Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Nghị quyết Quốc hội Âu châu 26.11.09 về t́nh trạng nhân quyền của Lào và Việt Nam.

Nghị quyết Quốc hội Âu châu 26.11.09 về t́nh trạng nhân quyền của Lào và Việt Nam.

 

Bản tiếng Việt đă được chấp nhận tại Quốc hội Âu châu

ngày 26 tháng 11 năm 2009

 

http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/PNBN_3/european-parliament.jpg[STRASBOURG-FRANCE] Trong phiên toàn thể ngày 26.11.2009 Quốc hội Âu châu đă đạt đa số tuyệt đối cho Nghị Quyết về t́nh trạng Nhân quyền chung cho hai quốc gia Việt Nam và Lào. Phần dành cho cho Việt Nam, Nghị Quyết đă có đến 10 điều Can cứu chính thức ghi theo thứ tự từ A đến J. Và 7 Quyết nghị ghi theo số thứ tự từ 1 đến 7.

Riêng vấn đề Tăng thân tu viện Bát Nhă đă có tới 2 điều Can cứu, và 2 điểm Quyết nghị:

- Các điều khoản về Can cứu đó là: 1) Đề cập tới sự làm ngơ của Chính quyền trước những kêu cứu của tu sinh bị đánh đập tấn công rất hung bạo, cướp đoạt tài sản và xua đuổi  tu sinh ra khỏi tu viện của họ. Sau khi nhóm tu sinh t́m tới chùa Phước Huệ ẩn trú lại bị hăm dọa sẽ tiếp tục bị hành hung nếu không rời chỗ này. Chính quyền đă viện cớ rằng tu sinh không có giấy phép tạm trú, để đuổi họ ra khỏi tu viện. 2) Việc đàn áp này liên quan đến Đề nghị 10 điểm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến đi Việt Nam năm 2007, phần nói về cải tổ luật về Tôn giáo.

- Về phần Quyết nghị, điểm thứ 2/7: lên án sự đánh đuổi bạo động hơn 150 tu sinh ra khỏi tu viện của họ và cho rằng t́nh trạng ngày càng căng thẳng tiếp theo sự xua đuổi trước đó đối với một cộng đồng tu học rất b́nh an kia chứng tỏ nhà nước Việt Nam đă trắng trợn đi ngược lại những cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo, nhất là đối với những người đang cố gắng thực thi quyền làm người của họ mà Chính phủ Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đă hứa tôn trọng với tư cách thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và Chủ tịch tương lai Liên Minh Các Nước Đông Nam Á (ASEAN); Và điểm thứ 4/7: Yêu cầu chấm dứt những hành hung, và quấy nhiểu các tu sĩ và cho các tăng ni tu theo pháp môn của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được tu tập ở Bát Nhă và các nơi khác;
 

Và đây là toàn văn Nghị quyết 3 ngôn ngữ: Việt, Anh, và Pháp:

 

Quốc hội Âu châu:

- thông qua cuộc họp thượng đỉnh thứ 15 của ASEAN hôm 23 và 24 tháng 10 năm 2009.

- thông qua cuộc khai mạc ngày 23.10.2009 của Ủy Ban Liên Chánh Phủ về nhân quyền của ASEAN.

- thông qua báo cáo hằng năm của Cộng đồng Âu Châu về nhân quyền năm 2008.

- thông qua những thương thuyết hiện thời với sự đồng ư mới về đối tác và hợp tác, một bên là Việt Nam và một bên là cuộc đối thoại của Hội Đồng Âu Châu về nhân quyền mỗi sáu tháng một lần giữa Công Đồng Âu Châu và chính quyền Việt Nam.

A. Xét rằng Chính quyền Việt Nam đă chối từ đáp ứng những khuyến cáo ghi trong những cứu xét tổng quát thường kỳ của Hội Đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2009 hầu nâng cao báo cáo có tiến bộ hơn trong lănh vực nhân quyền,

B. Xét rằng hằng trăm người đă bị giam cầm ở Việt Nam v́ đức tin tôn giáo của họ hoặc v́ những ư kiến chính trị, nhất là các người đạo Ky Tô miền núi, một linh mục, một mục sư Tin Lành Mennonite, những tín hữu Cao Đài và Phật tử Hoà Hảo,

C. Xét rằng ngày 27 tháng 9 năm 2009 hằng trăm tu sinh Phật giáo ở Tu Viện Bát Nhă bị đánh đập và tấn công rất hung bạo, tu viện của họ bị đập phá trong khi Chính quyền hoàn toàn không ngó ngàn những tiếng kêu cứu của họ; xét rằng sau khi các tu sinh này t́m nơi ẩn trú nơi Chùa Phước Huệ th́ họ lại bị hăm dọa sẽ bị hành hung nếu không rời chỗ này; xét rằng các tu sinh Phật giáo đang bị Chính quyền đuổi ra v́ chính quyền viện cớ họ đă lưu trú tại đây không có xin tạm trú hay không xin phép tạm trú trước đó. (Phù Sa nhấn mạnh).

D. Xét rằng sự tấn công tu viện này được nhiều người biềt rơ là v́ nó dính líu đến 10 điểm mà Thiền Sư Nhất Hạnh đề nghị Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến đi VN năm 2007 về phần nên cải tổ về luật tôn giáo, (Phù Sa nhấn mạnh).

E. Xét rằng tất cả những nhóm người có tín ngưỡng ở Việt Nam đều phải được phép tu hành và bị cai quản bởi một cơ quan do Chính quyền chỉ định và chỉ được hoạt động trong sự điều hành của Ban Tôn Giáo Nhà Nước này và xét rằng một số lớn các nhóm tôn giáo nào muốn độc lập với Chính quyền đều phải bị giải tán hoặc liên tục bị gây khó khăn,

F. Xét rằng những giáo phẩm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hầu hết như bị cầm tù, bắt đầu bằng ngài Tăng Thống Thích Quảng Độ (81 tuổi), người chống đối nhà nước nổi tiếng nhất, người đă bị cầm tù hơn 27 năm hiện đang ở Thiền viện Thanh Minh ở TP Hồ Chí Minh,

G. Xét rằng Bà Trần Khải Thanh Thủy, nhà văn Việt Nam, gương mặt đàn đầu của phong trào đ̣i dân chủ ở Việt Nam, mới vừa bị bắt lại sau 9 tháng bị cầm tù năm 2007, rằng bà bị bệnh tiểu đường trầm trọng mặc dù thế chính quyền cũng không chịu thả bà ra dù là với tiền bảo lănh mà cũng không cho bà được trị bệnh,

H. Xét rằng rất nhiều tù nhân tư tưởng như Nguyễn Văn Lư, Lê Thị Công Nhân và Nguyễn B́nh Thanh, tất cả đều bị tù v́ tội « tuyên truyền chống chính quyền Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam » bị từ chối không cho y sĩ được vào tù chăm sóc trong khi t́nh trạng sức khỏe của họ cần được cấp cứu,

I. Xét rằng trong khi vắng mặt những tổ chức độc lập phục vụ cho nhân quyền tại chỗ, những nhà lănh đạo tôn giáo thường giữ vai tṛ chở che cho nhân quyền và tranh đấu cho có thêm bao dung và thêm kính trọng những nguyên tắc dân chủ,

J. Xét rằng nhân sự kiện Việt Nam sẽ nhận vai tṛ chủ tịch các nước Đông Nam Á Châu (ASEAN) năm 2010, Việt Nam cần làm gương cải thiện cách hành sử trên lĩnh vực tới nhân quyền, rằng chính quyền có thể bắt đầu bằng cách thả vài trăm người đă chống đối chính quyền một cách ôn ḥa, tín hữu của một số giáo hội độc lập tranh đấu cho dân chủ đă bị nhà nước Việt Nam bất cần là đă vi phạm luật quốc tế, cứ bắt cầm tù họ dưới chiêu bài không căn cứ là v́ an ninh quốc gia nhưng thật ra họ chỉ thốt lên những lời chống đối ôn ḥa.

Việt Nam :

1. Cấp thiết đề nghị Chính quyền nên dừng lại tất cả những h́nh thức đàn áp những người đă thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do tín tưởng hay tín ngưỡng vào tôn giáo họ và tự do hội họp, theo đúng tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và Hiến Pháp Việt Nam; yêu cầu Chính Quyền Việt Nam tuân thủ theo những cam kết quốc tế có nghĩa là phải công nhận tất cả những cộng đồng tu học và sự tu tập tự do theo tôn giáo của họ và trả lại tài sản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, của Giáo Hội Công Giáo và những tài sản của những cộng đồng tu học khác mà Chính Quyền đă ngang nhiên chiếm hữu;

2. Chúng tôi lên án sự đánh đuổi bạo động hơn 150 tu sinh ra khỏi tu viện của họ và cho rằng t́nh trạng ngày càng căng thẳng tiếp theo sự xua đuổi trước đó đối với một cộng đồng tu học rất b́nh an kia chứng tỏ nhà nước Việt Nam đă trắng trợn đi ngược lại những cam kết tôn trọng những tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo, nhất là đối với những người đang cố gắng thực thi quyền làm người của họ mà Chính phủ Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đă hứa tôn trọng với tư cách thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và Chủ tịch tương lai Liên Minh Các Nước Đông Nam Á (ASEAN); (Phù Sa nhấn mạnh).

3. Yêu cầu Hội Đồng các Chính quyền Âu Châu và Hội Đồng các Ban Ngành các nước Âu Châu trong quá tŕnh thương thuyết để trong tương lai đối tác và hợp tác với Việt Nam phải ghi thêm những điều khoản cột chặt hơn, không được mơ hồ, về nhân quyền và dân chủ, ghi thêm làm thế nào mà việc thực hiện những dự án hợp tác phải đi chung với sự chấm dứt vi phạm dân chủ và nhân quyền;

4. Yêu cầu chấm dứt những hành hung, và quấy nhiểu các tu sĩ và cho các tăng ni tu theo pháp môn của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được tu tập ở Bát Nhă và các nơi khác; (Phù Sa nhấn mạnh).

5. Đ̣i hỏi Chính Quyền Việt Nam, trả tự do vô điều kiện cho Ḥa Thượng Thích Quảng Độ và cho tái lập quyền sinh hoạt hợp pháp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và các vị giáo phẩm của họ;

6. Yêu cầu chính quyền (Vietnam) thiết lập một Ủy Ban độc lập có mặt trên toàn quốc để lo về nhân quyền, để tiếp nhận và điều tra những tin tức về tra tấn hoặc những lạm dụng quyền hành của nhân viên nhà nước, kể cả nhân viên các sở công an, và khởi xướng những phương cách đưa tới bải bỏ án tử h́nh;

7. Yêu cầu Chính quyền Việt Nam, với tư cách là thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, chính thức mời thường xuyên những báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, nhất là những người lo về tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, về t́nh trạng tra tấn và bảo vệ nhân quyền và bạo hành với phụ nữ, cũng như làm việc với Nhóm Liên Hiệp Quốc lo về những bắt bớ trái phép.

(Từ mục thứ 8 đến mục thứ 13 là dành cho Lào quốc xin không dịch ra đây).

Các phương diện chung

14. Khuyến khích chính quyền thả ngay tức th́ và không điều kiện tất cà những người tranh đấu cho nhân quyền, những người tù chính trị, những người tù tư tưởng, bởi v́ sự bắt bớ họ là một vi phạm nhân quyền; thỉnh cầu chính quyền bảo đảm sự b́nh an về thân và về tâm lư của họ trong mọi trường hợp và cung cấp cho những người cần được điều trị được quyền chăm sóc sức khoẻ của họ bởi những y sĩ độc lập;

15. Mời Hội Đồng Âu Châu và Ủy Hội Âu Châu tiến hành sự đánh giá chi tiết chính sách thực thi dân chủ và nhân quyền ở Lào và Việt Nam từ ngày kư tên đối tác và hợp tác với Âu Châu và làm một biên bản cho Quốc Hội;

16. Đặc nhiệm cho Chủ tịch Hội Đồng chuyển giao quyết nghị này cho Hôi Đồng, cho Ủy Hội, cho các Chính Phủ và cho các Quốc Hội những nước thành viên Âu Châu, cho hai Chính Phủ và hai Quốc Hôi Việt Nam và Lào, cho văn pḥng ASEAN, cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền.


<< trở về đầu trang >>
free counters