Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
Tập Hợp Thanh niên Dân Chủ vận động trả tự do
cho các nhà hoạt động dân chủ trong nước
Hoài Hương
|
Vơ Tấn Huân, Hoàng Lan và Sophie Richardson (thuộc Tổ chức bênh vực nhân quyền) |
Thưa quư vị, tuần này một số thành viên của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ (THTNDC) từ nhiều bang trên nước Mỹ đă đến Washington để vận động trả tự do cho một số nhà hoạt động dân chủ đang bị bắt bớ và cầm tù tại Việt Nam. Hôm 25 tháng Năm, Hoàng Lan và Vơ tấn Huân, 2 thành viên của Tập Hợp đă ghé thăm đài VOA và dành cho Ban Việt ngữ một cuộc phỏng vấn về đường hướng vận động của Tập Hợp Thanh niên Dân chủ, đồng thời chia sẻ một số suy nghĩ và trăn trở của các bạn về vận mệnh của đất nước. Mời quư vị theo dơi cuộc phỏng vấn do Hoài Hương thực hiện sau đây.
Thanh niên Việt Nam nên có một thái độ chính trị rơ ràng, và chuẩn bị về những kiến thức của ḿnh, cái bản lĩnh của ḿnh để một ngày nào đó, khi có cơ hội, họ có thể tham gia để đóng góp cho đất nước.
Thưa quư thính giả và độc giả, Hoàng Lan và Huân cùng một số bạn trẻ khác đă đại diện Tập Hợp Thanh niên Dân chủ (THTNDC) đến Washington để gặp gỡ một số tổ chức quốc tế và chính giới Hoa Kỳ nhằm vận động trả tự do cho một số người đang bị bắt giữ ở Việt Nam, đặc biệt là những đảng viên và cộng tác viên của Đảng Dân chủ và THTNDC. Được biết nhóm người trẻ tuổi này đă tiếp xúc với một số tổ chức phi chính phủ như Tổ chức bênh vực nhân quyền Human Rights Watch và Hội Ân xá Quốc Tế, và đề nghị các tổ chức ấy trực tiếp gửi người đến thăm những người tù và những người đang bị tạm giam ở Việt Nam. Hoàng Lan cho biết thêm về cuộc vận động này như sau:
Hoàng Lan: Đây chỉ là một bước khởi đầu trong một quá tŕnh vận
động dài. Lan nghĩ là để có một sự liên hệ để tạo sự hiểu biết
lẫn nhau, hiểu rơ hơn những con đường mà Tập Hợp và Đảng Dân chủ
theo đuổi, và để cho biết là có những người hiện đang bị bắt
giam hoặc sách nhiễu ở Việt Nam. Họ có những hoạt động rất ôn
ḥa, họ chỉ thực hiện những quyền mà chính hiến pháp Việt Nam
cũng như công pháp quốc tế công nhận cho họ. Nhóm có một số kế
hoạch để làm việc trong thời gian sắp tới, Lan mong là trong mùa
hè này, sẽ có nhiều thông tin về công cuộc vận động đó hơn.
VOA: Trong số những người đang bị cầm tù ở Việt Nam, phải nhắc
đến Nguyễn Tiến Trung. Vừa rồi Trung bị ṭa sơ thẩm tuyên án 7
năm tù và là người duy nhất không xin kháng án, xin Hoàng Lan
cho biết v́ lư do ǵ Trung không kháng án?
Hoàng Lan: Dạ thưa chị, vấn đề Trung không kháng án theo Lan
thấy nó cũng là một vấn đề rất là bí ẩn. Theo phỏng đoán cá nhân
của Lan th́ có thể là v́ áp lực đối với gia đ́nh của Trung rất
là lớn. Tại v́ Lan là người gần trong gia đ́nh, Lan biết những
cái ǵ mà xảy đến với gia đ́nh của Trung, nhưng nói chung đấy
cũng vẫn là một cái uẩn khúc mà có lẽ phải đợi khi nào Trung ra
ngoài th́ mới biết được. Trong thời gian qua cũng có một số
người đặt câu hỏi tại sao có những anh nhận là ḿnh vi phạm pháp
luật, Lan nghĩ ḿnh cần phải nh́n vào vấn đề, t́nh trạng bắt bớ
và sách nhiễu những người hoạt động dân chủ, đó là một vấn đề vi
phạm và chà đạp lên công lư, khi mà đảng viên của một đảng đang
lănh đạo làm thẩm phán trong một phiên ṭa xử đảng viên của một
đảng phái khác, th́ đó là một cái sự cạnh tranh không công bằng
về chính trị. Cái thứ hai là khi mà Việt Nam đă có những cam kết
với quốc tế để cải cách tư pháp, để có một nền tư pháp độc lập
mà bên chính trị, bên hành pháp vẫn can thiệp vào trong công
việc của bên tư pháp như vậy, th́ rơ ràng đó là những vi phạm
cam kết đối với quốc tế khi mà Việt Nam đă đặt bút kư những công
ước quốc tế về nhân quyền.
VOA: Được biết mới đây có một số người có liên hệ với THTNDC đă
bị chính quyền sách nhiễu. Xin Huân cho biết thêm chi tiết về
những vụ này?
Huân: Dạ thưa trong thời gian vừa qua một số thành viên của
THTNDC cũng như một số cộng tác viên của Tạp chí Thanh niên Phía
Trước đă bị an ninh kêu lên và làm phiền trong nhiều ngày, Huân
cho đây là một vi phạm rất nghiêm trọng các công ước quốc tế.
Huân cho rằng nhà nước Việt Nam, cơ quan an ninh của Việt Nam đă
xem thường dư luận và không tôn trọng nguyện vọng của nhân dân.
Các thành viên trong THTNDC không nghĩ rằng những biện pháp đó
có thể ngăn cản họ bước đến để mà t́m hiểu môi trường dân chủ,
cũng như để làm sao tiếp xúc được với nền thông tin đa chiều.
VOA: Như chúng ta đều biết, ngày 11 tháng 5 vừa qua, một phiên
ṭa phúc thẩm đă giữ nguyên phán quyết của ṭa sơ thẩm, xét xử
luật sư Lê công Định, và các ông Lê thăng Long, Trần Huynh Duy
Thức về tội gọi là hoạt động lật đổ chính quyền, dựa trên điều
79 Bộ Luật H́nh Sự. Vậy xin Hoàng Lan cho biết lập trường của
THTNDC về vấn đề này?
Hoàng Lan: Nói về kết quả của phiên ṭa phúc thẩm th́ Lan cho đó
là một sự coi thường dư luận v́ sau phiên xử sơ thẩm, dư luận
quốc tế đă lên tiếng rất gay gắt về các bản án đó. Dư luận trong
nước rất nhiều người quan tâm về vấn đề đó. C̣n đặt vấn đề luật
pháp, th́ chính điều 79 Hiến pháp, đối với Lan, nó là một cái
điều luật vi phạm Hiến pháp. Điều 4 Hiến pháp Việt Nam có thể
nói là Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lănh đạo, nhưng không có
nghĩa là những đảng phái khác không được quyền tồn tại, đúng
không ạ? Đó là chưa kể những bằng chứng mà họ đưa ra để kết tội
nó hoàn toàn mơ hồ, và những lư lẽ đưa ra để tranh tụng ở phiên
ṭa hoàn toàn bị thẩm phán coi nhẹ, Lan coi đó là một thái độ
coi thường dư luận trong nước và quốc tế, nêu lên những sai phạm
về quá tŕnh tố tụng của Việt Nam. Lan nghĩ là đối với một phiên
ṭa mà quốc tế quan tâm như vậy, nó tạo ra một cái h́nh ảnh rất
xấu cho Việt Nam, nhất là khi chính nhà nước Việt Nam đang nói
là cam kết xây dựng một nhà nước pháp quyền.
Huân: Thêm vào ư của Lan, th́ Huân và các bạn trẻ trong Tập Hợp
cho rằng đây là một sự kiện lạm quyền rất là công khai của nhà
nước Việt Nam cũng như của Đảng CSVN. Nhóm thanh niên trong Tập
Hợp muốn có một nhà nước Việt Nam công minh, một nhà nước pháp
trị và thật sự công bằng xă hội.
VOA: Vậy muốn đạt được mục tiêu đó, một nước Việt Nam công minh,
pháp trị, công bằng, cụ thể trước mắt các bạn sẽ làm ǵ?
Huân: Trong cái mùa hè năm nay, Tập Hợp hy vọng sẽ vận động được
quần chúng cũng như các bạn trẻ và các tổ chức phi chính phủ để
mà gửi những lá thư đến với các tù nhân cũng như các nhà hoạt
động dân chủ trong nước, để cho biết là các anh, các chị ấy
không bị thế giới quên lăng, và những thanh niên ở nước ngoài và
cả trong nước luôn ủng hộ những việc họ làm, và những việc họ
làm không có ǵ là vi phạm pháp luật cả.
Hoàng Lan: Lan tin rằng về lâu về dài, khi mà các anh em trong
nước bị bắt bớ, bị tù đày một cách rất là phi lư như vậy, vi
phạm ngay chính cái luật pháp của Việt Nam và quốc tế như vậy,
th́ nó chỉ càng làm cho những bạn trẻ, những người quan tâm đến
vấn đề, người ta càng thấy những cái bất công đối với những
người chỉ nói lên tiếng nói yêu nước của người ta mà lại bị xử
như những người phản động chống phá nhà nước.
Khi nào mà tiếng nói dân chủ mạnh mẽ hơn để mọi người cảm thấy
là ḿnh có những cái lực lượng đủ để xây dựng một nhà nước Việt
Nam dân chủ, có thể thuyết phục người dân về nhu cầu dân chủ hóa
đất nước để cho đất nước ḿnh phát triển tốt hơn.
Huân: Một số bạn trẻ khác đă chia sẻ trong Tập Hợp rằng khi một
ngọn cờ ngă xuống, th́ chúng ta là những người trẻ, những người
thanh niên nhiệt huyết, sẽ cầm cái ngọn cờ đó, giương cao ngọn
cờ đó và sẽ tiếp tục tiến tới phía trước v́ tương lai là của
chúng ta, và đất nước Việt Nam là của chúng ta. Về những hành
động cụ thể th́ các bạn có thể chia sẻ quan điểm, những suy
nghĩ, cũng như những trăn trở của ḿnh về t́nh h́nh Việt Nam
hiện nay. Các bạn hăy viết, hăy nói lên sự thật, và hăy tôn
trọng sự thật. Huân tin rằng đó là một trong những điều mà các
bạn thanh niên hiện tại bây giờ có thể làm.
VOA: Điều đó có thể dễ dàng hơn đối với các bạn ở ngoài nước.
C̣n đối với thanh niên ở trong nước th́ các bạn nghĩ sao?
Hoàng Lan: Lan nghĩ là rất là khó khăn. Lan đă về nước, Lan biết
là cái t́nh trạng ở trong nước khi có những người nói lên những
tiếng nói công khai, cởi mở về vấn đề dân chủ th́ người ta gặp
những khó khăn như thế nào, họ bị theo dơi, bị công an gọi lên,
bị đe dọa về vấn đề việc làm, về gia đ́nh... Lan hiểu những khó
khăn của các bạn khi mà tham gia vào vấn đề chính trị, nhưng Lan
nghĩ là thanh niên Việt Nam nên có một thái độ chính trị rơ
ràng, và chuẩn bị về những kiến thức của ḿnh, cái bản lĩnh của
ḿnh để một ngày nào đó, khi có cơ hội, họ có thể tham gia để
đóng góp cho đất nước.
VOA: Các bạn nghĩ sao khi mà báo chí ở trong nước cho là các bạn
trong THTNDC đă bị “các thế lực xấu bên ngoài đầu độc, phá hoại
tư tưởng, lôi kéo các bạn tuyên truyền chống phá nhà nước”? Các
bạn trả lời như thế nào?
Hoàng Lan: Thực sự khi mà Lan ra nước ngoài du học, th́ Lan được
tiếp xúc với nhiều luồng thông tin khác nhau, Lan có cơ hội để
so sánh, nhất là về mặt tư tưởng, giữa những cái luồng với những
lư thuyết khác nhau về tổ chức chính trị xă hội chẳng hạn, và
Lan trực tiếp quan sát đời sống và những sinh hoạt chính trị của
người dân ở những nước như Pháp, Mỹ, là những nơi mà Lan đă từng
sống. Lan nghĩ ḿnh có cơ hội được đi học ở đây, ḿnh có tư duy
độc lập của ḿnh ở trong những vấn đề đó. Khi báo chí Việt Nam
nói là Trung với Lan bị đầu độc này kia, Lan nghĩ không biết họ
nghĩ như thế nào khi nói câu đó, tại v́ trong nước họ có hàng
trăm tờ báo, đài truyền h́nh chỉ để tuyên truyền thôi, vậy tại
sao họ lại không thể thuyết phục được rất nhiều người trong
nước. Các bạn thanh niên trong nước họ cũng có ư kiến rất là rơ
ràng và dân chủ chứ không phải là không, th́ họ phải đặt lại câu
hỏi là tại sao, với một cái hệ thống truyền thông mạnh mẽ, một
hệ thống tuyên truyền mạnh mẽ như vậy, thế mà họ vẫn không thể
ru ngủ được những người dân ngay ở chính trong nước?