Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu Ngoại trưởng Clinton áp lực nhân quyền tại Việt Nam
AFP
BT phỏng dịch
Hoa Thịnh Đốn - Trước sự lên án CSVN gần đây của các nhà hoạt động và người dân trong nước, các nhà lập pháp Hoa Kỳ hôm 27-10 đă lên tiếng kêu gọi Ngoại trưởng Hillary Clinton áp lực hơn nữa về mặt nhân quyền đối với Hà Nội trong chuyến đi Việt Nam sắp tới.
Lời kêu gọi mới đây nhất được Dân biểu Loretta Sanchez thuộc đảng Dân chủ tiểu bang California, cùng ba thành viên khác của Quốc hội đă yêu cầu Bà Ngoại trưởng Clinton "nêu lên các trường hợp đặc trưng và yêu cầu có những tiến triển thật sự" về nhân quyền khi gặp các nhà lănh đạo Việt Nam tại một hội nghị thượng đỉnh châu Á vào cuối tuần này.
Trong thư kêu gọi gởi đến Bà Clinton, các nhà lập pháp Hoa Kỳ nhấn mạnh: "Chúng tôi kêu gọi Bà nhân cơ hội này hăy đẩy nhân quyền làm vấn đề nền tảng trong chính sách Mỹ-Việt và để chứng minh sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các quyền tự do cơ bản của người Việt Nam".
Trong một bức thư tương tự, Thượng nghị sĩ Barbara Boxer của California cũng đă yêu cầu Bà Clinton hăy "kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam ngay lập tức phóng thích tất cả tù nhân bị giam giữ v́ chỉ v́ họ vận động một cách ôn ḥa những điều họ cho là chính đáng."
Cả hai lá thư đă yêu cầu Bà Clinton lên tiếng mạnh mẽ trường hợp của nhà văn và nhà bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thủy. Bà Trần Khải Thanh Thủy đă bị kết án 2 năm rưỡi tù giam về tội hành hung mà chính nhà cầm quyền Hà Nội đă áp đặt cho bà.
Các lá thư cũng chỉ trích việc Hà Nội bắt giữ gần đây các thành viên của Đảng Việt Tân, mà theo những nhà lập pháp nói trên là một "tổ chức tranh đấu cho dân chủ", nhưng CSVN ngăn cấm như là một "tổ chức khủng bố."
Hai lá thư gửi Ngoại trưởng Clinton được gửi đi cùng lúc với việc nhà cầm quyền CSVN trong hai vụ xử riêng biệt, đă kết án ba nhà tranh đấu cho lao động và sáu giáo dần Cồn Dầu.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đă lên tiếng can thiệp trước đó cho sáu giáo dân Cồn Dầu, cho rằng họ bị tra tấn trong chiến dịch siết chặt tự do tín ngưỡng ở Việt Nam. Trong khi đó nhà cầm quyền Việt Nam phủ nhận không có thương tích nào cả, cho rằng đây là một vụ việc tranh chấp đất đai, không liên hệ tới tôn giáo.