Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Chủ tịch Việt Nam gặp Giáo Hoàng Benedict XVI

Chủ tịch Việt Nam gặp Giáo Hoàng Benedict XVI


Hy vọng các tồn đọng được giải quyết
VATICAN (NV) - Giáo Hoàng Benedict XVI đă tiếp chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết, hôm 11 Tháng Mười Hai 2009 ở thư viện riêng của ngài tại Ṭa Thánh Vatican.
Đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng giáo hội Công Giáo tiếp kiến một chủ tịch nước Việt Nam Cộng Sản. Cuộc tiếp kiến diễn ra trong khoảng 40 phút và nội dung chi tiết không được công bố.
Thế nhưng bản tin chính thức của Ṭa Thánh cho hay Giáo Hoàng hy vọng những tồn đọng sẽ được giải quyết.
“Ṭa Thánh bầy tỏ sự hài ḷng về cuộc thăm viếng, một giai đoạn nhiều ư nghĩa trong tiến tŕnh quan hệ song phương giữa hai bên, và bầy tỏ sự hy vọng những vấn đề c̣n tồn tại sẽ được giải quyết càng sớm càng tốt.” Bản tin của Vatican viết.
Trước ngày sang Ư, ông Nguyễn Minh Triết trả lời phỏng vấn của báo chí Việt Nam nói chính quyền Việt Nam đang thảo luận để thiết lập bang giao với Ṭa Thánh.
Theo hăng thông tấn AP, cuộc gặp mặt đă diễn ra trong 40 phút, dài gấp đôi thời gian dự trù.
Tháng Giêng năm 2007, Giáo Hoàng Benedict XVI cũng đă tiếp kiến Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam. Khi đó các bản tin báo chí cũng đều nói đến những hy vọng thiết lập bang giao khi một ủy ban hỗn hợp xúc tiến bang giao được đồng ư thành lập.
Những ǵ c̣n tồn tại giữa hai bên làm ngăn trở thiết lập bang giao chính thức giữa Việt Nam và Ṭa Thánh, bản thông cáo của Vatican không nêu chi tiết. Nhưng mọi người đều hiểu và nh́n thấy qua các biến cố thời sự liên quan đến cộng đồng người Công Giáo ở Việt Nam.
Sau khi giành được chính quyền, chế độ Cộng Sản ở Việt Nam đă tước đoạt một phần lớn đất đai, tài sản của giáo hội Công Giáo dưới nhiều h́nh thức khác nhau. Những tài sản này được các giáo phận địa phương đ̣i lại một cách ôn ḥa, viện dẫn luật lệ, lư lẽ và nhu cầu tôn giáo nhưng không có kết quả. Những áp lực mạnh dưới các h́nh thức thắp nến cầu nguyện cũng chẳng làm thay đổi t́nh thế.
Nhiều cuộc thảo luận đă diễn ra nhưng đến nay, chế độ Hà Nội vẫn đ̣i phê duyệt các sự bổ nhiệm chức sắc đứng đầu các giáo phận, linh mục của giáo hội Công Giáo Việt Nam. Việc nới lỏng sự kiểm soát tuyển sinh và cho thành lập thêm các chủng viện cũng chỉ tiến hành rất chậm chạp.
Hồi Tháng Hai năm nay, khi phái đoàn Đức Ông Pietro Perolin, thứ trưởng ngoại giao đại diện Ṭa Thánh đến Việt Nam thảo luận lần thứ nhất chuyện thiết lập quan hệ ngoại giao của “Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican”, theo một nguồn tin, cuộc họp đă bế tắc khi chế độ Hà Nội đặt điều kiện tiên quyết phải đẩy đức tổng giám mục của Tổng Giáo Phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt, ra khỏi Hà Nội.
Phái đoàn Perolin đến Việt Nam sau nhiều tháng hàng ngàn giáo dân Công Giáo liên tục thắp nến cầu nguyện hậu thuẫn cho Tổng Giáo Phận Hà Nội và Ḍng Chúa Cứu Thế đ̣i lại Ṭa Khâm Sứ và đất của ḍng ở Thái Hà.
Chế độ Hà Nội công khai cho Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND thành phố, mời đại diện ngoại giao đoàn đến để ra đ̣i hỏi đẩy Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đi khỏi Hà Nội, cũng như chính thức gửi văn thư đến Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Trước áp lực mạnh từ nhiều phía, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đă viết thư cho Giáo Hoàng xin từ chức v́ lư do sức khỏe. Nhưng Hồng Y Etchegary khi đến dự lễ khai mạc Năm Thánh Việt Nam hồi Tháng Mười Một vừa qua, ngài trao cho ông chiếc gậy chăn chiên của ngài (biểu tượng quyền lực của hàng giám mục trở lên) và nói không muốn mang nó về Roma. Tín hiệu nh́n thấy ở đây là Vatican vẫn tin tưởng vào sự lănh đạo của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Một vài ám chỉ gần đây cho thấy một số vị trong hàng giáo phẩm cao cấp của giáo hội Công Giáo Việt Nam không muốn đối đầu quyết liệt như Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt v́ sợ mất nhiều hơn được.
Bản tin của Ṭa Thánh ngày 11 Tháng Mười Hai 2009 nói, “Những cuộc đối thoại chân thành đă là cơ hội đề cập đến những chủ đề hợp tác giữa giáo hội và nhà nước.” Dù vậy, bản tin không cho thấy việc hợp tác giữa giáo hội Công Giáo và nhà nước Việt Nam là những ǵ.
Khi gửi thông điệp cho giáo dân Công Giáo Việt Nam trước đây, ngài từng tin tưởng có thể có sự hợp tác lành mạnh giữa giáo hội và nhà nước.
Mối quan hệ ngoại giao giữa hai bên, qua sự ám chỉ những trở ngại của bản thông cáo báo chí từ Ṭa Thánh, không phải dễ thành h́nh. Nhu cầu của Vatican là giáo hội phục vụ xă hội phổ quát, con người không phân biệt chủng tộc, văn hóa, địa phương. Nhu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam là lợi dụng tôn giáo, sử dụng tôn giáo như một bộ phận tay sai nằm trong cái dù của các tổ chức ngoại vi của đảng để khi cần đến th́ có ở đó mà giật dây.
Những chỉ thị về nới lỏng kiểm soát tôn giáo của Việt Nam luôn luôn có những câu nói “tạo điều kiện...” cho tôn giáo hoạt động được hiểu là các giáo hội tôn giáo đều nằm trong cơ chế “xin-cho” khi “thắt” khi “mở” nhiều ít tùy t́nh thế chứ không bao giờ tôn giáo được hoạt động độc lập, ngang hàng.
Trước áp lực quá mạnh của khối Công Giáo khi đ̣i tài sản ở Thái Hà và Ṭa Khâm Sứ, chế độ Hà Nội bắn tiếng sẽ trả lại Giáo Hoàng Học Viện (Đà Lạt), Thánh Địa La Vang (Quảng Trị). Một h́nh thức hóa giải áp lực, đ̣i cái này th́ đem những cái khác ra nhử.
Những diễn biến trong thực tế cho thấy không có ǵ tiến triển hay dấu hiệu ǵ cụ thể là hai nơi đó trả lại cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Trong khi đó, cả Ṭa Khâm Sứ và đất của giáo xứ Thái Hà th́ biến thành “công viên cây xanh” của thành phố một cách vội vă. Bên cạnh đó, những cuộc đ̣i đất ở những nơi khác nổ ra nhưng cũng đều bị đàn áp.
Trong cuộc tiếp kiến, ông Nguyễn Minh Triết tặng Giáo Hoàng Benedict XVI một chiếc b́nh gốm sứ là sản phẩm tiểu công nghệ Việt Nam. Cả ông Triết và Giáo Hoàng đều cùng nh́n vào tác phẩm tượng trưng cho sự khéo tay, tinh xảo của nghệ nhân Việt Nam nhưng ư nghĩ ở trong đầu hai người có giống nhau về mối bang giao th́ đó là một câu hỏi lớn. (T.N.)


<< trở về đầu trang >>
free counters