Loretta Sanchez: Nữ Dân biểu Hoa Kỳ tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam
Nguyễn Khanh và Quỳnh Như, RFA
2009-10-24
Hai ngày sau khi Hạ Viện Liên Bang Hoa Kỳ thông qua nghị quyết H.R. 672 đ̣i hỏi chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, trong đó có những bloggers đang bị giam cầm chỉ v́ sử dụng Internet để phổ biến tin tức và chia sẻ quan điểm, người bảo trợ nghị quyết là Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez đă dành cho Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt.
Photo by Đỗ Lịnh Dzũng/RFA
Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez trong dịp trả lời phỏng vấn RFA ngày 23.10.2009
Sau đây là những điểm chính trong cuộc phỏng vấn. Phần chuyển ngữ do Khánh An, Quỳnh Như và Thanh Quang đọc.
Nghị quyết 672
Nguyễn Khanh: Trước hết xin chúc mừng Bà vừa thành công với nghị quyết số 672. Có lần Bà bảo với chúng tôi là nhiều buổi sáng khi thức dậy, h́nh ảnh của Việt Nam hiện ngay trong đầu của Bà. Bây giờ, chuyện này c̣n hay không?
Loretta Sanchez: Vẫn c̣n chứ. Tôi tin rằng nếu đọc hồ sơ của Quốc Hội, chắc ông cũng nhận ra ngay là trong 13 năm làm đại biểu, tôi là người nói đến Việt Nam nhiều nhất. Tôi tŕnh bày chuyện Việt Nam trước nghị trường của Hạ Viện, bảo trợ những dự luật, những nghị quyết liên quan đến Việt Nam, viết thư cho người này, người khác để nhắc nhở hay tŕnh bày với họ về chuyện liên quan đến Việt Nam. Tôi cũng là người nhiều lần t́m cách vào Việt Nam, và là một trong số rất ít người không được chính phủ Việt Nam cấp visa. Tôi có cảm tưởng ḿnh là nữ đại biểu quốc hội tranh đấu cho người Việt Nam.
Nguyễn Khanh: Sau nghị quyết H.R. 672, bước kế tiếp của Bà là ǵ?
Loretta Sanchez: Có rất nhiều điều tôi đang làm. Trước hết là phải đưa Việt Nam trở lại danh sách những quốc gia cần quan tâm v́ tự do tôn giáo CPC. Chắc ông cũng nhớ tôi là người từng bảo là phải đặt Việt Nam vào danh sách này và đă thành công, nhưng sau đó chính phủ của Tổng Thống George W. Bush lại bỏ ra và cho họ vào WTO. Bây giờ, tôi muốn chính phủ đưa họ trở lại, v́ những ǵ họ đă làm, đặc biệt là vụ Tu Viện Bát Nhă mới xảy ra hồi gần đây. Có thể nói là chúng tôi có dư bằng chứng để đ̣i hỏi hành pháp đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, và tôi rất mong thấy chính phủ làm điều này.
Điểm thứ nh́ là tôi đang vận động để Quốc Hội thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam. Tôi mới soạn lá thư gửi cho Thượng Nghị Sĩ Chủ Tịch Tiểu Ban Châu Á Thái B́nh Dương Jim Webb, và đang xin chữ kư của các đồng viện. Đây là điều chúng ta phải làm.
Điều thứ 3 là mới ngày hôm qua, tôi được tin nói Google trợ giúp chính phủ Việt Nam kiểm soát Internet bằng cách cung cấp cho Việt Nam các chi tiết họ có liên quan đến người sử dụng Internet. Đây là chuyện không thể chấp nhận được, và điều tôi phải làm là viết thư, gọi điện thoại cho Google hỏi xem tin này như thế nào, họ giúp chính quyền Việt Nam những ǵ.
Nguyễn Khanh: Chính phủ của ông Bush không ủng hộ việc đưa Việt nam vào danh sách CPC, c̣n chính phủ mới của ông Obama th́ sao?
Loretta Sanchez: Tôi có dịp nói chuyện nhiều lần với Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton. Mỗi lần nói chuyện với Bà Ngoại Trưởng, tôi có nhiều điều cần tŕnh bày, từ chuyện chiến tranh Afghanistan đến chuyện Iran, từ chuyện biên giới Hoa Kỳ và Mexico cho đến tệ nạn buôn người đang xảy ra trên thế giới, nhưng bao giờ Việt Nam cũng đứng đầu danh sách những điều tôi thấy cần tŕnh bày với Bà Ngoại Trưởng.
Tôi cũng đang dàn xếp để ngồi ăn cơm tối cùng Bà Ngoại Trưởng, lúc đó sẽ có nhiều th́ giờ nói chuyện hơn. Và đương nhiên, chuyện hàng đầu vẫn là chuyện Việt Nam. Tôi muốn nghe chính Bà Clinton nói với tôi về chính sách của tân chính phủ đối với Việt Nam.
Hiện tôi không biết hành pháp có chính sách mới đối với Việt Nam hay vẫn giữ chính sách cũ như thời ông Bush. Tôi có cảm tưởng là tân chính phủ vẫn chưa có quyết định rơ rệt về chính sách đối với Việt Nam, nên tôi mong sẽ ngồi ăn cơm với Bà Clinton, để tôi có cơ hội tŕnh bày tất cả những điểm Bà nên biết trước khi quyết định chính sách, chiến lược và quan hệ với Việt Nam.
Nguyễn Khanh: Chỉ 2 ngày trước đây trước diễn đàn Hạ Viện, Bà bảo rằng điều Bà quan ngại nhất là chính phủ Hoa Kỳ không có một chính sách cứng rắn đối với Việt Nam. Với tất cả ḷng quư trọng, tôi xin thưa với Bà rằng mỗi khi chuyện Việt Nam được nói đến, dường như hành pháp và lập pháp Mỹ không hát cùng một điệu, không múa cùng một nhịp. Thưa Bà, có phải thế không?
Loretta Sanchez: Tôi không biết. Tôi biết chính sách chính quyền Clinton trước đây là mở rộng trao đổi thương mại, tôi cũng biết chính quyền George W. Bush là bỏ quên nhân quyền để dồn nỗ lực cho kinh tế. Chính v́ thế, tôi thấy cần phải ngồi xuống nói chuyện với Bà Clinton, hỏi thẳng Bà ta là có phải chính sách vẫn là thương mại hay không và nếu vẫn đặt thương mại lên hàng đầu th́ làm sao chúng ta có thể đ̣i hỏi các nước khác phải tôn trọng nhân quyền, trong khi chúng ta lại làm ăn với Việt Nam và quên đến những việc không thể chấp nhận được mà Hà Nội đang đối xử với người dân của họ. Ngay tại Quốc Hội cũng vậy, tôi vẫn liên tục nhắc nhở các đồng viện đừng quên yếu tố nhân quyền.
Tôi cũng biết là điều tôi đang làm là chuyện rất khó. Ở thời buổi kinh tế khó khăn hiện giờ, không ai muốn bỏ thị trường cả. Nhưng ở một điểm nào đó, mọi người cũng không thể quên được yếu tố nhân quyền. Với tôi, đó là điều rất quan trọng và trách nhiêm của tôi là đặt nhân quyền trước mặt mọi người để không ai có thể quên được.
Dự luật Nhân Quyền cho VN
Nguyễn Khanh: C̣n Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam th́ sao? Hạ Viện đă nhiều lần thông qua, Thượng Viện đă nhiều lần gác lại. Lần này th́ sao? Tôi có cảm tưởng Hạ Viện và Thượng Viện không đồng quan điểm với nhau…
Loretta Sanchez: Không đúng như vậy đâu. Bên Thượng Viện chỉ cần một Thượng Nghị Sĩ thôi là đủ để dự luật không được đưa ra thảo luận. Hạ Viện đă thông qua Dự Luật này 2 lần và sẽ thông qua một lần nữa, và như thế trở ngại là ở phía Thượng Viện.
Tôi nói rơ cho ông biết là bên Thượng Viện có 2 Nghị Sĩ không đồng ư là ông John McCain và ông John Kerry, cả hai đều nói KHÔNG. Một ông Cộng Ḥa, một ông Dân Chủ, cả hai từng chiến đấu ở Việt Nam, một người từng bị bắt làm tù binh, ngồi tù 6 năm rưỡi trong trại tù Hilton. Lần này t́nh h́nh dường như khác, tôi nghe nói là cả hai ông không phản đối, không t́m cách gác dự luật lại. Tôi nghe nói như thế.
Vấn đề c̣n lại là chúng tôi phải tŕnh bày với tất cả các vị Thượng Nghị Sĩ, phải vận động họ ủng hộ, và tôi tin nếu có được đa số ủng hộ, lần này dự luật sẽ được thông qua.
Tôi có nói chuyện với Bà Chủ Tịch Nancy Pelosi, Bà Chủ Tịch bảo là sẽ thông qua. Sau đó tôi và một số đồng viện sẽ đi sang Thượng Viện nói chuyện với ông McCain và ông Kerry, tŕnh bày cho hai ông biết tầm quan trọng của dự luật này, quan trọng cho nước Mỹ và cho nhân dân Việt Nam.
Quỳnh Như: Sắp tới đây Bà có kế hoạch đi thăm Việt Nam không?
Loretta Sanchez: Sắp tới đây chính phủ Việt Nam sẽ cấp visa cho tôi bất cứ lúc nào (cười…), nhưng bây giờ tôi chưa muốn họ biết bao giờ th́ tôi sẽ đi Việt Nam. Có thể tôi sẽ sắp xếp để cùng đi với Bà Ngoại trưởng Hillary Clinton. Nếu đi với Ngoại trưởng Clinton th́ họ sẽ không ngăn cản tôi. C̣n nếu không th́ có thể họ sẽ t́m cách ngăn cản việc tôi muốn tiếp xúc với những nhà hoạt động dân chủ. Tôi muốn trao đổi trực tiếp với những con người này.
Quỳnh Như: Trong chuyến đi thăm Việt Nam gần đây nhất Bà đă tiếp xúc với gia đ́nh của những nhân vật bất đồng chính kiến đang bị chính phủ Hà nội bắt giữ. Hiện Bà vẫn c̣n giữ liên lạc với những người đó chứ?
Loretta Sanchez: Đương nhiên rồi. Chính v́ vậy tôi rất quan tâm trước việc chính phủ kiểm soát chặt việc sử dụng Internet, v́ Internet là một trong những phương tiện để chúng tôi giữ liên lạc được với các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam, nên tôi phản đối việc chính phủ kiểm soát người dân sử dụng Internet.
Quỳnh Như: Bà có thể tiết lộ cho chúng tôi biết những nội dung đă trao đổi với những nhà hoạt động này không, nếu không có ǵ trở ngại?
Loretta Sanchez: Vâng, việc trước tiên họ cho biết là rất hài ḷng với những việc mà chúng tôi đang tiến hành để yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép người dân được tự do sử dụng phương tiện Internet.
Vấn đề thứ nh́ liên quan đến kế hoạch ân xá nhân dịp lễ quốc khánh ở Việt Nam, mùng 2 tháng 9 vừa rồi, thông qua Đại sứ quán Hoa kỳ ở Hà nội gởi đến chính phủ Việt Nam danh sách các nhà hoạt động dân chủ đang bị giam giữ và yêu cầu trả tự do cho những người này.
Ngoài ra, gần đây là một số những vấn đề liên quan đến quyền tự do tôn giáo của người dân. Có vẻ như chính phủ Hà Nội đang siết chặt quyền tự do hoạt động tôn giáo. Chúng tôi nhận được email hay điện thoại của những người dân trong nước cho hay về vấn đề đàn áp tôn giáo mới xảy ra gần đây.
Một số người bất b́nh về việc một phần lănh thổ bị mất vào tay Trung Quốc. Có người bày tỏ với tôi mối lo ngại rằng chính phủ cộng sản và những người trong bộ máy đó nhượng bộ đất của tổ quốc cho phía Trung Quốc, để đổi lại sẽ nhận được những khoản tiền hàng triệu đôla chuyển vào tài khoản cho họ tại các nhà băng ở Thuỵ Sĩ. Những người biết thông tin cảm thấy công phẫn trước những sự kiện như vậy.Và những việc như thế chỉ có một số người có điều kiện nắm bắt được những thông tin trên Internet mới có thể biết và phổ biến được, v́ chính phủ Việt Nam không bao giờ đưa những thông tin như vậy lên báo chí cho công chúng được biết.
Nguyễn Khanh: Giả sử nếu như có dịp hội kiến với Thủ tướng hoặc Chủ tịch nước Việt Nam, Bà sẽ nói ǵ với họ?
Loretta Sanchez: Tất nhiên tôi sẽ gặp họ. Tôi sẽ hỏi tại sao các vị ấy lại quá e ngại đối với vấn đề tự do và dân chủ. Tôi tin rằng những hành động như vậy của họ thể hiện một nỗi lo sợ lớn, ví như sợ mất tiền tài, địa vị, quyền lực. Gần đây chính phủ đă áp dụng những hành động sai trái đối với người dân vô tội. Họ đang điều hành bộ máy nhà nước với một mối lo sợ, và không thể vận hành đất nước như vậy.
Tôi rất tin tưởng sẽ thấy được sự thay đổi ở Việt Nam trong tương lai, hy vọng là lúc ấy tôi vẫn c̣n làm việc ở Quốc Hội Hoa kỳ.
Quỳnh Như: Xin cảm ơn nữ Dân biểu Loretta Sanchez đă dành cho Đài chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này.