Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

RSF đả kích CSVN đàn áp tự do ngôn luận

RSF đả kích CSVN đàn áp tự do ngôn luận

 

HÀ NỘI (NV) - Một người từng mặc áo thun có hàng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” và hàng chữ chống khai thác bauxite ở Tây nguyên đă được thả sau hơn 4 ngày giam giữ, thẩm vấn gần như liên tục.

Theo một nguồn tin ở Hà Nội, ông LMP đă được thả cho về nhà. Ông đă bị bắt ngày 29 Tháng Tám và được thả ra ở cuối ngày 1 Tháng Chín, 2009. Theo nguồn tin, có lúc ông đă bị thẩm vấn liên tục 48 giờ không được ngủ. Đây là một cách khủng bố và làm suy kiệt tinh thần của người bị công an CSVN bắt giữ.

Ông P, trước đây, từng có một vài phát biểu trên Internet về chủ quyền quốc gia cũng như vấn đề khai thác bauxite ở Tây nguyên nhưng ông không có mở blog riêng.

Nguồn tin trên nói ông đă phải “hứa sẽ không mặc những áo phông có in chữ phản đối khai thác bauxite ở Tây Nguyên và TS-HS là của Việt Nam.”

Qua các tin tức những ngày gần đây, các người bị công an CSVN bắt giam, kể cả kư giả ăn lương nhà nước, đều có bài viết, lời nói hay mặc áo có các chữ xác định chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chống khai thác bauxite. Mẫu số chung của những người này là bày tỏ yêu nước và chống Trung Quốc bá quyền.

Blogger “Điếu Cày” bị án tù 30 tháng hồi năm ngoái là một trong những người mặc áo có hàng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Ông cũng từng cùng một nhóm bạn căng biểu ngữ chống Trung quốc bá quyền trên thềm nhà hát thành phố Sài G̣n hồi đầu năm 2008.

Ông P. không phải là một blogger hay người viết báo mạng cá nhân nổi tiếng như ông Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió hay blogger Điếu Cày.

Các bài viết “một chữ hai nghĩa” của ông Hiếu trên “Người Buôn Gió Mutiply” rất nổi tiếng, hoặc gây xúc động hoặc tạo ra các tiếng cười khoái trá. “Cường vương” ươn hèn hay tể tướng “Bạo” chỉ giỏi thủ đoạn vặt, trong các câu chuyện của nước Vệ ắt không làm những kẻ bị ám chỉ, vui ǵ.

Người Buôn Gió bị bắt từ ngày 27 Tháng Tám, 2009 đến nay, không ai nghe thấy tin tức ǵ, dù là vợ của nạn nhân. Ông cũng là người từng mặc áo thun có hàng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.” Tấm h́nh này được ông phổ biến trên trang báo mạng của ông.

Một ngày sau khi bắt Người Buôn Gió, nữ kư giả Đoan Trang của báo điện tử “Tuần Việt Nam” đă bị bắt giam. Nguyễn Anh Tuấn, tổng biên tập của báo Tuần Việt Nam và Vietnamnet xác nhận Đoan Trang bị bắt v́ liên quan đến “an ninh quốc gia.” Ông phủ nhận nữ kư giả này bắt v́ các bài cô viết có tính cách nhậy cảm trên Tuần Việt Nam khi đề cập đến vai tṛ của Bắc Kinh trong Hội Nghị Geneve cắt đôi Việt Nam năm 1954. Cô cũng viết về khai thác bauxite và viết về chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo báo điện tử Đối Thoại, một viên chức cấp cao về thời sự của Đài Truyền H́nh Việt Nam cũng đă bị bắt. Đối Thoại đưa tin này và nói chưa được kiểm chứng, “Theo nguồn tin nội bộ từ lănh đạo Đài Truyền H́nh Việt Nam, chiều ngày Thứ Bảy (29 Tháng Tám, 2009), cơ quan An Ninh Điều Tra-Bộ Công An đă thực hiện việc bắt khẩn cấp, khám xét nơi làm việc và nơi ở của nhà báo Trần Uy - phó trưởng Ban Thời Sự - Đài Truyền H́nh Việt Nam v́ “có những hoạt động xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia.”

Nhà báo Trần Uy là một nhà báo trẻ, đầy triển vọng của làng báo h́nh VN hiện nay với hàng loạt phóng sự chuyên đề đề cập sâu những vấn đề nổi cộm hiện nay như: khiếu kiện đất đai, hàng Trung Quốc tràn ngập VN, ô nhiễm môi trường ở công ty VeDan... có nhiều tiếng vang trong làng báo. Anh cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp đạo diễn và phát h́nh về vụ “thú tội” của 4 nhà dân chủ tối ngày 19 Tháng Tám, 2009, trong đó bị quy tội là đă cố ư để 4 nhà dân chủ lợi dụng cơ hội hiếm có, sử dụng VTV làm nơi tuyên truyền về dân chủ, đa nguyên đa đảng, về đảng Dân Chủ Việt Nam đến hàng chục triệu người VN trong, ngoài nước và dư luận quốc tế, gây bất lợi cho chính sách đối ngoại của VN.

Thông tin ban đầu cho biết: anh và một số nhà báo trẻ ngoài Bắc đă quan hệ với ông Lê Công Định từ lâu, tham gia và điều hành hoạt động của đảng Dân Chủ VN ở miền Bắc. Theo lời khai của những người đă bị bắt, Trần Uy hướng tới mục tiêu là bộ trưởng Bộ Thông Tin-Truyền Thông trong chính phủ đa đảng sau này nếu việc tham chính của đảng Dân Chủ VN thành công.”

Trong một bản tin hôm qua, báo Người Việt đưa tin người viết báo mạng cá nhân “Sphinx” bị bắt từ đêm 31 Tháng Tám, 2009. Có lẽ, ông này bị bắt sau khi bỏ lên Internet ít chữ cuối cùng. Một ngày trước, ông này viết, “Những người vô gia cư, ăn mày, ăn xin, trẻ lang thang... nên nói thật nhiều về Hoàng Sa, Trường Sa và bô-xit Tây Nguyên để có được cơm ăn và 1 căn pḥng che mưa nắng - dù rất chật chội nhưng c̣n hơn vất vưởng đầu đường xó chợ; lại c̣n có thể được gặp gỡ và tiếp xúc những người như Điếu Cày, Lê Thị Công Nhân, cha Nguyễn Văn Lư và nhân vật nóng Người Buôn Gió nữa chứ!!!”

Ngày 28 Tháng Tám, 2009, Blogger Phinx viết, “Giáo dân đă biểu t́nh v́ đàn áp Công Giáo, Phật tử đă biểu t́nh v́ Phật Giáo quốc doanh, dân oan đă biểu t́nh v́ bị cướp đất cướp nhà. Chỉ c̣n thiếu dân mạng biểu t́nh v́ đàn áp, bắt bớ bloggers nữa thôi!!!”

Tất cả đều là những lời b́nh luận “nhậy cảm” mà một chế độc độc tài đảng trị như ở Việt Nam có thể cột vào điều 88 của Bộ Luật H́nh Sự để bỏ tù.

Ngày 1 Tháng Chín, 2009, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới phổ biến lời tuyên bố “lên án chế độ Hà Nội bắt giam nữ kư giả Đoan Trang và người viết báo mạng Bùi Thanh Hiếu” chỉ v́ hai người này đả kích chính sách của đảng CSVN về Trung Quốc.

“Chúng tôi tiếc là nhà cầm quyền đă hành tội các người phê phán (nhà nước).” RSF viết. “Tự do phát biểu (tại Việt Nam) đă bị bóp lại những tháng gần đây do hậu quả từ việc nhà cầm quyền khó chịu với những lời chỉ trích các vấn đề liên quan đến quan hệ Trung Quốc.”

RSF kêu gọi Hà Nội “trả tự do nhanh chóng cho Hiếu và Trang v́ những lời phê b́nh họ đưa ra không gây nguy hại ǵ cho an ninh quốc gia và lại là một phần của quyền căn bản về tự do diễn đạt.”

Hồi năm ngoái, RSF từng xếp Việt Nam là một trong 12 nước trên thế giới là “kẻ thù của Internet.” Nh́n chung, RSF xếp Việt Nam hạng gần chót bảng, 168 trên tổng số 173 nước về tự do báo chí.

V́ tính cách khép kín của guồng máy công an trị, cho tới nay, người ta không biết đích xác đă có bao nhiêu người đă bị bắt giam, thẩm vấn và có thể bị truy tố chỉ v́ bày tỏ ḷng yêu nước, chống Trung Quốc bá quyền không có sự đạo diễn của nhà nước.


<< trở về đầu trang >>
free counters