quan trọng nhất là vấn đề nhân quyền đă được định chế hóa tại Mỹ rồi. Quốc Hội Hoa Kỳ đă lập ra Uỷ ban Tự do Tôn giáo. Bộ Ngoại giao cũng đă đặt ra chức vụ Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách dân chủ, nhân quyền và quyền lao động. V́ thế mỗi năm Bộ Ngoại giao bắt buộc phải công bố một bản phúc tŕnh thường niên về nhân quyền.

Trong khi đó Đại sứ Mỹ ở VN cũng phải đóng góp vào, với bổn phận thúc đẩy vấn đề nhân quyền của VN. Trong buổi họp vừa rồi ở Thượng Viện, ông Joe Yun, Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, cũng cho biết nhân quyền là vấn đề quan trọng trong nghị tŕnh thảo luận giữa 2 nước, và cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới sẽ được đặt ra. Do đó, nhân quyền là vấn đề không thể bỏ được trong mối quan hệ Mỹ-Việt."

 

Thanh Quang: GS vừa chú trọng tới phía Mỹ. C̣n về phía VN, trong thời gian qua, Hà Nội luôn cam kết tôn trọng và cải thiện nhân quyền, tự do, dân chủ, như Thủ tướng Phan Văn Khải khi viếng thăm Hoa Kỳ năm 2005 đă hứa cải thiện tự do tôn giáo ở VN, rồi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Mỹ hồi năm 2008 cũng cam kết xúc tiến và bảo đảm những quyền và tự do căn bản của người dân VN. Theo nhận xét của GS th́ trên thực tế, VN đă thực hiện những lời hứa như vậy ra sao ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Thực ra trong giai đoạn mà ông Phan Văn Khải sang Hoa Kỳ th́ người Mỹ quan tâm rất nhiều về vấn đề tự do tôn giáo. Hồi đó có nhiều vụ lắm. Nếu mà nói tự do tín ngưỡng ở VN, ai muốn thờ ǵ th́ thờ th́ VN có được điều đó. Chỉ có vấn đề là tín đồ không được tổ chức thôi.  Nếu tôn giáo nào muốn tổ chức độc lập khỏi chính quyền th́ nhà nước không chấp nhận.

Tức nhà nước cho tự do tín ngưỡng nhưng không cho tự do lập hội về vấn đề tôn giáo. Điều đó th́ cộng đồng người Việt ng̣ai này không đồng ư và người Mỹ cũng không hài ḷng. Tuy nhiên, có một số vấn đề. Hồi đó có vụ trên Cao Nguyên th́ họ cũng mở cửa để ông Đại sứ Mỹ đến, Đại sứ cũng thấy hài ḷng.

Do đó, trước khi Tổng thống Bush ra đi, Bộ Ngoại giao Mỹ đă rút VN khỏi danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Nghĩa là ít ra Bộ Ngoại giao Mỹ cũng coi VN có được tiến bộ về tôn giáo.

C̣n về tự do, dân chủ th́ chúng ta thấy Mỹ cũng đă phàn nàn, và ngay cộng đồng VN cũng chỉ trích Hà Nội bắt bớ những người bất đồng chính kiến, không cho lập hội tự do.v.v…T́nh h́nh như vậy đang xảy ra khiến cộng đồng người Việt hải ngoại không hài ḷng và người Mỹ cũng rất phiền ḷng.

 

vm7-250.jpg

Các ông Satu Limaye, Nguyễn Mạnh Hùng, Joe Jun, Lê Văn Bàng trên ghế chủ tọa tại cuộc hội thảo.

Ḥa giải - Hà Nội phải làm ǵ?

Thanh Quang: Thưa, GS vừa nhắc tới cộng đồng người Việt hải ngoại. Phía nhà cầm quyền VN từng cam kết ḥa giải dân tộc để kêu gọi, thu hút sự đóng góp, nhất là về tiền của, trí tuệ của người Việt hải ngoại, cho sự phát triển đất nước. Nhưng theo GS, Hà Nội có thể hiện cụ thể sự ḥa giải đó không ? Thực chất của lời kêu gọi này ra sao ?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết VN đă làm được một số công việc, nhưng vẫn chưa đủ để có thể đi tới chỗ ḥa giải ṭan diện.Thứ hai là những biện pháp này cũng có hiệu quả phần nào, thí dụ như họ tạo điều kiện dễ dàng phần nào cho người Việt hải ngoại về VN, đi đi lại lại, chẳng hạn cấp loại visa 5 năm, rồi họ t́m cách mời gọi trở về.

Tôi cũng thấy một số người Việt hải ngoại cũng đă trở về rồi, như một số người ở “Thung lũng Điện tử” cũng đă về làm công việc chuyên môn. Rồi VN cũng xét cho phép mua nhà cũng thu hút khá nhiều người trở về. Ông nào đă về hưu mà muốn sống với chi phí rẻ th́ cũng về. Ông nào thấy việc bên Mỹ này khó cũng lại về.

Tức là chúng ta thấy nhà nước VN kêu gọi người Việt hải ngoại về đóng góp cho đất nước th́ có, nhưng họ ḥa giải thực sự th́ không có. Bởi v́ liên hệ hiện nay là liên hệ xin-cho, nghĩa là họ chỉ cho một số đặc lợi thôi trong khi ḥa giải thực sự th́ phải ḥa giải trên cơ sở b́nh đẳng.

Ở Việt Nam hiện giờ, sách vở giáo khoa, tuyên bố chính thức, rồi báo chí…vẫn coi chiến tranh VN trước đây là cuộc chiến giữa nước Mỹ và dân tộc VN. Điều đó có nghĩa là họ gạt ra những người chiến đấu cho Miền Nam tự do. Thế những người này là những người phản quốc à ? Đó là điều không thể nào chấp nhận được.

Từ năm 2005, khi ông Phan Văn Khải sang Mỹ này th́ tôi nhận thấy có một số tiếng nói ở VN đặt vấn đề trả lại danh dự, đồng thời tỏ ḷng tôn kính đối với các chiến sĩ VNCH. Thứ nhất là ông Vơ Văn Kiệt lúc đó nói rằng nhà ông ấy cũng có người chiến đấu ở cả 2 phía, và tất cả đều là con của mẹ Việt Nam hết th́ phải thắp hương để tưởng nhớ họ.

Gần đây tướng Vĩnh, khi đề cập tới Ḥang Sa, ông nói máu của chiến sĩ VNCH đă đổ trong trận hải chiến với Trung Quốc lúc ấy tức là đổ cho quê mẹ, th́ họ phải được kính trọng, tôn trọng, phải được coi b́nh đẳng với tất cả những chiến sĩ bên quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong khi đó, trong nước cũng đă có người đề nghị tổ chức lễ truy điệu các chiến sĩ 2 bên. Chúng ta thấy những đề nghị như vậy chỉ chưa phát xuất từ chính phủ thôi, mà từ những viên chức cao cấp đă về hưu rồi. Nhưng ít nhất chúng ta thấy trong hàng ngũ lănh đạo của đảng CS, đă có những người nghĩ đến chuyện này rồi. Tôi nghĩ là đa số người VN cũng đă nghĩ như vậy rồi. Vấn đề là cho đến khi nào Hà Nội trả lại danh dự cho những chiến sĩ VNCH th́ họ mới chứng tỏ được thiện chí thôi. C̣n bây giờ th́ chưa có.

Thực hiện được điều này là việc lớn lắm, phải cần một lănh tụ lớn lắm mới làm được. Nên họ chỉ làm những chuyện nho nhỏ, như giúp ông Nguyễn Đạt Thành đi t́m hài cốt chiến hữu trong trại cải tạo để cải táng. Rồi nghĩa trang quân đội Biên Ḥa th́ cộng đồng người Việt hải ngoại đang chờ xem Hà Nội làm ǵ.

Có người nói là họ sẽ bỏ nghĩa trang đó cho Đại Hàn làm cơ sở thương mại. Có người nghĩ là họ vẫn giữ nguyên nghĩa trang ấy, sẽ làm điều ǵ đó long trọng hơn, biến nghĩa trang đó thành một di tích lịch sử, như vậy sẽ khuyến khích người ta trở về thăm đồng đội.

Có người nói làm như vậy có thể giúp xúc tiến cho du lịch nữa, cũng tạo nên một sự hàn gắn nào đó. Bở v́ sẽ có những người Mỹ trở lại nơi đó để tỏ ḷng kính trọng đồng nghiệp của họ. Các cựu chiến binh Mỹ cũng có thể làm việc đó. Nhưng vấn đề này th́ chưa thấy giới cầm quyền VN đi đến nơi đến chốn.

 

Thanh Quang: GS vừa nhắc tới một vài tiếng nói tiêu biểu thuộc hàng ngũ lănh đạo của CSVN, nhưng là những viên chức đă về hưu rồi. C̣n về phía đương quyền, theo GS, Hà Nội cần phải hành động cụ thể, thiết thực như thế nào để có thể chuyển biến được sự chống đối, thậm chí phẩn nộ lâu nay của người Việt hải ngoại đối với giới cầm quyền trong nước?

GS Nguyễn Mạnh Hùng: Tôi thấy hải ngoại này th́ cũng có nhiều người đă hợp tác rồi. Thế c̣n về việc phẫn nộ th́ họ không đồng ư nhiều chuyện lắm. Nhưng điều ít nhất mà Hà Nội cần phải làm là trả lại danh dự cho những chiến hữu VNCH đă nằm xuống.

C̣n nếu để làm hài ḷng tất cả người Việt hải ngoại này th́ là giải thể chế độ CS, như họ thường nói. Nhưng hiện nay, trong nhà cầm quyền CSVN, chẳng có người nào muốn mất việc cả. Việc đó có lẽ không xảy ra, hay ít nhất chưa xảy ra trong lúc này.

 

Thanh Quang: Xin cảm ơn GS Nguyễn Mạnh Hùng.


<< trở về đầu trang >>
free counters