Giám đốc TT Dân chủ Hiến pháp Mỹ muốn bảo trợ cho 2 nhà dân chủ VN
Trà Mi
|
Từ trái sang phải: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định nghe bản án tại một ṭa án ở TP Hồ Chí Minh, Việt Nam vào ngày Thứ Tư 20 Tháng Một, 2010 |
Trước phiên phúc thẩm xét kháng cáo của 3 nhà dân chủ trẻ Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long vào ngày 11/5 tại TPHCM, người đứng đầu Trung tâm Dân chủ Lập Hiến tại Hoa Kỳ (gọi tắt là CCD) đă gửi thỉnh nguyện thư đến giới lănh đạo cấp cao Việt Nam xin được bảo trợ cho Tiến Trung và Công Định sang học tại Trường Luật Maurer của Đại học Indiana. Giáo sư David C. Williams là người sáng lập và điều hành Trung tâm CCD, một cơ quan chuyên nghiên cứu về t́nh h́nh Miến Điện, Liberia, và Việt Nam, với sứ mạng chính là đào tạo các nhà lănh đạo cải cách về các khía cạnh hiến pháp của tiến tŕnh cải cách dân chủ, tạo điều kiện cho các xă hội đa nguyên mang lại quyền tự trị cho mọi công dân một cách ôn ḥa.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi của Ban Việt Ngữ VOA, giáo sư
Williams cho biết trước khi gửi thư đến giới chức Hà Nội, ông đă
đệ đơn này lên Tổng thống Mỹ, Barack Obama. Và trong thư phản
hồi hôm 26/4, chính quyền Obama đă đề nghị ông viết thư trực
tiếp đề xuất với Đại sứ quán Việt Nam.
Giám đốc Trung tâm Dân chủ Lập Hiến thuộc Đại học Indiana, David
Williams, cho biết thêm về nguyên nhân của bức thư:
Giáo sư David Williams: Chúng tôi biết Định và
Trung là những người tốt. Cho nên, chúng tôi hy vọng là chính
quyền Việt Nam sẽ có khuynh hướng tỏ ra khoan hồng đối với
trường hợp của họ và cho họ ra nước ngoài để được học hỏi, đào
tạo và giúp xây dựng đất nước v́ tôi biết rằng đó là khát khao
của cả hai nhà dân chủ này. Việc làm của tôi vừa xuất phát từ
mối liên hệ cá nhân với họ, nhưng cũng vừa là một hy vọng cho
tương lai của Việt Nam, cũng như cách thức mà họ có thể đóng góp
cho tương lai ấy. Đề nghị bảo trợ của tôi mang những ư nghĩa như
sau. Thứ nhất, dĩ nhiên chúng tôi sẽ bảo trợ họ v́ các mục đích
ngoại giao của Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ nêu rơ trong thư mời. Thứ
hai, chúng tôi bảo trợ họ tới đại học này. Đôi khi một giảng
viên của trường sẽ đứng ra cam kết cho một sinh viên nào đó, bảo
đảm rằng sinh viên ấy sẽ thành công trong chương tŕnh giáo dục
tại đây. Khi đó, luôn luôn có sự viện trợ cho sinh viên ấy được
nhập học tại trường và điều này bảo đảm rằng đương sự sẽ được
nhập học. Trong trường hợp này, nếu tôi bảo trợ cho họ, tôi sẽ
cam kết với trường đại học nơi tôi đang nghiên cứu và giảng dạy
rằng tôi sẽ bảo đảm là họ sẽ thành công trong các chương tŕnh
học thuật. Tôi sẽ bảo trợ họ thông qua các nguồn quỹ đài thọ
thông thường. Trường đại học của tôi không dành riêng các nguồn
quỹ cho các cá nhân, nhưng có rất nhiều chương tŕnh tài trợ tại
đây hoặc từ các tổ chức khác mà họ có thể hội đủ điều kiện xin
được cấp. Tại Trung tâm do tôi điều hành, có nhiều sinh viên
được tài trợ bằng cách này và chúng tôi luôn thành công trong
việc t́m kiếm các nguồn tài trợ cho họ.
VOA: Thế nhưng với ư định tài trợ cho Định
và Trung, là hai người đang thi hành án trong tù về tội danh
“hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, ông đặt bao nhiêu hy vọng
thành công?
Giáo sư David Williams: Hy vọng đến mức nào ư?
Tôi không biết đến mức nào, v́ quyết định hoàn toàn phụ thuộc
vào chính quyền Việt Nam. Tôi hy vọng là Hà Nội hiểu được rằng
giam cầm các nhân tài trong tù là một điều không nên làm. Tôi
biết phiên xử phúc thẩm của họ sắp diễn ra nay mai. V́ vậy, đây
có thể là cơ hội cho những người cầm quyền suy xét lại việc này.
Chính quyền Việt Nam không phải là rất hiếm khi khoan hồng cho
công dân, và tôi hy vọng đây sẽ là một trong những dịp như thế.
Indiana University - Maurer School of Law
|
VOA: Điều ǵ khiến ông nghĩ rằng chính quyền Hà Nội nên phúc đáp đề nghị của ông?
Giáo sư David Williams: Họ nên như thế v́
tôi nghĩ rằng Trung và Định là những công dân tốt. Tôi cho rằng
khi người Việt Nam có cơ hội được học tập tốt hơn, điều đó sẽ
giúp ích rất nhiều cho đất nước này. Tôi hy vọng chính phủ Hà
Nội sẽ hiểu được rằng đây là một động thái giúp xây dựng Việt
Nam, nhưng họ có nhận ra được điều đó hay không, tôi không biết.
Đôi khi các chính phủ bỏ tù một số công dân và họ làm điều đó để
thể hiện quan điểm của họ, nhưng sau đó, họ suy xét lại và thấy
rằng có lẽ không thật sự cần thiết phải giam giữ họ lâu như bản
án đă tuyên. Cả Trung và Định đă bị cầm tù gần 1 năm nay rồi, và
nếu được th́ họ sẽ vào nhập học tại Đại học Indiana sớm nhất là
vào học kỳ thu này. Và tôi kỳ vọng rằng trong ánh mắt của chính
quyền Việt Nam, thời gian hai đương sự đă thụ án trong năm qua
là đủ rồi.
VOA: Như chính quyền Việt Nam tố cáo, đa số
niềm tin và động cơ hoạt động của những nhà dân chủ này là do
ảnh hưởng bởi các tư tưởng dân chủ Tây phương sau khi họ ra nước
ngoài du học. Cho nên, có ư kiến cho rằng việc đề nghị Hà Nội
phóng thích họ để họ được sang du học tại Trung tâm Dân chủ Lập
hiến của Hoa Kỳ là một điều không thể và khôi hài. Quan điểm của
giáo sư như thế nào?
Giáo sư David Williams: Tôi thật sự không biết
điều này có thể hay không thể xảy ra, nó c̣n tùy thuộc hoàn toàn
vào chính quyền Việt Nam. C̣n việc nó có khôi hài hay không, tùy
vào ư kiến của mỗi người. Tôi hiểu rằng họ bị tố cáo là bị tác
động bởi các tư tưởng dân chủ phương Tây, nhưng thực tế rơ ràng
là chính quyền Việt Nam cũng rất cởi mở trước các tư tưởng Tây
phương. Chính nhà nước Việt Nam biết rằng họ muốn thực hiện tiến
tŕnh cải tổ và muốn có liên hệ chặt chẽ hơn với thế giới phương
Tây, mà đặc biệt là Hoa Kỳ. Cho nên, theo tôi, không nên nói là
Trung và Định đă bị gọi là “tiêm nhiễm” bởi các tư tưởng nước
ngoài, và v́ vậy, họ không nên “bị tiêm nhiễm” một lần nữa.
Chính quyền Việt Nam thật sự cần chính sự “tiêm nhiễm” mà họ
đang nghĩ tới đó.
VOA: Như giáo sư đă viết trong thư, hai
nước Việt-Mỹ c̣n nhiều cách biệt về quan điểm chính trị. Theo
ông, cần phải làm ǵ hơn nữa để thu hẹp khoảng cách?
Giáo sư David Williams: Câu hỏi này dành cho
cấp rất cao. Tôi thường xuyên tiếp xúc với Trợ lư Ngoại trưởng
Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Châu Á, Kurt Campbell. Và tôi nghĩ
rằng ông ấy sẽ có những câu trả lời hay hơn về vấn đề này. Theo
tôi, không cần thiết phải thu hẹp khoảng cách v́ mỗi nước có
những đặc điểm riêng là chuyện b́nh thường. Cho nên, tôi không
biết liệu có phải thu hẹp cách biệt hay không nhưng tôi cho là
việc này sẽ xảy ra theo thời gian, khi mối quan hệ ngày càng trở
nên gần gũi hơn. Không nhất thiết là Hoa Kỳ và Việt Nam phải trở
nên tương đồng với nhau. Theo tôi, từ việc cho và nhận, khi Việt
Nam nhận ra được vận mệnh của ḿnh và bước ra với khán đài thế
giới để trở thành một thành viên có ư nghĩa, th́ chắc chắn là
các cách biệt sẽ từ từ giảm bớt, một cách nào đó.
VOA: Tuy nhiên, Việt Nam thường lập luận
rằng mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng về văn hóa, xă hội,
và chính trị của ḿnh và không thể áp đặt lên các nước khác. Ư
kiến của giáo sư ra sao?
Giáo sư David Williams: Theo tôi, nh́n chung,
điều đó đúng. Thứ nhất, tôi hoàn toàn đồng ư rằng mỗi nước có
văn hóa riêng và công tác điều khiển đất nước phản ánh đúng với
nền văn hóa đó. Tôi hoàn toàn đồng ư. Tôi đồng ư là nói chung
một quốc gia không thể áp đặt cách điều hành của ḿnh lên một
đất nước khác. Nói một cách tổng quát, điều này không thể hoàn
thành được, nhưng cũng có một số giới hạn nhất định. Nếu một
chính quyền vi phạm các công ước quốc tế, Liên hiệp quốc và cộng
đồng quốc tế có nhiệm vụ phải ngăn chặn điều này. Trong sự hạn
chế đó, mà dĩ nhiên là sự hạn chế này không phải là một sự thông
đồng cấu kết, th́ nếu có sự thay đổi tại Việt Nam, tôi cho rằng
điều đó sẽ mang tính thi hành và được thực hiện thông qua các
cuộc thương lượng và đàm phán.
VOA: Xin chân thành cảm ơn giáo sư Williams
đă dành cho VOA Việt Ngữ cuộc phỏng vấn này.
Giáo sư David Williams: Rất hân hạnh.