Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Thành viên Khối 8406 được bảo trợ đến Hoa Kỳ

Thành viên Khối 8406 được bảo trợ đến Hoa Kỳ

 

Thanh Trúc,

phóng viên RFA

 

Ngày 11 tháng 5 là Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam, được ấn định theo nghị quyết chung SJ 168 và luật số 103-258, do tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton kư ban hành ngày 25 tháng 5 năm 1994.

 

Ngày Nhân Quyền cho VN

Ngày này mỗi năm được tổ chức tại quốc hội Hoa Kỳ, nhằm kêu gọi và cổ vũ nhân quyền cho người dân Việt Nam. Lư do chính là v́ nhà nước Hà nội thường bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới chỉ trích là vi phạm quyền con người, ngăn cấm tự do báo chí, kiểm soát Internet, và bắt giữ, đàn áp hay sách nhiễu những ai không đồng quan điểm với họ.

Hôm thứ Ba 11 vừa rồi, Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam đă diễn ra tại trụ sở thượng viện Mỹ dưới sự bảo trợ của thượng nghị sĩ Sam Brownback cùng một số vị dân biểu trong Vietnamese Caucus, tức nhóm những vị thường quan tâm đến các vấn đề ở Việt Nam.

Tại buổi này, Thanh Trúc có cơ hội gặp và tṛ chuyện với một người tị nạn mới từ Việt Nam qua, nhưng từ lâu đă đựơc biết đến như một người đấu tranh cho dân chủ và từng nếm trải nhiều kinh nghiệm đớn đau. Đó là cô Lư Thị  Thu Duyên, thành viên của khối 8406, em của Lư Thị Thu Trang hiện vẫn đang ở trong nước. 

Vâng, đó là cô Lư Thị Thu Duyên, thành viên khối Dân Chủ 8406, mà chị ruột Lư Thị Thu Trang cũng là một nhà hoạt động trong nhóm, kể với Thanh Trúc lư do v́ sao cô được Toà Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ can thiệp cho qua định cư tại Mỹ:

“Sau khi em rời khỏi Việt Nam khoảng một tuần, nhà cầm quyền đă mạnh tay đàn áp gia đ́nh em. Riêng với chị Trang th́ họ đă không cho chị đưa con đi học và nhiều lần sách nhiễu. Sau đó họ bắt chị về đồn, tịch thu điện thoại cũng như chiếc xe máy là phương tiện để chị đưa đón con đi học và đi chợ.

Hiện nay th́ t́nh trạng của chị Thu Trang em là ở tù ngay trong chính ngôi nhà của ḿnh. Cũng như gia đ́nh của em, người thân của em, đều nằm trong hoàn cảnh như vậy. Cuộc  sống rất là khó khăn, bị bao vây tất cả mọi thứ từ kinh tế cho đến quyền sống, quyền tự do đi lại th́ họ cũng đă tước đoạt hết rồi.

Bây giờ chị chỉ c̣n một việc là đưa đón con đi học th́ họ cũng ngăn chặn luôn và họ tuyên bố là bất cứ giờ nào chị ra khỏi nhà th́ chỉ có mỗi việc là đi về đồn thôi chứ không có thể mà tự do đi lại, dù là đi lại trong phường hoặc trong quận tức là nơi cư trú.”

 

luthithuduyen-datviet.com

Chị Lư Thị Thu Duyên và con trai.

Bị đàn áp ở trong nước

Thanh Trúc: Chị cũng là một thành viên của khối 8406, lư do nào chị được qua Hoa Kỳ chị có thể kể lại?  

Lư Thị Thu Duyên: Thực sự mà nói ở Việt Nam, những người có quan điểm đối lập với nhà cầm quyền th́ hầu như tất cả đều bị đàn áp, bị sách nhiễu cũng như bị bắt mặc dù những quyền đó được Công Ước Quốc Tế công nhận và Việt Nam đă kư vào đó nhưng họ không thực thi.

 

Thanh Trúc: Chuyện ǵ đă xảy ra cho chị, đến mức độ nào để chị được can thiệp và ai đă can thiệp cho chị được qua Hoa Kỳ?

Lư Thị Thu Duyên: Thực ra tụi em đă từng bị đàn áp từ năm 2000, đă bị đánh đập nhiều lần, rất là tàn nhẫn. Nhưng mà tới năm 2006 th́ bên ngoài và quốc nội mới liên lạc được với nhau để có thể đưa tin tức trong nước ra ngoài được.

Cho nên sau khi quay trở lại 210 Vơ Thị Sáu để tiếp tục đ̣i hỏi những quyền căn bản của con người, cũng như đ̣i lại tài sản của gia tộc ḿnh th́ tụi em lại tiếp tục bị đàn áp nữa.

Hầu như là tụi em không thể làm việc được v́ đi tới chỗ nào xin việc làm mà làm được chừng mười ngày nửa tháng, th́ họ lại đến và họ làm áp lực cho người chủ đó đuổi tụi em. Đó là chuyện bao vây kinh tế.

C̣n về chính trị th́ tụi em đă bị đưa ra đấu tố, bị quản chế tại địa phương. Thậm chí họ cho những người gọi là quần chúng nhân dân hoặc côn đồ đánh ḿnh rất nhiều lần. Khi ḿnh báo công an th́ họ không hề can thiệp cho ḿnh v́ họ đứng đằng sau và chỉ đạo cho những người đó đánh ḿnh. Mục đích là làm cho ḿnh nhụt chí, không c̣n đấu tranh nữa để quay về mà đầu hàng họ hoặc là dừng lại.
 

Thanh Trúc: Thu Duyên có bao giờ bị bắt giữ và bị tù giam chưa?

Lư Thị Thu Duyên: Em chưa bị ở tù ngày nào. Cái lần lâu nhất là em bị giữ mười tám tiếng sau cái ngày 18 tháng Bảy năm 2007, tức là chuyện xảy ra ở toà nhà quốc hội.

 

Thanh Trúc: Chuyện ǵ đă xảy ra?

Lư Thị Thu Duyên: Sau cuộc đàn áp người dân ở các tỉnh thành miền Nam Việt Nam th́ tụi em cùng chung số phận.

 

Thanh Trúc: Có phải lúc đó là phong trào đ̣i đất?

Lư Thị Thu Duyên: Đúng như vậy. Tụi em đă bị quản chế tại địa phương, quản chế tại nhà của ḿnh luôn, nghĩa là đi chợ họ cũng không cho. Việc đó xảy ra gần một năm. Sau đó tụi em vẫn tiếp tục xuống đường và tiếp tục đ̣i những quyền căn bản của con người th́ họ càng nặng tay hơn. Họ đàn áp về mọi mặt, sau giống như em đă kể rồi đó. Th́ sau đó họ cũng không cho con em đến trường luôn.

 

Đến được đất nước tự do

Thanh Trúc: Bằng cách nào Toà Đại Sứ hay Toà Tổng lănh Sự Mỹ ở thành phố Hồ Chí Minh can thiệp giúp cho chị ra khỏi nước?

Lư Thị Thu Duyên: Thật sự em rất cảm ơn tất cả các anh các chị trong giới truyền thông, đă kịp thời đưa những tin tức về người dân oan cũng như những người đấu tranh cho dân chủ mà bị đàn áp ở trong nước. Th́ chính nhờ những thông tin đó mà họ đă mời em đến và sau vài lần làm việc th́ họ có yêu cầu em là để con em được đến trường như những đứa trẻ khác th́ em nên rời khỏi Việt Nam và em đă đồng ư.

 

Thanh Trúc: V́ sao mà họ nói để cho cháu được đến trường, phải chăng đó là lư do nhân đạo?

Lư Thị Thu Duyên: Đúng là lư do nhân đạo, nhưng em nghĩ thật sự họ cũng biết những đứa trẻ này vô tội, các cháu cần phải được học hành như bao trẻ khác. Việc nhà cầm quyền Việt Nam đối xử với em như vậy là hết sức vô lư và tàn nhẫn. Họ có quyền trong tay, họ sử dụng quyền đó để đàn áp những phụ nữ chân yếu tay mềm như tụi em, những người đấu tranh trong ôn hoà bất bạo động cho quyền căn bản của con người. Đó là điều đă khiến cho Tổng Lănh Sự Quán Hoa Kỳ giúp em để con em được đến trường.

 

khoi-8406-250

Thiệp chúc tết Canh Dần của khối 8406.

Thanh Trúc: Chị Thu Duyên th́ được can thiệp để qua Hoa Kỳ với cháu nhỏ, c̣n chị Thu Trang th́ cũng bị trường hợp như chị Thu Duyên . V́ sao chị Thu Trang không đi Hoa Kỳ được?

Lư Thị Thu Duyên: Điều này thật sự em không thể nào nói hết được. Chị Trang em th́ chưa được mời làm việc lần nào nhưng mà em đă có vài lần...

 

Thanh Trúc: Chị muốn nói chưa được Toà Tổng Lănh Sự mời làm việc?

Lư Thị Thu Duyên: Đúng. Sau những lần bị đàn áp bắt bớ th́ em là người được mời vào Tổng Lănh Sự Quán để làm việc với họ về vấn đề nhân quyền. Họ thấy t́nh trạng em như vậy th́ v́ lư do nhân đạo họ giúp đỡ thôi. Chuyện của chị Trang là một chuyện khác nữa. Thật sự em cũng không biết sắp tới như thế nào nhưng mà cái t́nh trạng này th́ đúng là gia đ́nh đang rất là khó khăn.

Con của chị Trang bây giờ cháu rất là sợ, cháu không dám đi học nữa, tại v́ sau cái ngày mà mẹ cháu bị bắt ngay tại cổng trường, cháu quay lại cháu nh́n thấy, th́ cháu không chịu đi học nữa, mẹ cháu phải thuyết phục cháu. Mấy ngày hôm nay là cháu thi, em nghĩ sau khi thi xong th́ chắc cháu cũng không dám đến trường nữa đâu.

 

Thanh Trúc: Trong hồ sơ hay trong giấy tờ mà Toà Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam can thiệp cho chị đi qua Hoa Kỳ , cái lư do được ghi trong đó là như thế nào chị có biết không?

Lư Thị Thu Duyên: Không biết...

 

Thanh Trúc: Chị có nghĩ đó là v́ lư do chính trị hay chỉ thuần là nhân đạo thôi?

Lư Thị Thu Duyên: Câu hỏi này cũng hơi khó, nhưng em nghĩ cũng có lư do chính trị trong đó v́ em là người đấu tranh cho tự do dân chủ và em là thành viên của khối 8406. Khối này đ̣i xoá bỏ điều Bốn của Hiến Pháp đ̣i phải có đa nguyên đa đảng. Cũng có lư do đó.

 

Thanh Trúc: Đă có rất nhiều người tranh đấu ở trong nước và chị là người được can thiệp để qua Hoa Kỳ.

Lư Thị Thu Duyên: Thật sự như em đă tŕnh bày là rất nhiều người bị đàn áp nhưng mà trường hợp của em có sự khác biệt là v́ con em không được đến trường. Chứ nếu mà giống những gia đ́nh khác tức là những đứa trẻ không bị đàn áp, con của mấy anh chị đó vẫn được tới trường b́nh thường. Cái sự khác biệt v́ lư do nhân đạo là ở đó.

 

Thanh Trúc: Bắt đầu tháng mấy th́ Toà Tổng Lănh Sự tiếp xúc với chị?

Lư Thị Thu Duyên: Sau khi em hết lệnh quản chế bằng văn bản là tháng Sáu năm 2008.

 

Thanh Trúc: Và chị đến Hoa Kỳ tháng mấy?

Lư Thị Thu Duyên: Tháng Mười Hai năm 2009 th́ em đến được đất nước tự do. Em đến Boston, tiểu bang Massachusetts.

 

Thanh Trúc: Bây giờ cuộc sống của chị như thế nào?

Lư Thị Thu Duyên: Em được hưởng qui chế tị nạn như tất cả những người tị nạn trước em. Em đang đi học để có thể hoà nhập với cuộc sống mới và để tiếp tục đấu tranh, làm những việc mà ở trong nước em bị hạn chế, để cho người dân Việt Nam ở trong nước cũng như gia đ́nh em sớm được hưởng không khí tự do như em đang được hưởng.

 

Thanh Trúc: Nếu có thể nói điều ǵ với người chị của Thu Duyên tức là Thu Trang, và những người đồng cảnh ngộ, những người đi đ̣i quyền lợi hay là những người có tiếng nói khác với chính quyền th́ Thu Duyên có thể nói những ǵ?

Lư Thị Thu Duyên: Xin nhắn gởi là dù em cũng như tất cả các anh chị đang sống ở đất nước tự do, cũng như các bạn trẻ dù không sinh ra ở Việt Nam mà sinh ra ở đất nước tự do, nhưng các bạn vẫn hướng về nguồn cội của ḿnh, vẫn yêu quê hương yêu dân tộc của ḿnh và mong muốn tất cả người Việt Nam được hưởng tự do như các bạn ở đây.

 

Thanh Trúc: Đến thượng viện quốc hội hôm nay để tham dự Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam, Thu Duyên có cảm tưởng như thế nào?

Lư Thị Thu Duyên: Em rất vui, hôm nay lần đầu tiên em chính thức được đến đây để tiếp xúc với các hội đoàn cũng như các tổ chức đấu tranh chính trị với mục đích chung là để Việt Nam có tự do dân chủ.

 

Thanh Trúc: Chị nghĩ thế nào về những hoạt động tại hải ngoại đối với những người bất đồng chính kiến trong nước?

Lư Thị Thu Duyên: Em nghĩ những hoạt động ở đây nói chung nhưng mà giới truyền thông nói riêng th́ đó là điều làm cho tụi em rất được an ủi. Những tin tức đưa ra kịp thời cho mọi người biết là điều quan trọng nhất v́ ở Việt nam luôn bị bưng bít thông tin. C̣n thông tin các anh chị đưa ra để cho mọi người biết và ủng hộ cũng như lên tiếng và tranh thủ được cái t́nh cảm của cộng đồng người Việt các nơi.

Điều làm em vui mừng nhất là tới bây giờ các anh chị vẫn luôn quan tâm và hết ḷng với những người đấu tranh ở quốc nội.

 

Thanh Trúc: Cám ơn chị Lư Thị Thu Duyên, chúc chị một cuộc sống tốt đẹp trên đất nước Hoa Kỳ.


<< trở về đầu trang >>
free counters