Việt Nam tiếp tục bắt bớ, sách nhiễu các nhà dân chủ
Tại Việt Nam, những người có tư tưởng và chính kiến khác với nhà nước là những phần tử kém may mắn v́ đă tự đặt ḿnh vào tầm ngắm thường xuyên của công an cảnh sát.
Luật sư Lê Trần Luật đang được cộng đoàn Công giáo Thái Hà tôn vinh vì những đóng góp của LS trong phiên ṭa xử vụ Thái Hà ngày 8 tháng 12 năm 2008 tại Hà Nội. |
Đó là nhận định của luật sư Lê Trần Luật khi đến với mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay để tŕnh bày về trường hợp bị bắt bị sách nhiễu mới đây đối với blogger Ba Sài G̣n và bản thân ông.
Từng tham gia bào chữa cho một số dân oan, rồi lại lên tiếng mạnh mẽ về vụ Thái Hà ở miền Bắc, cái giá mà luật sư Lê Trần Luật phải trả là bị khai trừ khỏi luật sư đoàn, không được hoạt động trong ngành này tại Việt Nam nữa. T́nh trạng của ông hiện tại là bị quản thúc từ xa, nhất cử nhất động đều có người theo dơi.
C̣n blogger Ba Sài G̣n, một thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do như blogger Điều Cày, cũng tương tự như hoàn cảnh của luật sư Lê Trần Luật.
Mới đây nhất, chiều thứ Ba vừa qua, cả hai lại gặp rắc rối với nhân viên an ninh đang theo dơi họ. Hậu quả là blogger Ba Sài G̣n bị công an ập vào nhà bắt đi.
Trao đổi với Thanh Trúc, luật sư Lê Trần Luật kể lại:
Khoảng chừng ba giờ chiều th́ tôi nhận tin từ blogger Ba Sài G̣n, báo là cơ quan an ninh điều tra có mời anh để hỏi một số vấn đề liên quan đến hoạt động của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Anh bảo với tôi anh cương quyết không đi bởi v́ giấy mời lúc 2 giờ mà bắt 3 giờ rưỡi phải đi th́ anh cương quyết không đi và anh bảo sẽ đóng cửa ở trong nhà.
Đúng 4 giờ 30 th́ tôi đă tới nhà anh Ba Sài G̣n. Khi vào th́ hai anh em mở tủ lạnh ra, không thấy thức ăn th́ tôi mới đi ra ngoài tôi mua .
Đại diện Viện Kiểm Sát đang tịch thu máy vi tính ở văn pḥng luật sư của LS Lê Trần Luật hồi năm 2009. |
Khi tôi chạy ra ngoài , cách nhà anh Ba Sài G̣n khoảng tám chín trăm mét ǵ đó, th́ lực lượng an ninh vẫn thường theo tôi cộng với lực lượng an ninh đang đứng trước nhà anh Ba Sài G̣n, họ ép xe vào lề và bảo phải về đồn làm việc. Tôi hỏi lư do mời tôi về đồn làm việc, họ bảo vấn đề an ninh th́ không cần có lư do ǵ, có sự nghi ngờ th́ chúng tôi mời anh về làm việc.
Họ đưa tôi về phường Vinh Trung ở Thủ Đức, cũng gần nhà anh Ba Sài G̣n. Vào đó họ hỏi tôi đến nhà anh Ba Sài G̣n làm ǵ, tại sao đến một cái là chạy đi liền. Tôi có nói đúng sự thật là tôi xuống chơi nhưng mà không có thức ăn th́ tôi chạy ra tôi mua. Họ bắt tôi làm bản tường tŕnh , sau khi làm bản tường tŕnh th́ khoảng 6 giờ 15 tối, họ bảo thôi không có việc ǵ th́ anh cứ về nhà anh Ba Sài G̣n chơi b́nh thường đi.
Sau đó tôi mua thức ăn và quay lại nhà anh Ba Sài G̣n. Khi anh Ba Sài G̣n vừa mở cửa cho tôi vào th́ lực lượng an ninh họ ập vào luôn. Ập vào hẳn trong nhà, sau đó xảy ra cuộc cải vă giữa anh Ba Sài G̣n với lực lượng an ninh.
Thanh Trúc: Thưa luật sư Lê Trần Luật, cuộc cải vă đó như thế nào ?
LS Lê Trần Luật: Anh Ba Sài G̣n lúc đó bảo là bây giờ đă sáu giờ mấy rồi, không thể nào làm việc cả đêm hết, muốn như thế nào th́ sáng mai các anh cứ gởi giấy triệu tập, nếu tôi có ǵ sai trái th́ các anh hăy ra lệnh khởi tố và bắt giam luôn chứ c̣n mời kiểu này th́ tôi không đi. C̣n không th́ sáng mai mấy anh đến, có ǵ th́ tôi mới làm việc chứ c̣n bây giờ đă sáu bảy giờ chiều mà chưa có ăn uống ǵ hết.
Bên an ninh bảo là đă mời anh lúc 3 giờ rưỡi nhưng anh không đi. Anh Ba Sài G̣n có bảo là giấy mời tôi không bắt buộc phải đi, trong khi công ty mới dọn về đây th́ bao nhiêu công việc tôi không thể đi được.
Cứ tranh căi như thế th́ an ninh ập vào rất là nhiều và anh Ba Sài G̣n mới chạy lên lầu, chốt cái cửa trên lầu lại, tôi th́ tôi ngồi ở dưới lầu. Họ xông lên lầu, đập bể cửa pḥng anh Ba, một người khóa tay lại, ba người khác th́ khiêng anh Ba từ trên lầu xuống. Họ lui chiếc xe vào rồi họ đẩy anh Ba Sài G̣n vào đó.
Công an đến cưỡng chế văn pḥng luật sư của LS Lê Trần Luật hồi năm 2009. |
Thanh Trúc: Lúc đó luật sư phản ứng như thế nào?
LS Lê Trần Luật: Tôi có nói với họ là mấy anh muốn yêu cầu người ta đi làm việc th́ cũng phải đợi sáng mai. Họ bảo tôi phải im lặng v́ chuyện không có liên quan đến tôi. Họ yêu cầu tôi ra khỏi nhà anh Ba. Tôi nói nhà bạn tôi, tôi đến chơi th́ không thể yêu cầu tôi ra được. Sau đó họ khiêng anh Ba Sài G̣n đi.
Lúc đó có những người trong gia đ́nh anh Ba, la lên rất to là tại sao bắt người giữa ban ngày ban mặt mà không có lệnh như thế, th́ hàng xóm bu lại coi rất đông. Tôi thấy ḿnh không cần thiết phải có một phản ứng nào cả. Sau đó lực lượng an ninh áp giải tôi về nhà thôi.
Thanh Trúc: Theo luật sư , tại sao ông tới nhà blogger Ba Sài G̣n rồi bị theo dơi, rồi tại sao blogger Ba Sài G̣n lại bị những người công an mặc thường phục canh trước nhà và bất thần ập vào nhà để bắt ông ta đi?
LS Lê Trần Luật: Theo tôi biết th́ họ bảo là cơ quan an ninh điều tra mời anh Ba Sài G̣n đi nhưng anh Ba Sài G̣n cương quyết không đi. Họ nói v́ vấn đề an ninh quốc gia cho nên họ phải bắt đi.
Thanh Trúc: Vần đề an ninh quốc gia đó theo cái nh́n của luật sư là vấn đề ǵ?
LS Lê Trần Luật: Th́ trong giấy triệu tập anh Ba Sài G̣n họ có ghi rơ là để hỏi về một số hoạt động của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do.
Thanh Trúc: Và blogger Ba Sài G̣n có chân trong Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do?
LS Lê Trần Luật: Theo tôi biết th́ anh ấy có tham gia.
Thanh Trúc: Nếu mà công an nói rằng Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do là bất hợp pháp, blogger Ba Sài G̣n tham gia vào đó là tham gia vào một tổ chức hoạt động bất hợp pháp, luật sư nghĩ cáo buộc đó đúng hay sai?
LS Lê Trần Luật: Tôi đă từng nghe nhiều cáo buộc từ phía cơ quan an ninh, cho rằng Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do là một câu lạc bộ bất hợp pháp, những người tham gia vào câu lạc bộ đó là tham gia vào một tổ chức bất hợp pháp. Những tổ chức họ không cho phép thành lập th́ họ gọi là bất hợp pháp. Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do được thành lập th́ tôi cũng biết là họ có xin thủ tục thành lập đầy đủ. Tuy nhiên nhà nước không cho phép. Không cho phép th́ họ vẫn tạo ra một tổ chức như thế và họ hoạt động rất hiệu quả.
Đối với nhà nước th́ đó là một tổ chức bất hợp pháp. C̣n quan điểm của tôi, theo điều 69 th́ người ta có quyền hội họp, có quyền thành lập những tổ chức thế này thế kia như Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Khi người dân có nhu cầu thành lập một câu lạc bộ như thế th́ nhu cầu đó phù hợp với quyền con người và nha nước buộc phải cấp phép chứ không phải là từ chối. Khi từ chối th́ bảo rằng đó là câu lạc bộ bất hợp pháp th́ tôi không đồng ư quan điểm này của nhà nước.
Thanh Trúc: Thưa luật sư Lê Trần Luật, ông nói rằng Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do hoạt động rất có hiệu quả, đó là những hoạt động ǵ?
LS Lê Trần Luật: Như đă biết trước nay có một người khá nổi tiếng trong câu lạc bộ, đó là blogger Điều Cày. Anh ấy và các thành viên trong câu lạc bộ cũng có rất nhiều bài viết phản ảnh thực trạng xă hội Việt Nam. Đặc biệt Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do này có kêu gọi một số cuộc biểu t́nh để phản đối việc Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngoài ra trong câu lạc bộ có rất nhiều bài viết khác mà tôi cho là có một tác động tích cực đối với tiến tŕnh yêu cầu tự do ngôn luận cho Việt Nam.
Một trong những giấy mời mà công an mời LS Lê Trần Luật lên làm việc hồi năm 2009. |
Thanh Trúc: Hiện bây giờ luật sư có tin tức ǵ về blogger Ba Sài G̣n không, ông ta đang bị giam ở đâu, t́nh trạng hiện nay của ông ra sao?
LS Lê Trần Luật: Một giờ đêm hôm qua tôi gọi cũng không được. Đến sáng nay khoảng 9 giờ sáng th́ tôi nhận được tin từ vợ của anh Ba, bảo là tối hôm qua vẫn chưa thả về. C̣n họ đưa đi đâu, ở địa điểm nào, làm cái ǵ th́ rơ ràng tôi không thể biết được. Chỉ biết đến lúc này họ vẫn chưa thả anh ấy ra.
Thanh Trúc: Theo ông đây là hành động có mục đích trấn áp, đe dọa những người trong Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do rằng đi đâu, làm ǵ đều có sự theo dơi của công an là những người có quyền lực?
LS Lê Trần Luật: Vấn đề của họ là họ có những pḥng ngừa từ rất là xa. Tức là họ sợ tạo ra một cái manh múng nào đó cho phong trào, và họ phải dẹp ngay từ lúc mới phôi thai.
Tôi không phải là một người đấu tranh dân chủ, nhưng tôi đă quan sát và tôi thấy rằng tất cả những người đấu tranh dân chủ đều lâm vào t́nh trạng bị theo dơi bị giám sát. Họ liên tục theo dơi và giám sát như thế để hạn chế tất cả những khả năng hoạt động của những người này. Cái hành động phải bắt cho được anh Ba Sài G̣n lên xe và đưa đi là một hành động mang tính chất đe dọa, bởi v́ nếu họ bắt hoặc là khởi tố th́ họ có thể tiến hành chuyện đó ngay chứ không cần phải theo một cách thức như thế này. Việc anh Ba Sài G̣n từ chối th́ họ cho rằng đó là một ư thức phản kháng, một ư thức tạm gọi là chống đối lại họ, và họ muốn thể hiện cái sức mạnh quyền lức là bắt mặc dù không có lệnh bắt, mặc dù không có lệnh khám xét, nhưng họ vẫn cứ ập vào trong nhà, lôi anh Ba Sài G̣n từ trên gác xuống , khóa tay khóa chân và khiêng xuống nhà.
Tôi cho rằng hành động đó vi phạm trắng trợn về nhân quyền, đồng thời phản ảnh một cái nhà nước quá ư là bạo lực và chuyện chính. Họ không tôn trọng những ǵ trong pháp luật do chính họ đề ra.
Thanh Trúc: Ông có thể mô tả cho mọi người biết t́nh trạng của ông hiện giờ là như thế nào?
LS Lê Trần Luật: Để quí vị dễ hiểu th́ họ có một lực lượng trinh sát ngoại tuyến. Lực lượng này rất đông. Qui luật của họ như thế này: sáu giờ sáng là có một ca. Một ca khoảng chứng hai đến ba người. Sáu giờ sáng đến mười một giờ trưa th́ họ đổi một ca khác. Mười một giờ trưa đến bốn giờ chiều họ đổi một ca khác. Từ bốn giờ chiếu đến mười giờ đêm họ có một ca khác. Từ đêm tới sáng là một ca khác.
Một ngày họ chia làm bốn ca như thế và nhất cử nhất động của ḿnh th́ đều có người của lực lượng trinh sát này đi theo. Ḿnh đi th́ họ cũng đi, ḿnh vô nhà th́ họ đứng canh ở trước, ḿnh ra th́ họ đi theo cách ḿnh khoảng một hai mét.
Không phải riêng tôi mà cả những người đă bị họ đặt vào trong tầm ngắm th́ họ đều áp dụng một đối sách giống nhau, tức là cử trinh sát theo dơi liên tục để gây sức ép, đồng thời tạo ra những khó khăn về mặt tự do đi lại. Chính lực lượng đó thực thi những nhiệm vụ, ví dụ nhận lệnh cấp trên là phải áp giải về nếu mà tôi đi ra khỏi thành phố, họ sẽ ép xe rồi họ giật ch́a khóa, rất nhiều kiểu nhiều tṛ. Nói chung họ cứ theo sát và chờ mệnh lệnh cấp trên để có cách hành xử tương thích với ḿnh.
Thanh Trúc: Nếu những người cầm đầu lực lượng trinh sát đó nói rằng công việc họ đang làm là v́ sự an nguy của đất nước, là v́ an ninh của tám mươi mấy triệu dân trong nước, là v́ muốn bảo vệ chính quyền?
LS Lê Trần Luật: Không thể đưa ra lư do an ninh quốc gia để chà đạp lên tất cả quyền con người, và phải nhớ rằng quốc gia nào nhà nước nào th́ mục tiêu của nhà nước đó là phải hướng đến sự tôn trọng các giá trị về quyền con người.
Khi lập luận rằng v́ vấn đề an ninh phải cần làm những chuyện đó th́ tôi cho rằng đây là một sự ngụy biện trái với giá trị căn bản về quyền con người cũng như đi ngược lại hiến pháp mà nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra tại điều sáu mươi chín.
Thanh Trúc: Nếu như buổi nói chuyện giữa luật sư với Thanh Trúc hôm nay mà gây hại cho sự an toàn của luật sư th́?
LS Lê Trần Luật: Mỗi lần tôi trả lời RFA hoặc tôi có bài viết nào trên mạng th́ họ lập tức lấy lư do đó để mời tôi làm việc. Họ có nói với tôi rằng không nên trả lời báo đài nước ngoài.
Tối hôm qua họ có gọi điện và bảo tôi nên im lặng, nếu biết điều th́ nên im lặng. Sáng hôm nay tôi xin khẳng định rằng tôi có quyền trả lời RFA hay bất cứ một đài nào mà tôi thích mà tôi muốn.
Đó là câu chuyện của blogger Ba Sài G̣n và luật sư Lê Trần Luật. Trong khi đó bà Dương Thị Tâm, vợ blogger Điều Cày, cho Thanh Trúc biết bản thân bà và con của bà cũng bị sách nhiễu và đe dọa .
Mới đây nhất, bà Tạ Phong Tần, một thanh viên khác của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, hiện không biết đang ở đâu:
Bà Dương Thị Tâm: Cô Tạ Phong Tần ra khỏi nhà từ lúc 5 giờ chiều ngày 22. Tôi th́ tôi muốn biết cô đi đâu, làm ǵ v́ cô đang tạm trú tại nhà tôi. Mà bây giờ th́ tất cả những người thân đều không liên lạc được với cô ấy. Nếu tính cả ngày hôm nay nữa là hai ngày hai đêm rồi. Từ Tết đến giờ Tạ Phong Tần đi đâu đều có người giám sát chặc chẽ hết. Tự v́ với tôi, tôi không làm ǵ cả mà ngày đêm họ vẫn làm những việc như thế với gia đ́nh tôi, th́ đương nhiên bạn bè của anh Điếu Cày chẳng có cái ǵ họ không làm được. Mếu mà đêm hôm hoặc chỗ vắng vẻ th́ có thể nhiều chuyện xảy ra ḿnh làm sao mà biết được.